1 / 52

[Đạo & Đời] Tư tưởng trị quốc Phương Đông

Tuu1ea7n 2 khu00f3a u0110u1ea1o & u0110u1eddi

FredHub
Download Presentation

[Đạo & Đời] Tư tưởng trị quốc Phương Đông

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ TRẦN QUANG ĐỨC

  2. XUÂN THU (770 TCN – 476 TCN) CHIẾN QUỐC (475 TCN - 220 TCN)

  3. MẠNH TỬ TUÂN TỬ Nhân chi sơ, tính bản thiện. Nhân chi sơ, tính bản ác. Kẻ sử dụng bạo lực, giả vờ nhân nghĩa, là BÁ Nhân, Nghĩa, Uy, có ba công cụ ấy, muốn làm CHỦ. Người sử dụng đạo đức, thi hành nền Vương thì thành Vương, muốn làm Bá thì chính trị nhân từ là VƯƠNG. thành Bá, muốn vững mạnh thì vững mạnh.

  4. Thay vì tuân theo trời và ca tụng trời, chẳng thà nắm bắt quy luật của trời mà sử dụng nó. Thay vì thuận theo mọi vật mà mong sinh sôi nhiều, chẳng thà dựa theo năng lực của con người mà biến đổi nó. Thay vì mong sở hữu vạn vật, và khiến nó trở thành vật dụng của mình, chẳng thà quản lý vạn vật để không đánh mất nó. Tuân Tử

  5. “Trị quốc chỉ có “Trị quốc không một đường lối thôi, có một đường lối đó là Nhân chính”. duy nhất. “Ta tin và thích Tiện cho nước thời xưa, ta theo thì không cần noi nhà Chu.” thời xưa.”

  6. Phải coi LỢI là cái gốc của NGHĨA. Phải coi NGHĨA là gốc của LỢI. Dùng dân làm lợi cho vua. Đem lợi của vua làm lợi cho Dân.

  7. PHÁP GIA 1. CHUYÊN CHẾ TẬP QUYỀN, thống nhất, tập trung quyền lực chính trị, kinh tế về tay một người. (THẾ TRỊ) -Đặt ra chế độ quận huyện (quân đội, kinh tế tập trung ở trung ương).

  8. Các bậc vua chúa giàu mạnh sở dĩ có thể chế ngự được thiên hạ, chinh phạt các nước chư hầu, bởi vì họ có thế lực. Muốn khống chế được người khác, phải có quyền lực. Quyền lực nhiều thì người đến chầu mình, quyền lực ít thì mình đến chầu người, cho nên bậc vua sáng chú trọng quyền lực. HÀN PHI

  9. “Chính sự thông thường thì nằm ở bốn phương, việc trọng yếu thì nằm ở trung ương.” HÀN PHI

  10. PHÁP GIA 1. CHUYÊN CHẾ TẬP QUYỀN, thống nhất quyền lực, kinh tế về tay đế vương. 2. PHÁP TRỊ, cai trị bằng PHÁP luật, không phân sang hèn. - Đặt chế độ hộ khẩu, luật xử liên đới. - Thưởng phạt, cổ vũ nông, binh. - Thống nhất tư tưởng Pháp trị, cấm các tư tưởng khác ngoài Pháp gia.

  11. “Vạn vật cùng sinh trưởng mà không tổn hại nhau, các học thuyết đường lối cùng tịnh hành mà không xung đột nhau, ấy là duyên do trời đất trở nên vĩ đại!” Tử Tư - Trung Dung

  12. THỐNG NHẤT TƯ TƯỞNG “Trí thức đem văn vở ra làm loạn luật pháp... Kẻ dùng trí tuệ đông thì Pháp loạn. Kẻ lao động chân tay ít thì nước nghèo. Ấy là duyên do khiến xã hội loạn. Vậy nên đất nước của các bậc minh chủ không có chữ nghĩa sách vở, không có lời nói của các bậc thánh hiền, tất cả coi LUẬT PHÁP là giáo hóa.”

  13. PHÁP TRỊ “Thánh vương trị quốc không trông cậy người ta làm điều tốt cho mình, mà phải khiến người ta không được làm điều sai trái. Trông cậy người làm điều tốt cho mình, cả nước chẳng có đến mấy chục người làm vậy. Khiến người không được làm điều sai thì có thể khiến cả nước răm rắp theo nhau. Người cai trị lấy số đông, bỏ số ít. Cho nên coi trọng PHÁP TRỊ không trọng ĐỨC TRỊ.”

  14. Pháp lệnh ban hành “Tần Hiếu Công trị tội năm 213 TCN: liên đới, đốt Thi, Thư “Kẻ nào dám bàn luận về để làm sáng rõ pháp Thi, Thư, bêu xác ở chợ. lệnh, cấm bọn du Kẻ nào lấy chuyện thời thuyết cầu làm quan xưa để phủ định thời nay, mà khiến quân đội và diệt tộc” nông dân vinh hiển.”

  15. PHONG KIẾN CHUYÊN CHẾ TẬP QUYỀN 1. NƯỚC CHƯ HẦU: Có quyền xây dựng quân đội, kinh tế riêng, chầu cống Thiên Tử theo quy định của Lễ. 1. QUẬN HUYỆN: kinh tế, quân đội tập trung ở Trung Ương, Trung Ương cắt cử quan lại tới địa phương. 2. QUÂN VƯƠNG: Được vua chư hầu ủng hộ, suy tôn, có quyền hiệu triệu chư hầu, phát động chiến tranh (khi còn có uy thế). 2. QUÂN VƯƠNG: Nắm giữ toàn bộ quyền sinh sát, kinh tế, quân đội; xử trí những việc trọng yếu trong cả nước. 3. THẾ TẬP: Chế độ cha truyền, con trưởng dòng đích nối. Chức vụ, danh vị có thể truyền nối đời đời. 3. THƯỞNG CÔNG PHẠT TỘI: Lập công được ban tước, phong thưởng. Có tội chịu phạt. Cổ vũ lập công trạng trong chiến tranh.

  16. PHÁP GIA 1. CHUYÊN CHẾ TẬP QUYỀN, tập trung quyền lực, kinh tế về tay đế vương. 2. PHÁP TRỊ, thưởng phạt nghiêm minh, không phân sang hèn. 3. THUẬT TRỊ là cách thức ngấm ngầm khống chế, điều khiển quần thần.

  17. HƯ thì biết được nội dung của THỰC. TĨNH thì biết được trạng thái của ĐỘNG.

  18. Không để lộ ý muốn, để lộ ý muốn thì bề tôi sẽ gọt giũa, tỏ vẻ phù hợp với mình. Bỏ đi sự yêu ghét, bề tôi bộc lộ bản chất. Bỏ đi mưu trí, bề tôi tự hoàn thiện. Khiến vạn vật tự biết được vị trí của chúng, bề tôi đều giữ đúng chức phận. Dựa theo năng lực mà sử dụng.”

  19. THUẬT khống chế bề tôi THĂM DÒ ĐỂ HIỂU RÕ, “NẮM THÓP” BỀ TÔI: 1. Kiểm nghiệm, quan sát nhiều phương diện. 2. Phát ra chiếu lệnh đáng ngờ, vờ sai khiến. 3. Nắm bắt được sự thực, vẫn hỏi lại. 4. Cố ý nói ngược, làm ngược, để thăm dò. KHIẾN BỀ TÔI KÍNH SỢ, DỐC LÒNG VỚI MÌNH: 5. Phải phạt để tỏ rõ sự uy nghiêm. 6. Phải thưởng để dốc trọn tâm sức. 7. Nghe cả kẻ trí lẫn ngu, khiển trách bề tôi.

  20. Hoạ là chỗ nương tựa của Phúc. Pháp và Thuật chính là cái Hoạ của quan dân.”

  21. “PHÁP là thứ ghi chép vào sách vở, đặt ở quan phủ, công bố với dân chúng. THUẬT là thứ cất giữ trong lòng, tóm gọn trăm đầu mối, ngấm ngầm điều khiển bề tôi. Pháp phải rõ ràng, mà Thuật không được để lộ”. “Bậc minh chủ thi hành pháp chế như trời, cách dùng người như quỷ.

  22. PHÁP GIA 1. CHUYÊN CHẾ TẬP QUYỀN, tập trung quyền lực, kinh tế về tay đế vương. 2. PHÁP TRỊ, thưởng phạt nghiêm minh, không phân sang hèn. 3. THUẬT TRỊ là cách thức ngấm ngầm khống chế, điều khiển quần thần. 4. KHINH DÂN.

  23. “Dân nhục mới coi trọng chức tước, dân yếu mới nể trọng quan lại, nghèo mới thích được ban thưởng. Dân có sự vẻ vang riêng sẽ coi quan lại rẻ rúng, dân giàu thì khinh thưởng. Trị dân thì dùng hình phạt để khiến dân thẹn nhục.” THƯƠNG ƯỞNG

  24. “Nay kẻ không biết cai trị nói rằng: chỉ cần có được lòng dân là đủ. Trí tuệ của dân không thể dùng được, giống như đầu óc trẻ con vậy.” HÀN PHI

  25. “Sống mà nhiễu loạn, không bằng chết mà trị yên”. HÀN PHI TỬ

  26. NIÊN BIỂU NHO GIÁO TRUNG QUỐC Học viện Khổng Tử đầu tiên mở ra tại ĐH Maryland Mỹ. TỐNG NHO Tứ thư, Ngũ kinh. Chu Hy chú giải. HÁN NHO Độc tôn Nho giáo. Định chế độ Khoa cử. Bãi bỏ chế độ Khoa cử. CMVH đả Khổng 134 TCN 605 1127-1279 1974 1905 2004

  27. ĐỘC TÔN NHO THUẬT – THỐNG NHẤT TƯ TƯỞNG “Tinh thần thống nhất thiên hạ là nguyên tắc vĩnh hằng của trời đất, là nghĩa lý thông suốt cổ kim. Nay mỗi thày một học thuyết đường lối, người người bàn luận khác nhau, trăm nhà cách thức bất đồng, tư tưởng dị biệt... Vậy thì tất cả các môn không phải học thuyết của Khổng Tử đều phải cấm tuyệt, không được song hành! Các tà thuyết phải dập tắt, sau đó kỷ cương, thể thống mới có thể đồng nhất; pháp lệnh, chế độ mới có thể rõ ràng, dân mới biết những điều phải tuân theo.” ĐỔNG TRỌNG THƯ

  28. Trời là vua của bách thần, chỉ có thiên tử nhận mệnh từ trời, thiên hạ nhận mệnh từ thiên tử... Ban, thưởng, hình, phạt cũng như xuân, hạ, thu, đông. Vua sánh với trời. ĐỔNG TRỌNG THƯ (179 TCN – 104 TCN)

  29. (HÁN) HOÀN ĐÀM: “Chỉ có Vương đạo và Bá đạo cùng phát triển, mới là định lý xưa nay. Cai trị theo lối Vương đạo, trước tiên trừ hại cho dân rồi khiến dân no ấm, sau đó dạy lễ nghĩa, khiến dân biết việc yêu ghét lựa bỏ. Bởi vậy mà thiên hạ yên vui. Ấy là thuật của bậc Vương giả. Còn cách phát triển theo lối Bá đạo, thì phải đề cao vua, hạ thấp bề tôi, quyền lực thống nhất vào một người, việc cai trị không qua hai cửa, thưởng phạt nghiêm minh, pháp luật rõ ràng, trăm quan nề nếp, uy lệnh phục tùng. Ấy là thuật của Bá chủ.”

  30. “Nhà Hán tự có chế độ riêng. Vốn áp dụng xen kẽ BÁ ĐẠO lẫn VƯƠNG ĐẠO, không thuần túy dùng đức trị. Đám tục nho không hiểu rõ thời thế, chỉ thích khen thời xưa, chê thời nay, khiến người ta rối trí ở lý thuyết và thực tế, không xứng để ủy nhiệm.” HÁN TUYÊN ĐẾ (91 TCN – 49 TCN)

  31. NHO ĐỨC TRỊ, LÝ TƯỞNG, NỆ CỔ, TRỌNG HỌC VẤN, THƯƠNG DÂN. Đặt định thể chế xã hội, giáo dục đạo đức Inh thần, học thuật. PHÁP PHÁP TRỊ, THỰC TẾ, CÁCH TÂN, TRỌNG QUYỀN THUẬT, KHINH DÂN. Nguyên tắc thi hành chính sách, phương pháp thống trị.

  32. “Thuật thống trị của đế vương phong kiến do Hàn Phi nêu ra có ảnh hưởng rất lớn tới hậu thế. Hồi trẻ ta đọc HÀN PHI TỬ mấy lần, trong đó các thiên Thuyết nan, Cô Phẫn, Ngũ Độc đều thuộc nằm lòng. Tần Thủy Hoàng nghe lời khuyên của Hàn Phi, tạo nên chế độ trung ương tập quyền. ĐCS ta cũng học theo Tần Thủy Hoàng, tạo nên “nhất đảng trị thiên hạ”, tức là phải nắm chắc quyền lãnh đạo quốc gia.” MAO TRẠCH ĐÔNG (1893 - 1976)

  33. “Sách vẫn phải đọc, nhưng đọc nhiều là hại chết người”. “Phần tử trí thức chính là loại không có trí thức nhất.” “Nông dân mới là đại trí thức” MAO TRẠCH ĐÔNG

  34. Nông thôn là vùng trời đất rộng lớn, đến đó mới có thể làm được những việc lớn. Thanh niên trí thức đi về nông thôn, tiếp nhận sự tái giáo dục của giai cấp bần nông, trung nông là hết sức cần thiết. MAO TRẠCH ĐÔNG

  35. “THÁNG 8 ĐỎ” “Bắc Kinh trong vòng tháng 8 – 9 năm 1966, có 1772 người bị Hồng Vệ binh đánh chết, trong đó có nhiều người là thày giáo và hiệu trưởng... 33695 người bị lục soát nhà, 85196 hộ gia đình bị trục xuất khỏi Bắc Kinh” Bắc Kinh nhật báo, 20.12.1980

  36. Trong thời kỳ CMVH, chết 20 triệu người, chỉnh đốn 100 triệu người. Phó chủ tịch TW Cộng sản TQ, Diệp Kiếm Anh phát biểu vào ngày 13.12.1978

  37. PHÁ TỨ CỰU: Tư tưởng cũ, văn hoá cũ, phong tục cũ, tập quán cũ.

  38. “Phải kiên trì kết hợp dùng Pháp trị quốc và dùng Đức trị quốc, gắn chặt việc xây dựng Pháp trị lẫn xây dựng Đạo đức, khiến Pháp trị và Đức trị bổ trợ và thúc đẩy, hình thành nên nhau.” TẬP CẬN BÌNH

  39. NIÊN BIỂU NHO GIÁO VIỆT NAM Tam giáo tham chính 1100 năm trước. Kì thi Tam giáo 1195, 1227, 1247 1466 1918 1070 - 1075 187 - 226 Xây Văn Miếu, thờ Chu Công, Khổng Tử và 72 học trò. Mở khoa thi Nho học đầu tiên. Nho giáo độc tôn Định 3 năm 1 kỳ thi. Tống Nho Sĩ Nhiếp – Nam Giao học tổ Mở trường học. Khoa thi Nho học cuối cùng

  40. PHAN ĐÌNH PHÙNG – Đối sách thi Đình ngày 29.4 năm Tự Đức thứ 30 (1877) “Lấy công lao để khuyến khích dân là vương, như việc triệu dân đều nêu cao điều Tín nghĩa, trăm họ đều nghiêng về đạo đức, thế chẳng phải là hiệu quả của việc lấy công lao để khuyến khích sao? Lấy sức mạnh để đứng đầu mọi người là bá đạo, đấy là bọn chuyên mượn danh nghĩa nên hiệu quả của sự an vui cũng không giữ mãi được mà không đi được vào lòng người. Sự bất đồng giữa vương đạo bá đạo là như thế, do đó hiệu quả của các đạo ấy cũng khác nhau. Xem đấy thì người bàn việc bình trị phải coi trọng vương đạo mà coi khinh bá thuật... Nhân hậu mà đi đến uỷ mị vì không làm cho kỷ cương đẩy lên được, nhưng nhân hậu lại đi vào sâu vào lòng người, tuy không thể mạnh, nhưng có thể duy trì được lâu dài. Xem thế thì thấy, tuy uỷ mị nhưng kết quả không hại đến việc cai trị nhân từ, thôn tính thì thấy ngay cái công nghiệp ngắn ngủi của sự phú cường vậy.”

  41. “Vua tôi đồng thuận, cốt phải yêu dân, thi hành thưởng phạt để trị quốc.”. “Vua khích lệ bằng việc thưởng tước, khống chế bằng hình phạt”. LÊ THÁI TỔ (1385 - 1433) Thưởng phạt, trao đoạt là quyền thuật của đế vương muôn đời. QUÁCH HỮU NGHIÊM (1442 - 1503)

  42. GIA LONG (1762 - 1829): “Trẫm thấy thánh nhân cai trị thiên hạ, hình phạt và đức trị chưa từng thiên lệch... Hình pháp là công cụ hỗ trợ cai trị vậy.”

  43. * Thái thú Tiết Tông (243): “Đất rộng người đông, núi rừng hiểm trở, dễ làm loạn, khó trị” * Thứ sử Đào Hoàng (TK3): “Giao Châu xa vợi, dân ở châu này thích gây loạn. * Vua Nam Hán Lưu Nghiễm (889–942): “Dân Giao Chỉ ưa làm loạn, chỉ có thể ràng buộc thôi”. * Tuyên Đức Giao Chỉ phục phản thủy mạt ký (TK 15): “Dân Giao Chỉ pháp luật rất lỏng lẻo, thuế cực mỏng, vừa ràng buộc bằng pháp luật Trung Quốc, đã không chịu nổi, rắp tâm phản loạn".

  44. 1043 Chiếu: Quan chức bỏ trốn phạt 100 gậy, xăm 50 chữ vào mặt. Kẻ nào trộm trâu nhà nước, phạt 100 gậy. Bọn trộm cướp tài sản thóc lúa của dân, nếu đã cướp được tài sản, phạt 100 gậy. 1044 Chiếu: Binh lính đào tẩu phạt 100 gậy. 1118 Chiếu: Kẻ nào trộm giết trâu phạt 80 gậy. Hàng xóm không tố cáo, cũng phạt 80 gậy. 1125 Chiếu: Kẻ nào đánh chết người, phạt 100 gậy, xăm 50 chữ vào mặt.

  45. Năm 1182, vua Lý Cao Tông ban chiếu: “cấm thiên hạ không được mặc trang phục màu vàng”. Năm 1448, vua Lê Nhân Tông “ra lệnh cho bộ Lễ tuyên bố lại lệnh cấm dân gian mặc màu vàng vì bấy giờ thói tục chuộng sự xa hoa, lấn vượt.” Năm 1916, vua Khải Định phê: “Ngày trước khi trẫm còn là hoàng tử luôn thấy dân chúng có nhiều người ăn mặc quần áo màu vàng, như thế là phạm luật. Nên đồng thời lệnh cho Phủ Thừa Thiên yết bảng nghiêm cấm: từ nay trở đi nhân dân không được ăn mặc quần áo có màu vàng và những màu sắc gần với màu vàng để có sự phân biệt.”

  46. Lý Tiên Căn, An Nam tạp kỷ (1668): Trai gái để mình trần, đi lại đứng ngồi đều không né tránh nhau. Jerome Richard, Lịch sử tự nhiên, dân sự, chính trị Đàng Ngoài (1778): Phụ nữ bình dân có quyền tự do đi chơi và chăm lo những công việc bên ngoài... những người vợ của các viên quan lại và những người phụ nữ đặc biệt khác thì bị quản lý chặt chẽ gần giống những người phụ nữ Trung Hoa. Sơn cư tạp thuật (1786 – 1789): Tục nước ta đối với việc phòng thân của đàn bà rất sơ lược, đã hở người lộ mặt, lại còn cùng đàn ông con trai chung đường chung giếng, lại còn kề vai chạm lưng, đến khi mai mối, phần nhiều đã thất thân rồi. John Barrow, Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793): Phụ nữ Nam Hà tính tình hoạt bát, vui vẻ, hoàn toàn không giống người phụ nữ Trung Hoa chậm chạp, u sầu và sống khép kín.

More Related