1 / 3

Chán ăn khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao

Chu00e1n u0103n khi mang thai lu00e0 tu00ecnh tru1ea1ng vu00f4 cu00f9ng phu1ed5 biu1ebfn nhu1ea5t lu00e0 u0111u1ed1i vu1edbi cu00e1c mu1eb9 mang thai 3 thu00e1ng u0111u1ea7u thai ku1ef3. Nguyu00ean nhu00e2n bu00e0 bu1ea7u chu00e1n u0103n 3 thu00e1ng u0111u1ea7u lu00e0 do u0111u00e2u vu00e0 lu00e0m thu1ebf nu00e0o u0111u1ec3 cu1ea3i thiu1ec7n?

Download Presentation

Chán ăn khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chán ăn khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao? Nhiều phụ nữ bị mất cảm giác ngon miệng khi mang thai. Họ có thể thấy thức ăn không hấp dẫn, hoặc có thể cảm thấy đói nhưng có thể tiêu thụ bất kỳ loại đồ ăn nào. Điều này khiến nhiều mẹ bầu dễ bị suy nhược, gầy yếu và không bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi. Nguyên nhân bà bầu chán ăn 3 tháng đầu là do đâu và làm thế nào để cải thiện? Vì sao mẹ bầu chán ăn 3 tháng đầu? Nguyên nhân chính của tình trạng chán ăn đó là do ốm nghén trong 3 tháng đầu. Khi mẹ bị nghén thì sự thay đổi của hormone progesterone sẽ làm giãn cơ của hệ tiêu hóa, điều này khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn khi mang thai 3 tháng đầu. Sự thay đổi của hormone cũng khiến cho mẹ nhạy cảm với mùi vị, dễ bị khó chịu với các mùi vị quen thuộc đồng thời khả năng tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, gây khó tiêu và dẫn tới chán ăn. Mẹ bầu bị ốm nghén sẽ đi kèm các dấu hiệu đặc trưng như: buồn nôn, nôn ói, mất nước, giảm cân, mệt mỏi, ăn uống không thấy ngon miệng,… Đặc biệt hiện tượng này rất hay xảy ra vào buổi sáng sớm, có khi bất chợt kéo đến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Thông thường khoảng thời gian trước tuần thai thứ 9 dễ có hiện tượng ốm nghén. Mẹ bầu thường hết nghén trước khi bước sang tuần thứ 12 – 14. Tuy nhiên có những thai phụ bị nghén kéo dài tới vài tháng, hoặc thậm chí là trong suốt thai kỳ. Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không Chán ăn khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao? Nếu mẹ bầu đang bị chán ăn hãy áp dụng thử các phương pháp sau đây nhé: Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn món ăn yêu thích

  2. Với những mẹ bầu chán ăn do bị nghén nặng, chỉ thèm ăn và ăn được rất ít món ăn thì hãy cố gắng ăn những món ăn mà mình cảm thấy thích và thấy ngon miệng. Tích cực bổ sung những món ăn này để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn. Mẹ bầu cũng có thể thay đổi cách chế biến những món ăn này thành nhiều dạng: luộc, hấp, sốt, dạng tươi – dạng khô,… để “làm mới” thực đơn giúp mẹ không bị ngán mỗi khi dùng bữa. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Không cố ăn những món không thích Mẹ bầu không cần phải ép bản thân mình ăn những món ăn mà bản thân cảm thấy sợ, dù đó là món ăn bổ dưỡng. Bởi vì điều này có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị nôn, buồn nôn làm cho cơ thể càng thêm mệt mỏi. Thay vào đó hãy lựa chọn những sản phẩm mình có thể ăn được và tốt cho sức khỏe sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn mà không lo thiếu dưỡng chất cho thai nhi. Thay đổi cách chế biến Thay đổi cách chế biến cho đa dạng như: xào, luộc, hấp, salad,… giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị, tránh cảm giác nhàm chán làm cho bữa ăn thêm phần hấp dẫn. Từ đó, mẹ bầu cũng cảm thấy ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn, giúp mẹ bầu bổ sung được nhiều dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi. Xem thêm: bà bầu nên uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy Bà bầu nên tránh các loại thức ăn nặng mùi Bất cứ món ăn nào làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, chán ăn và buồn nôn cần đưa vào danh sách hạn chế để ăn uống được ngon miệng hơn. Mẹ bầu cần tránh các món ăn có mùi nặng dễ làm tác động mùi khi ăn: tỏi, cá, cà ri, những đồ ăn nhiều dầu mỡ,…hoặc món ăn nào khiến mẹ cảm thấy nặng mùi, dễ gây buồn nôn.

  3. Chia thành nhiều bữa nhỏ Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp cho mẹ bầu không cảm thấy ngán mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Thay vì ăn một ngày 3 bữa thì mẹ bầu có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ với một lượng thức ăn vừa phải và kết hợp một số món ăn nhẹ trong các bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ không làm cho mẹ bầu cảm giác đói bụng, tránh gây ra tình trạng dư thừa axit dạ dày gây ra các cơn buồn nôn, khó chịu cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Cần hạn chế tối đa việc bỏ bữa, bởi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Hãy cố gắng ăn đủ bữa để cơ thể bé yêu được phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng Vận động nhẹ nhàng như Yoga giúp cơ thể gia tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hóa thức ăn và cho mẹ bầu tâm trạng thoải mái hơn. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện chứng chán ăn ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Vận động nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ còn giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ đau mỏi lưng, giúp cơ thể dẻo dai để quá trình vượt cạn thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên kết hợp chế độ ăn với việc mua sử dụng các viên uống vi chất cần thiết, đặc biệt là canxi, DHA, sắt cho bà bầu. Bởi khi chán ăn, lượng chất dinh dưỡng nạp vào qua chế độ ăn giảm đi, mẹ sẽ càng dễ thiếu chất hơn. Do đó, việc sử dụng các viên uống bổ sung là rất cần thiết. Bà bầu chán ăn 3 tháng đầu: nguyên nhân và cách cải thiện đã được giải đáp trong bài viết trên. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và yêu đời để chào đón thiên thần nhỏ của mình nhé!

More Related