1 / 5

Tong quan ve he thong loi thoat hiem trong cac toa nha tai Viet Nam

Tu1ed5ng quan hu1ec7 thu1ed1ng lu1ed1i thou00e1t hiu1ec3m vu00e0 nghiu1ec7p vu1ee5 thiu1ebft ku1ebf vu00e0 lu1eafp u0111u1eb7t cu1eeda an tou00e0n tu1ea1i lu1ed1i thou00e1t nu1ea1n trong cu00e1c tu00f2a nhu00e0 cao tu1ea7ng tu1ea1i Viu1ec7t Nam hiu1ec7n nay

TPDOORVN
Download Presentation

Tong quan ve he thong loi thoat hiem trong cac toa nha tai Viet Nam

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Hệ thống cửa thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2019 --------=*=-------- I. Tìm hiểu về cửa chống cháy cho lối thoát hiểm Lối thoát hiểm là gì ? Hiểu một cách nôm na thì lối thoát hiểm chính là đường thoát nạn, được sử dụng đểthoát người ra khỏi công trình đang có sự cố (hỏa hoạn) xảy ra. Các công trình nhà cao tầng cần ít nhất 2 lối thoát hiểm và bố trí phân tán trong cùng một mặt bằng nhằm đảm bảo an toàn cho người thoát nạn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng chữa cháy dễ dàng tiếp cận, xử lý. Đối với nhà cao tầng có diện tích lớn hơn 300m2 mỗi tàng, lối đi hoặc hành lang chung cần có tối thiểu 2 lối thoát ra 2 cầu thang thoát nạn. Nếu diện tích mỗi tầng nhỏhơn 300m2 thì thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, phía kia bố trí ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài. Tuy nhiên, ban công nối thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ sốngười trên tầng đó. Xem thêm : vai trò của lối thoát nạn trong công tác cứu hộ cứu nạn

  2. Cửa tại lối thoát hiểm Cửa thoát hiểm là loại cửa chuyên dụng để lắp đặt tại các lối thoát hiểm tòa nhà, nó thường có thểđể mở và không có khảnăng chịu lửa. Mục đích của cửa thoát hiểm là cho phép mọi người thoát ra một cách nhanh chóng và không bị cản trở. Cửa thoát hiểm thường được đặt ở một nơi an toàn trong tòa nhà, ngăn chặn sự truy cập từ bên ngoài. Cửa thoát hiểm phải được mở dễ dàng bất cứ khi nào có thể . Nếu là một cánh cửa an toàn thì thường bịkhóa nhưng trong trường hợp khẩn cấp mọi người đều có thể mở cánh cửa, hoặc cánh cửa phải được mở bởi người phụ trách an ninh của tòa nhà. Cấu tạo cửa thoát hiểm - Cửa tại lối thoát hiểm được làm bằng 2 tấm thép mạ kẽm có độ dày 0.8mm (chống cháy 60’),1 mm (90’), 1.2 mm (120’) - Lõi được làm bằng giấy tổ ong (honeycomb), foam cách nhiệt hoặc bông thủy tinh. - Bề mặt cánh cửa được sơntĩnh điện. - Cửa thoát hiểm thường có các phụ kiện sau: Ổ khóa, thanh thoát hiểm, tay co thủy lực, chặn cửa nam châm, gắn kính chống cháy. Ứng dụng cửa thoát hiểm Chức năng của cửa thoát hiểm là ngăn chặn việc cháy lan truyền trong các công trình tòa nhà, cao ốc văn phòng, trường học, siêu thị…để trong thời gian đó những nơi không bịcháy người ta có thể thoát ra ngoài hay vận chuyển người và tài sản ra ngoài bằng lối cầu thang đã được bảo vệ bằng cửa thoát hiểm. Điều đó có nghĩa nó sẽ góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Cách thức hoạt động Cửa thoát hiểm được lắp đặt ở các vị trí tùy theo bản thiết kế của mỗi công trình, thường được lắp đặt ở cầu thang bộ, lối thoát hiểm, phòng máy, phòng kỹ thuật…riêng đối với những loại cửa vân gỗ thì có thể sử dụng như cửa thông phòng bình thường trong các căn hộ. Có nhiều loại cửa thoát hiểm nên

  3. cách hoạt động của cửa có thể có một chút khác biệt, nhưng nhìn chung các cửa thoát hiểm thường sử dụng thanh thoát hiểm thay cho ổ khóa, khi xảy ra hỏa hoạn, những người phía trong có thể thoát ra ngoài bằng cách đẩy tay vào thanh thoát hiểm (bình thường cửa sẽ tựđộng đóng, bên ngoài không thể vào) cửa sẽ tự mởra và đóng lại ngay đểngăn cháy. II. Phân loại cửa thoát hiểm thường gặp Phân loại cửa thoát hiểm theo thiết kế - Cửa thoát hiểm 1 cánh : loại này phổ thống nhất trong các toàn nhà, chi tiết tại đây - Cửa thoát hiểm 2 cánh : loại này cũng thường dùng tại các tầng hầm để xe – thường là loại 2 cánh lệch. Xem chi tiết tại đây - Cửa thoát hiểm có ô kính : Việc trang bị thêm ô kính giúp tiện quan sát hơn mà vẫn đảm bảo chống cháy an toàn. Xem chi tiết - Cửa thoát hiểm mở 1 chiều : kiểu hoạt động này là bắt buộc tại lối thoát nạn ra câu thang bộ. Xem chi tiết tại đây Phân loại cửa thoát hiểm theo ứng dụng - Cửa thoát hiểm tại chung cư : - Cửa thoát hiểm tại bệnh vện - Cửa thoát hiểm nhà xưởng - Cửa thoát hiểm nhà ống III Nguyên lý xây dựng hệ thống cửa thoát hiểm : 1. Quy định về cửa thoát hiểm chung cư và tòa nhà cao tầng : Thiết kế lối thoát hiểm cho chung cư, nhà ở cao tầng cần tuân thủ một số quy định, tiêu chuẩn như sau: 1.1 Vị trí cửa thoát hiểm : - Lối thoát hiểm từ phòng tầng 1 phải trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh để ra ngoài nhà. - Lối thoát hiểm từ bất kỳ phòng của tầng nào tới cầu thang đều phải có lối qua tiền sảnh ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà. - Lối thoát hiểm từ các phòng tới lối đi qua hành lang phải có lối vào cầu thang đi ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà. - Lối thoát hiểm cần phải dẫn tới những khu vực an toàn, không bị che phủ bởi khói bụi trong thời gian nhất định.

  4. - Ưu tiên dùng lối thoát hiểm đi qua hành lang, tiền sảnh và cầu thang bộ. 1.2 Quy định về thiết kế, xây dựng lối thoát hiểm Trong cùng một tầng, lối thoát nạn từ các phòng vào phòng bên cạnh phải có khảnăng chịu lửa từ cấp 3 trở lên. Lối thoát cần có đường trực tiếp ra ngoài hoặc vào cầu thang có lối thoát ra ngoài. Lối thoát hiểm tránh kết nối với những phòng chứa các ngành sản xuất có tính nguy hiểm hạng A, B, C. Mặt khác, lối thoát hiểm phải được thiết kế sao cho có thể dẫn từ các phòng của bất kỳ tầng nào (không tính tầng 1) tới hành lang dẫn đến cầu thang. Cầu thang phải qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có lối đi/cửa đi dẫn trực tiếp ra bên ngoài. Nên thiết kế các lối thoát hiểm giữa hai cầu thang chung 1 tiền sảnh và một trong 2 cầu thang cần có lối trực tiếp ra ngoài tiền sảnh. Thang máy băng chuyền không phải là lối thoát hiểm bởi hạng mục này không thể hoạt động khi xảy ra cháy nổ. 1.3 Thiết bịcài đặt ở lối thoát hiểm Để có thể dễ dàng nhận biết khi xảy ra hỏa hoạn, lối thoát hiểm cần được trang bịđèn phản quang. Cùng với đó, đường dẫn lối cần có ký hiệu hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Nên tránh lắp gương gần lối thoát hiểm bởi nếu chạm phải sẽ gây bỏng nhiệt. 2. Quy định về cửa thoát hiểm cho nhà ống Tại các thành phố lớn, nhà ống là mẫu kiến trúc nhà ở phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là mô hình xây dựng nhà ở mang nhiều rủi ro trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ tại Việt Nam 2.1 Những nguy cơ cháy nổ tiềm tàng Về mặt thiết kế, nhà ống thường nhỏ - hẹp - sâu và bị bao bọc bởi nhiều nhà cao tầng xung quanh. Do đó, ngoài chú trọng thiết kế nội - ngoại thất đảm bảo các tiện ích sinh hoạt, cần quan tâm thích đáng tới phương án thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là sự cố hỏa hoạn. Xem thêm : các nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cộng đồng 2.2 Giải pháp thiết kế nối thoát hiểm phù hợp cho nhà ống Có nhiều phương pháp để tạo lối thoát hiểm cho nhà ống như : thiết kế ban công, giếng trời, cửa sổ, cửa hậu, lối trổ lên mái..., phòng sự cố xảy ra có thể

  5. thoát thân nhanh chóng, đảm bảo an toàn tính mạng cho các thành viên gia đình. 2.3 Bố trí cửa thoát hiểm cho nhà ống hợp lý Ngay từkhi lên ý tưởng thiết kế nhà ống, gia chủ và kiến trúc sư thống nhất với nhau vềphương án bố trí lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm. Nhà ống đơn thuần hay nhà phố kết hợp kinh doanh đều có hai dạng khoảng trống thông phòng là cửa đi, cửa sổ + ô thoáng. Theo đó, kiến trúc sư sẽ thiết kế lối thoát hiểm chính và lối thoát hiểm dự phòng. Trong đó, lối thoát chính gồm cửa chính, cửa phụ (cửa hậu hoặc cửa mặt bên nhà), cửa ra ban công, cửa lên tầng tum... Lối thoát dự phòng gồm giếng trời, ô thoáng và cửa sổ - cửa sổ mặt tiền, cửa sổ mặt bên hoặc cửa sổ sau nhà ống. IV Các thiết bị phòng cháy chữa cháy kèm theo Dù trong gia đình hay tại công sở, văn phòng làm vệc bay bệnh viện… chủ nhà cùng với ban quản lý công trình đều cần trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ. Toàn bộ hoặc một phần sàn mái nhà ống được làm bằng phẳng đểđặt bồn nước. Theo đó, sẽ có thang kỹ thuật lên mái và đây được xem là một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu. Tuy nhiên, cầu thang kỹ thuật cần được thiết kế sao cho tiện dụng, dễ dàng thoát ra ngoài khi có sự cố. Thang kỹ thuật thường được làm bằng thép gắn trực tiếp vào tường. Bạn cũng có thể sử dụng thang rời bằng nhôm hình dáng chữ A. Thực tế cho thấy, kiểu thang có tay vịn sẽ tiện lợi hơn khi sử dụng.

More Related