1 / 3

Những ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng sau sinh

Nhiu1ec5m tru00f9ng sau sinh lu00e0 mu1ed9t trong nhu1eefng tai biu1ebfn su1ea3n khoa nghiu00eam tru1ecdng vu00e0 u1ea3nh hu01b0u1edfng lu1edbn u0111u1ebfn su1ee9c khu1ecfe vu00e0 tu00ednh mu1ea1ng cu1ee7a cu00e1c mu1eb9. Giu1ea3i u0111u00e1p nhiu1ec5m tru00f9ng sau sinh cu00f3 nguy hiu1ec3m khu00f4ng vu00e0 cu00f3 tu00e1c u0111u1ed9ng nhu01b0 nu00e0o u0111u1ebfn mu1eb9 sau sinh vu00e0 em bu00e9 su01a1 sinh.

Download Presentation

Những ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng sau sinh

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Những ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng sau sinh Dân gian có câu “cửa sinh là cửa tử” hay “người chửa cửa mả” để nói đến sự nguy hiểm mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải đối mặt trong quá trình “vượt cạn”. Trong đó, nhiễm khuẩn hậu sản là nguyên nhân phổ biến nhất trong số những biến chứng có thể xảy ra sau khi sinh, có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi và làm hao tổn nghiêm trọng sức khỏe của mẹ sau sinh. Giải đáp nhiễm trùng sau sinh có nguy hiểm không và có tác động như nào đến mẹ sau sinh và em bé sơ sinh. Xem thêm: mẹ sau sinh uống sắt và canxi như thế nào ngừa thiếu máu loãng xương Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sinh Nguyên nhân nhiễm trùng hậu sản bắt nguồn từ cả giai đoạn trước, trong và sau sinh, đó là: Do sản phụ bị nhiễm khuẩn âm hộ, tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung trong quá trình cắt khâu tầng sinh môn không đảm bảo vô khuẩn hoặc trong quá trình chăm sóc vùng kín sau sinh sai cách. Do bị nhiễm trùng sau sinh ở trong tử cung bởi có các mức độ như viêm cơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm toàn bộ tử cung. Do viêm phúc mạc sau sinh: Trong trường hợp mổ lấy thai mà sản phụ bị vỡ tử cung, nhiễm khuẩn ối, mổ vào ruột hoặc vô trùng kém, quên gạc khi mổ. Nhiễm khuẩn máu sau sinh: Đây là hình thái nhiễm trùng nặng nhất của nhiễm trùng hậu sản do không được phát hiện và điều trị sớm. Xem thêm: thuốc DHA nào tốt cho mẹ sau sinh

  2. Những ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng sau sinh Nhiễm trùng sau sinh là một trong những tai biến sản khoa không hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm. Bệnh để lại hậu quả nặng nề cho sản phụ và em bé sơ sinh do kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng chi phí điều trị. Hậu quả của nhiễm trùng sau sinh với sức khỏe của sản phụ còn phụ thuộc vào hình thái nhiễm trùng cũng như mức độ bệnh. Các mẹ có thể gặp tình trạng nhiễm trùng tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, tử cung, phúc mạc… nghiêm trọng dẫn đến suy yếu và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản sau này. Thậm chí, khi các vi khuẩn tấn công cơ thể mẹ có thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận, khiến cơ thể suy yếu nhanh. Đây cũng là hình thái nặng nhất của nhiễm trùng sau sinh. Các biến chứng của bệnh có thể kể đến như suy thận cơ năng, viêm thận kẽ, áp xe phổi, viêm nội tâm mạc, áp xe não, viêm màng não,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sản phụ bị nhiễm trùng huyết có nguy cơ tử vong cao. Do đó, sau khi sinh, sản phụ thường trải qua quá trình co hồi tử cung để tống đẩy sản dịch ra ngoài, quá trình này diễn ra trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu sau sinh 4 ngày mà sản phụ có biểu hiện sốt cao, tử cung co hồi chậm và sản dịch ra ít, có biểu hiện bị ứ lại, có mùi hôi, khi ấn vào tử cung thấy đau thì hãy nghĩ tới trường hợp bị nhiễm khuẩn sau sinh và cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu sau sinh Kế hoạch chăm sóc sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản Để chăm sóc tốt sản phụ bị nhiễm trùng sau khi sinh, người nhà cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây.

  3. Sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xác định tình trạng nhiễm trùng. Từ đó bác sĩ có biện pháp can thiệp phù hợp. Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, để giúp tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh điều trị hiệu quả. Vệ sinh hằng ngày có thể bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp trong cả quá trình mang thai và sau sinh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm lành tính, không sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH cao Luôn giữ vùng kín khô thoáng sạch sẽ, vệ sinh nhẹ nhàng tránh chà xát mạnh, tuyệt đối tránh thụt rửa sâu bộ phận sinh dục có thể làm tình trạng nhiễm khuẩn thêm trầm trọng. Sản phụ cần vệ sinh và thay quần lót liên tục để giúp vùng kín luôn sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn. Không được quan hệ vợ chồng quá sớm hoặc quan hệ trong thời gian điều trị nhiễm trùng sau sinh. Xây dựng chế độ ăn uống cân đối và kết hợp mua sử dụng các viên uống vi chất như thuốc sắt canxi dha cho mẹ sau sinh tại đây là việc bất kỳ sản phụ nào cũng nên thực hiện bởi cơ thể mẹ có được bổ sung đủ dưỡng chất mới tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch giúp mẹ có thể nhanh chóng hồi phục, chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Trên đây là những thông tin về bài viết “Nhiễm trùng hậu sản gây ra những hậu quả gì? Cách điều trị bệnh nhiễm trùng hậu sản” đã được chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt!

More Related