1 / 3

Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị chóng mặt

Mang thai 3 thu00e1ng u0111u1ea7u hay bu1ecb chu00f3ng mu1eb7t lu00e0 bu1ecb lu00e0m sao? 3 thu00e1ng u0111u1ea7u thai ku1ef3 lu00e0 khou1ea3ng thu1eddi gian nhu1ea1y cu1ea3m, cu01a1 thu1ec3 mu1eb9 cu00f3 nhiu1ec1u su1ef1 thay u0111u1ed5i vu00e0 mu1eb9 cu00f3 thu1ec3 gu1eb7p phu1ea3i tu00ecnh tru1ea1ng chu00f3ng mu1eb7t.

Download Presentation

Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị chóng mặt

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị chóng mặt Thời kỳ 3 tháng đầu tiên khi mới mang thai, cơ thể rất nhạy cảm, chị em sẽ gặp phải những dấu hiệu, thay đổi khác lạ khiến không ít mẹ bầu hoang mang và vô cùng lo lắng. Trong rất nhiều thay đổi đó phải kể đến tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Vậy hiện tượng chóng mặt trong 3 tháng đầu của thai kỳ có bình thường không? Nguyên nhân là gì? Cùng khám phá nhé! Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị chóng mặt Nguyên nhân bị chóng mặt khi mang thai phụ thuộc vào giai đoạn của thai kỳ, nếu xảy ra trong 3 tháng đầu cụ thể là: Do thay đổi nội tiết tố: thời gian mẹ mang thai, lượng hormone progesterone tăng mạnh khiến các mạch máu co giãn để tăng lượng máu tới thai nhi. Nhưng hormone này lại làm giảm sự tuần hoàn máu của mẹ dẫn tới lượng máu lên não giảm gây ra hiện tượng chóng mặt. Thiếu chất dinh dưỡng: 3 tháng đầu mẹ thường ốm nghén rất nặng và có cảm giác ăn không ngon do hay bị buồn nôn. Bởi vậy, mẹ khó cung cấp đủ chất dinh dưỡng gây chóng mặt. Hoặc mẹ bầu có cảm giác đói nhưng không thể ăn dẫn tới hạ đường huyết dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt. Cơ thể bị mất nước: 3 tháng đầu mẹ thường bị ốm nghén, nôn mửa khiến cơ thể bị mất nước. Điều này sẽ làm thay đổi áp lực máu dẫn đến máu khó lưu thông làm mẹ mệt mỏi, chóng mặt. Hạ huyết áp: Nếu như mẹ bầu đang nằm mà đột ngột ngồi dậy, xoay người nhanh, cúi xuống hay đứng lên nhanh có thể gây ra hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt.

  2. Thiếu máu: chóng mặt là một trong những biểu hiện thiếu máu thiếu sắt, nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng sắt cơ thể cần thì dễ gặp tình trạng này. Rối loạn tiền đình: Chóng mặt liên tục là biểu hiện của rối loạn tiền đình. Mẹ lưu ý thấy chóng mặt đi kèm với ù tai, hoa mắt thì cần đến cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám và điều trị kịp thời. Mang thai ngoài tử cung: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là đau đầu, chóng mặt, đau bụng, chảy máu âm đạo. Cơn đau đầu chóng mặt sẽ dữ dội hơn nếu như khối thai ngoài bị vỡ. Lúc này mẹ bầu cần tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. Xem thêm: loại sắt nào tốt nhất cho bà bầu Cách xử lý nhanh khi bị chóng mặt cho mẹ bầu Nắm chắc trong tay một số cách sau sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu có thể xử lý nhanh chóng cơn chóng mặt, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé: Tìm điểm bám nếu bị té ngã và gọi hỗ trợ khi cần thiết: Khi chóng mặt mẹ bầu cần kiếm điểm để bám vào gần nhất có thể. Sau đó từ từ ngồi xuống với tư thế cúi đầu vào giữa hai đầu gối. Nếu có thể thì mẹ bầu nên nằm xuống giường, ghế hoặc bất kỳ mặt phẳng nào. Mẹ nên cố gắng hít thở bình tĩnh để tránh tăng huyết áp, nếu mẹ vẫn cảm thấy khó chịu thì nên gọi người thân tới hỗ trợ. Chườm lạnh ở vùng cổ: Khi mẹ ở trong môi trường nóng quá lâu thì các mạch máu giãn ra gây hạ huyết áp dẫn tới chóng mặt. Lúc này mẹ bầu chỉ cần lấy khăn lạnh chườm vào vùng cổ để ổn định lại thân nhiệt, mẹ lưu ý không nên chườm quá 10 phút. Nằm nghiêng về phía bên trái: Khi chóng mặt mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông lên não, giảm chóng mặt. Dù 3 tháng đầu thai nhi chưa to nhưng mẹ cũng nên nằm nghiêng bên trái vì tư thế này giúp làm giảm sự chèn ép lên mạch máu và cơ quan trong bụng mẹ.

  3. Chọn nơi yên tĩnh và thông thoáng: Những nơi ồn ào sẽ làm mẹ bị stress và đau đầu. Mẹ bầu nên mở cửa sổ cho thông thoáng hoặc tới những nơi nhiều cây cối để tạo cảm giác thoải mái thư giãn hơn. Bổ sung nước và những thực phẩm tốt cho cơ thể: Khi mẹ cảm thấy chóng mặt thì có thể uống một cốc nước ấm, ăn nhẹ một chiếc bánh để có thêm năng lượng và cải thiện tình trạng chóng mặt. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất Ngăn chặn cảm giác chóng mặt ở mẹ bầu Bạn khó có thể ngăn ngừa hoàn toàn việc chóng mặt khi mang thai. Tuy nhiên có nhiều cách để giảm thiểu hiện tượng mệt mỏi này mà mẹ có thể tham khảo như: Cung cấp đủ dinh dưỡng: Mẹ nên bổ sung đủ dinh dưỡng nhằm đảm bảo đủ năng lượng, tránh bị tụt đường huyết gây ra chóng mặt. Sử dụng các thực phẩm bổ máu: những thực phẩm như chuối, thịt đỏ, trứng gà, bí đỏ là những thực phẩm chứa nhiều acid folic và vitamin B12- vi chất tham gia vào quá trình tái tạo tế bào máu đỏ. Bổ sung thêm viên sắt: Ngoài việc bổ sung sắt từ thực phẩm mẹ cũng nên sử dụng thêm viên sắt cho bà bầu nhằm cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vì tình trạng thiếu sắt của mỗi người là khác nhau. Uống đủ nước: Mẹ bên uống từ 2,5 tới 3 lít nước một ngày để tránh tình trạng mất nước do ốm nghén. Không gian sống thoáng mát: Mẹ nên tạo không gian sống thoáng mát, không khí được lưu thông. Đi bộ mỗi ngày cũng sẽ giúp mẹ giảm tình trạng chóng mặt đáng kể. Xem thêm: sắt và canxi nên uống cách nhau bao lâu Bài viết trên đã giúp tìm hiểu mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt là bị làm sao và những cách khắc phục. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai tốt nhất.

More Related