1 / 19

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH

ami
Download Presentation

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Nghị định về giao dịch BĐ hướng dẫn về các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự.

  2. I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH 1. Cụ thể hóa quy định về các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS 2005 1.1. Về các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản (trong đó có cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba), đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh (biện pháp BĐ đối nhân) và tín chấp. So với BLDS năm 1995 thì đã có những thay đổi cơ bản sau (điểm mới): • Không quy định phạt vi phạm là một trong các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ; • Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản căn cứ vào một tiêu chí cơ bản đó là chuyển giao tài sản; • Quy định bảo lãnh là biện pháp BĐ mang tính đối nhân .

  3. I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH 1. Cụ thể hóa quy định về các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS 2005 1.2. Tăng cường quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, thoả thuận của các bên về các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự, kinh doanh, thương mại, kết hợp với việc đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về cam kết, thỏa thuận của mình. Tạo cơ chế hợp lý trong việc xử lý tài sản BĐ , phù hợp với yêu cầu thực tế: cho phép các bên thoả thuận về phương thức xử lý tài sản BĐ ; nếu không xử lý được theo thoả thuận thì bán đấu giá.

  4. I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH 1. Cụ thể hóa quy định về các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS 2005 1.3. Một số quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên đã được sửa đổi theo hướng xóa bỏ những quy định gây phiền hà, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo cơ chế thông thoáng cho sự phát triển của đời sống xã hội, song vẫn đảm bảo tính an toàn pháp lý trong giao lưu dân sự. 1.4. Bổ sung quy định về việc công khai hoá quyền của bên nhận BĐ đối với tài sản BĐ : quyền của bên nhận BĐ đối với tài sản BĐ chỉ có giá trị pháp lý với người thứ ba kể từ thời điểm được công khai hoá (Điều 323, 328).

  5. I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH 2. Thực trạng pháp luật về giao dịch BĐ Ban hành Nghị định nhằm hướng dẫn các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 theo hướng khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật về giao dịch BĐ hiện hành. Những bất cập này, cụ thể như sau: • Chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về giao dịch BĐ . • Một số quy định trong hệ thống pháp luật về giao dịch BĐ không còn phù hợp với thực tiễn đời sống. • Thiếu một số quy định để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong thực tiễn. • Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một số quy định về giao dịch BĐ đã bộc lộ sự chưa tương thích với pháp luật nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

  6. I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH 3. Mục tiêu của việc xây dựng Nghị định • Cụ thể hóa quy định về biện pháp BĐ trong BLDS 2005, khắc phục hạn chế của pháp luật hiện hành về biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự. • Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy giao dịch dân sự phát triển theo hướng an toàn, minh bạch, thuận lợi. • Đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định về biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự (bao gồm cả quy định về biện pháp BĐ tiền vay của các tổ chức tín dụng). • Đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong xu thế hội nhập quốc tế.

  7. II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠOXÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH • Áp dụng chung, thống nhất xuất phát từ việc BLDS năm 2005 là đạo luật chung trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể được xác lập theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. • Hướng dẫn chung về việc thi hành các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ, trừ những nội dung đã được quy định tương đối chi tiết, đầy đủ trong BLDS năm 2005.

  8. II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠOXÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH • Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của thực tế nhằm giải quyết vướng mắc trong quá trình ký kết, thực hiện các giao dịch BĐ thời gian qua. • Tham khảo kinh nghiệm của các nước và vận dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm đảm bảo tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới.

  9. III. NỘI DUNG CHỦ YẾUCỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH 1. Chương I - Những quy định chung: bao gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8) 2. Chương II- Xác lập giao dịch BĐ : bao gồm 10 điều (từ Điều 9 đến Điều 18) 3. Chương III- Thực hiện giao dịch BĐ : bao gồm 49 điều (từ Điều 19 đến Điều 67) 4. Chương IV-Xử lý tài sản BĐ : bao gồm bao gồm hai mục và 29 điều (từ Điều 68 đến Điều 96) 5. Chương IV- Điều khoản thi hành: bao gồm 02 điều (Điều 97 và Điều 98)

  10. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 1. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật • YK1:Áp dụng thống nhất các quy định của BLDS và NĐ này đối với mọi biện pháp BĐ . Trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa BLDS và NĐ này và các văn bản pháp luật trong những lĩnh vực chuyên ngành thì ưu tiên áp dụng BLDS và NĐ này (phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). • YK2: Quy định về giao dịch BĐ tại BLDS và NĐ này sẽ được áp dụng chung, thống nhất, nhưng phải trừ một số trường hợp sau đây, nếu pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì sẽ ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành.

  11. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 1. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật • YK3: Quy định tại BLDS với tính chất là đạo luật gốc được áp dụng chung, thống nhất trong mọi lĩnh vực. Các quy định pháp luật chuyên ngành có thể quy định chi tiết, cụ thể cho phù hợp với đối tượng điều chỉnh của chuyên ngành đó nhưng không được trái với nguyên tắc của BLDS. Do đó, nếu pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể có những quy định cụ thể khác với Bộ luật dân sự và Nghị định này về việc xác lập, thực hiện giao dịch BĐ (nhưng không trái với những nguyên tắc cơ bản và tinh thần của Bộ luật dân sự) thì quy định đó được ưu tiên áp dụng. Dự thảo thể hiện theo loại ý kiến thứ ba.

  12. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 2. Về hiệu lực của giao dịch BĐ 2.1. Về thời điểm giao dịch BĐ có hiệu lực giữa các bên tham giao dịch • YK1:Thời điểm giao dịch BĐ có hiệu lực giữa các bên tham giao dịch sẽ là thời điểm giao kết hợp đồng quy định tại Điều 404 của Bộ luật dân sự. • YK2:Về cơ bản, thời điểm giao dịch BĐ có hiệu lực giữa các bên tham giao dịch sẽ là thời điểm giao kết hợp đồng quy định tại Điều 404 của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thoả thuận khác về thời điểm có hiệu lực của giao dịch BĐ thì phải xác định theo quy định hoặc thoả thuận đó.  Dự thảo thể hiện theo loại ýkiến thứ hai.

  13. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 2. Về hiệu lực của giao dịch BĐ 2.2. Về thời điểm giao dịch BĐ có hiệu lực đối kháng với người thứ 3 (giá trị pháp lý đối với người thứ 3) • YK1: Các phương thức để GDBĐ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba bao gồm chuyển giao tài sản cho bên nhận BĐ (đối với trường hợp chuyển giao tài sản) và đăng ký GDBĐ (đối với trường hợp không chuyển giao tài sản). • YK2: Ngoài các trường hợp nêu trên,cần bổ sung GDBĐ có giá trị với người thứ ba từ thời điểm kiểm soát tài sản hoặc trong một số trường hợp đặc biệt thì đương nhiên sẽ có giá trị pháp lý với người thứ ba. Dự thảo thể hiện theo loại ý kiến thứ nhất.

  14. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 3. Về quyền của bên nhận BĐ đối với tài sản BĐ trong trường hợp tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của bên BĐ YK1: Nếu bên BĐ không có quyền sở hữu đối với tài sản mà dùng tài sản đó để BĐ thực hiện nghĩa vụ thì giao dịch BĐ đó vô hiệu. Quyền của chủ sở hữu tài sản đó phải được bảo vệ trong mọi trường hợp. Bên nhận BĐ chỉ có quyền yêu cầu thay thế tài sản BĐ hoặc thay thế biện pháp BĐ khác; nếu không thì có thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước hạn hoặc chấp nhận trở thành chủ nợ không có BĐ và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  15. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 3. Về quyền của bên nhận BĐ đối với tài sản BĐ trong trường hợp tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của bên BĐ YK2: Để BĐ tính ổn định của các giao dịch dân sự, hạn chế rủi ro cho bên nhận BĐ để qua đó khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cấp tín dụng, thì trong mọi trường hợp bên nhận BĐ ngay tình đều phải được bảo vệ. Bên nhận BĐ ngay tình được xác định là bên nhận BĐ trong trường hợp không biết và không thể biết việc bên BĐ không có quyền sở hữu hoặc không có quyền dùng tài sản để BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự.

  16. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 3. Về quyền của bên nhận BĐ đối với tài sản BĐ trong trường hợp tài sản đó không thuộc quyền SH của bên BĐ • YK3: Quyền của bên nhận BĐ ngay tình chỉ được xem xét, bảo vệ trong trường hợp bên BĐ là doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh dùng các tài sản mua trả chậm, trả dần, đi thuê là máy móc, thiết bị hoặc động sản không đăng ký quyền sở hữu khác để BĐ thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp trên, quyền của chủ SH sẽ luôn được ưu tiên bảo vệ trước bất cứ người thứ ba nào (kể cả bên nhận BĐ ngay tình) nếu chủ sở hữu đã công khai hoá (đăng ký) trong một thời hạn hợp lý(theo dự thảo là 10 ngày) việc chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên BĐ chiếm giữ, khai thác. Việc không thực hiện công khai hoá như trên nếu có bên nhận BĐ ngay tình thì quyền của bên nhận BĐ đối với tài sản sẽ được ưu tiên. Ngoài trường hợp nêu trên, quyền của chủ SH tài sản trong mọi trường hợp đều được bảo vệ. • Dự thảo thể hiện theo loại ý kiến thứ ba.

  17. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 4. Về xử lý tài sản của bên bảo lãnh • YK1: Cần quy định về phương thức và thời điểm mà biện pháp bảo lãnh có giá trị với người thứ ba để có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo lãnh đối với tài sản của bên bảo lãnh. Đồng thời, nếu đến hạn mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản của bên bảo lãnh sẽ được xử lý tương tự như tài sản cầm cố, thế chấp.

  18. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 4. Về xử lý tài sản của bên bảo lãnh • YK2: Trong biện pháp bảo lãnh, nghĩa vụ dân sự được bảo đảm thực hiện không phải bằng tài sản cụ thể (của bên bảo lãnh) mà bằng hành vi của bên bảo lãnh (thực hiện nghĩa vụ thay). Do đó, bảo lãnh không thể có xác lập giá trị pháp lý đối với người thứ ba trên tài sản của bên bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh không có quyền ưu tiên và quyền trực tiếp xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp này, bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự và bên nhận bảo lãnh muốn xử lý tài sản của bên bảo lãnh thì phải thông qua thủ tục Toà án.  Dự thảo thể hiện theo loại ý kiến thứ hai.

  19. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XIN Ý KIẾN 5. Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp • Dự thảo kế thừa các quy định tạiNghị định số 178 và Thông tư liên tịch số 03. • Có ý kiến cho rằng các quy định nêu trên là không khả thi và thiếu thực tế. Đồng thời, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan thì những cơ quan này không có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Do đó, không quy định về vấn đề nêu trên mà thực hiện sửa đổi, bổ sung những văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.

More Related