1 / 30

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN TIN HỌC (QUYỂN 4)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN TIN HỌC (QUYỂN 4). NỘI DUNG. Phần A. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông. Phần B. Chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tin học quyển 4. A - Những vấn đề chung đổi mới GDPT .

bud
Download Presentation

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN TIN HỌC (QUYỂN 4)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNGCHƯƠNG TRÌNH VÀ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN TIN HỌC (QUYỂN 4) Tập huấn giáo viên

  2. NỘI DUNG Phần A. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông Phần B. Chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tin học quyển 4 Tập huấn giáo viên

  3. A - Những vấn đề chung đổi mới GDPT 1. Căn cứ pháp lí để đổi mới GDPT 2. Căn cứ khoa học thực tiễn của việc đổi mới 3. Nguyên tắc đổi mới CTGD, SGK Tập huấn giáo viên

  4. Các căn cứ pháp lí để đổi mới GDPT a) Luật Giáo dục 2005 Điều 29 mục II: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”. Tập huấn giáo viên

  5. Các căn cứ pháp lí để đổi mới GDPT • Như vậy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện, phương pháp đánh giá, cũng như đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kĩ thuật và đổi mới những hoạt động quản lí cả quá trình này. Tập huấn giáo viên

  6. Các căn cứ pháp lí để đổi mới GDPT b)Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần nay: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn về truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Tập huấn giáo viên

  7. Các căn cứ pháp lí để đổi mới GDPT c) Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X và Chỉ thị số 30/1998/CTưTTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học và đào tạo hai giai đoạn ở đại học, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ các yêu cầu và các công việc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành. Tập huấn giáo viên

  8. 2. Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông a) Do yêu cầu của sự phát triển KT-XH đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế chính là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo, tức là xác định những gì cần đạt được (đối với người học) sau một quá trình đào tạo. Nói chung đó là một hệ thống phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Tập huấn giáo viên

  9. 2. Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông b) Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệSự phát triển này thể hiện qua các lí thuyết, các thành tựu mới có khả năng ứng dụng cao vào thực tế trong phạm vi rộng, buộc chương trình, sách giáo khoa (SGK) phải luôn được xem xét, điều chỉnh. Tập huấn giáo viên

  10. 2. Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông c) Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dụcNhững kết quả nghiên cứu tâm sinh lí của học sinh và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lí. Sự thay đổi đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh, đặc biệt là học sinh bậc trung học, được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, Tập huấn giáo viên

  11. 2. Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông d) Cần phải cùng hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực chương trình, SGK, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nayĐây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới hiện nay với xu thế hoà nhập. Tập huấn giáo viên

  12. 2. Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông • Do đó, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta sẽ đi như sau: • Quan tâm nhiều hơn đến việc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội và cạnh tranh quốc tế trong tương lai, góp phần thực hiện yêu cầu bình đẳng và công bằng về cơ hội giáo dục. • Nhấn mạnh việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá. • Giúp trẻ em phát triển tri thức cơ bản, hình thành và phát triển khả năng tư duy phê phán và kĩ năng phát hiện-giải quyết vấn đề. Các yêu cầu được ưu tiên phát triển là: các kĩ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học, thói quen và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Tập huấn giáo viên

  13. 3. Nguyên tắc đổi mới CTGD, SGK ở VN • Quán triệt mục tiêu giáo dục • Đảm bảo tính khoa học và sư phạm • Thể hiện tinh thần đổi mới PP dạy học • Đảm bảo tính thống nhất • Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh • Quán triệt quan điểm mới trong biên soạn chương trình và sách giáo khoa • Đảm bảo tính khả thi Tập huấn giáo viên

  14. a) Quán triệt mục tiêu giáo dục • Chương trình và SGK giáo dục phổ thông phải là sự thể hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục với những phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trên nền tảng kiến thức, kĩ năng với mức độ phù hợp với đối tượng ở từng cấp học, bậc học. Làm được như vậy thì chương trình và SGK mới đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỉ đầu thế kỉ XXI. Với yêu cầu xây dựng mục tiêu đã nêu, chương trình và SGK phải quan tâm đúng mức đến “dạy chữ" và “dạy người", định hướng nghề nghiệp cho người học trong hoàn cảnh mới của xã hội VN hiện đại. Tập huấn giáo viên

  15. b) Đảm bảo tính KH và sư phạm • Chương trình và SGK giáo dục phổ thông phải là công trình khoa học sư phạm, trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, của kinh tế- xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của đất nước, tích hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động thực hành, vận dụng theo năng lực từng đối tượng học sinh. Chương trình mới sẽ tích hợp nội dung để tiến đến giảm số môn học, đặc biệt ở các cấp học dưới, tinh giản nội dung và tăng cường mối liên hệ giữa các nội dung, chuyển một số nội dung thành hoạt động giáo dục để góp phần giảm nhẹ gánh nặng học tập ở các cấp học mà không giảm trình độ của chương trình. Tập huấn giáo viên

  16. c) Thể hiện tinh thần đổi mới PPDH • Tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng cảm hứng và niềm say mê, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và dần dần làm quen với những phương pháp dạy học mới. Tập huấn giáo viên

  17. d) Đảm bảo tính thống nhất • Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc xác định mục tiêu, nội dung, định hướng phương pháp... từ bậc tiểu học qua trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Chương trình và SGK phải áp dụng thống nhất trong cả nước, đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong giáo dục, đặc biệt ở giai đoạn học tập cơ bản của các cấp, bậc học phổ cập giáo dục. Tính thống nhất của chương trình và SGK thể hiện ở: • Mục tiêu giáo dục. • Quan điểm khoa học và sư phạm xuyên suốt các môn học, các cấp bậc học. • Trình độ chuẩn của chương trình trong dạy học và kiểm tra, đánh giá. • Do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng học sinh nên phải có các giải pháp thích hợp và linh hoạt về các bước đi, về thời lượng, về điều kiện thực hiện chương trình theo từng vùng, miền, từng loại đối tượng học sinh; giải quyết một cách hợp lí giữa yêu cầu của tính thống nhất với sự đa dạng về điều kiện học tập của học sinh. Tập huấn giáo viên

  18. e) Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh • Chương trình và SGK tạo cơ sở quan trọng để: • Phát triển trình độ giáo dục cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đủ khả năng hợp tác, cạnh tranh quốc tế. • Phát triển năng lực của mỗi cá nhân, góp phần phát hiện và bồi dưỡng các tài năng tương lai của đất nước bằng phương thức dạy học cá nhân hoá, thực hiện dạy học các nội dung tự chọn không bắt buộc ngay từ tiểu học và phân hoá theo năng lực, sở trường ngày càng đậm nét qua các hình thức thích hợp. • Chương trình và SGK phải giúp cho mỗi học sinh với sự cố gắng đúng mức của mình để có thể đạt được kết quả trong học tập, phát triển năng lực và sở trường của bản thân. Tập huấn giáo viên

  19. g) Quán triệt quan điểm mới trong biên soạn CT và SGK • Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp. • SGK không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. • Chương trình và SGK được thể chế hoá theo Luật Giáo dục và được quản lí, chỉ đạo đánh giá theo yêu cầu cụ thể trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, cố gắng giữ vững ổn định để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và sử dụng sách ở các cấp học. Tập huấn giáo viên

  20. h) Đảm bảo tính khả thi • Chương trình và SGK không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của số đông giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, tính khả thi của chương trình và SGK phải đặt trong mối tương quan giữa trình độ giáo dục cơ bản của Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, giữa giai đoạn trước mắt và khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm tới. Tập huấn giáo viên

  21. Phần B – Chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng 1. Chương trình môn Tin học quyển 4 2. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn tin học quyển 4 Tập huấn giáo viên

  22. Chương trình môn tin học quyển 4 1. Mạng máy tính và Internet 2. Một số vấn đề xã hội của Tin học 3. Phần mềm trình chiếu 4. Đa phương tiện Tập huấn giáo viên

  23. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tập huấn giáo viên

  24. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tập huấn giáo viên

  25. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tập huấn giáo viên

  26. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tập huấn giáo viên

  27. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tập huấn giáo viên

  28. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tập huấn giáo viên

  29. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Tập huấn giáo viên

  30. Trân trọng cảm ơn sự chú ý của quý thầy cô ! Tập huấn giáo viên

More Related