1 / 51

Lệnh cấm Quảng cáo Thuốc lá

Lệnh cấm Quảng cáo Thuốc lá . Anna White Hành động Thiết yếu. Mục tiêu Học tập. Tổng quan về quảng cáo, quảng bá và tài trợ thuốc lá Vai trò của quảng cáo trong việc reo rắc đại dịch thuốc lá/ lý do để cấm Vấn đề với các lệnh cấm nửa vời

Download Presentation

Lệnh cấm Quảng cáo Thuốc lá

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Lệnh cấm Quảng cáo Thuốc lá Anna White Hành động Thiết yếu

  2. Mục tiêu Học tập • Tổng quan về quảng cáo, quảng bá và tài trợ thuốc lá • Vai trò của quảng cáo trong việc reo rắc đại dịch thuốc lá/ lý do để cấm • Vấn đề với các lệnh cấm nửa vời • Điều 13, Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) • Lệnh cấm quảng cáo toàn bộ • Tầm quan trọng của việc thực thi các lệnh cấm quảng cáo như là một phần của việc lập pháp, giám sát và thực thi toàn diện đối với việc kiểm soát thuốc lá

  3. Định nghĩa: Quảng cáo và Quảng bá Thuốc lá “. . . Mọi hình thức truyền đạt thương mại, giới thiệu hoặc hành động nhằm mục đích, tạo tác động hoặc có thể tạo tác động tới việc quảng bá sản phẩm thuốc lá hoặc việc sử dụng thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp . . .” — Điều 1 của Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới. (2003)

  4. Định nghĩa: Tài trợ Thuốc lá “. . . Mọi hình thức đóng góp cho bất kỳ sự kiện, hành động hoặc cá nhân nào nhằm mục đích tạo ảnh hưởng hoặc có thể tạo ảnh hưởng cho việc quảng bá sản phẩm thuốc lá hoặc việc sử dụng thuốc lá, trực tiếp hoặc gián tiếp . . .” — Điều 1 của Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới. (2003)

  5. Biển quảng cáo cỡ lớn Nguồn hình ảnh: White, A. (2004).

  6. Thuốc lá Mẫu dùng thử Miễn phí Nguồn hình ảnh: Pintea, L. (2002).

  7. Buổi hòa nhạc được Tài trợ Nguồn hình ảnh: Kania, D. (2006).

  8. Thanh thiếu niên Nguồn hình ảnh: White, A. (1998).

  9. Thanh thiếu niên Nguồn hình ảnh: White, A. (2004).

  10. Thanh thiếu niên Nguồn hình ảnh: Kania, D. (2006).

  11. Phụ nữ Nguồn hình ảnh: Harvey, J. (2004).

  12. Người hút thuốc Nguồn hình ảnh: Quỹ Lá phổi Thế giới. (2006).

  13. Tác động của Quảng cáo Thuốc lá: Người hút thuốc Hiện tại • Theo một nghiên cứu năm 2004, sau lệnh cấm quảng cáo thuốc lá toàn diện của Anh Quốc, những người đang hút thuốc nhìn thấy ít quảng cáo và quảng bá thuốc lá hơn sẽ có khả năng tìm cách bỏ thuốc nhiều gấp 1,5 lần.

  14. Nghiên cứu Thị trường: Nhóm dân cư Mục tiêu Khu vực Thực hiện Bối cảnh Theo kết quả của thử nghiệm nhận thức quảng cáo thực hiện vào Tháng 6 năm nay, yếu tố tích cực nhất trong hoạt động truyền thông của chúng ta là "Nước Mỹ". Nước Mỹ như là một giấc mơ, đó là một quốc gia hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu của chúng ta, với điều kiện là chúng ta sử dụng một cách thức đơn giản và rõ ràng để truyền đạt điều này. Lối sống của giới trẻ Mỹ cũng sẽ thu hút khác hàng tiềm năng của chúng ta, với điều kiện là những người được minh họa đều đơn giản và có sức cuốn hút với Người Phi thông qua cách họ ăn mặc và các hoạt động giải trí. Hơn nữa, Nước Mỹ đồng nghĩa với các sản phẩm chất lượng cao. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Các hoạt động phải: – Có thể hiểu được – Cuốn hút (Hoạt động/bối cảnh của giới thượng lưu) – Có từ Mỹ – Mạnh mẽ BẢN SAO Tiêu đề được Chấp thuận: BẠN PHẢI LÀM ĐIỀU ĐÓ Tiêu đề phụ: CHESTERFIELD. HƯƠNG VỊ MỸ TUYỆT HẢO Nguồn hình ảnh: Tư liệu Nội bộ của Philip Morris. (1983).

  15. Nghiên cứu Thị trường: Nhóm dân cư Mục tiêu Nguồn hình ảnh: White, A. (1998).

  16. Nghiên cứu Thị trường: Nhóm dân cư Mục tiêu Nguồn hình ảnh: Chiến dịch Trẻ em Không Hút thuốc. Được cho phép sử dụng để giảng dạy.

  17. Quảng cáo Thuốc lá: Quan điểm của Ngành công nghiệp Thuốc lá “Ngành công nghiệp thuốc lá đã khéo léo biện hộ rằng việc quảng cáo thuốc lá không có gì liên quan đến tổng doanh số bán hàng. Đây hoàn toàn và rõ ràng là điều vô lý. Ngành công nghiệp này biết rõ đó là điều vô lý. Tôi luôn ngạc nhiên với đề nghì rằng hoạt động quảng cáo, một hoạt động đã chứng tỏ làm tăng lượng tiêu thụ của hầu hết các sản phẩm khác, lại có thể không có tác dụng đối với sản phẩm thuốc lá một cách kỳ diệu như vậy.” — Emerson Foote (1981)Cựu Giám đốc Điều hành của McCann-Erickson(Một hãng quảng cáo toàn cầu đã thực hiện những quảng cáo với tổng trị giá hàng triệu đô la cho ngành công nghiệp thuốc lá) Nguồn: trích dẫn trong Heise, L. (1988).

  18. Bằng chứng: Quảng cáo Thuốc lá Đạt hiệu quả • Đại đa số các nghiên cứu có sự xét duyệt của người đồng cấp đều kết luận rằng quảng cáo thuốc lá dẫn đến tăng lượng tiêu thụ thuốc lá. • Tiếp xúc với quảng cáo thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới việc hút thuốc ở trẻ vị thành niên

  19. Bằng chứng: Các Lệnh cấm Quảng cáo Đạt hiệu quả • Nghiên cứu ở bốn quốc gia đã ban hành các lệnh cấm quảng cáo như là một phần của việc kiểm soát thuốc lá toàn diện, (Phần Lan, Pháp, New Zealand và Na-Uy): • Lượng tiêu thụ thuốc lá theo đầu người giảm 14-37% sau khi thực thi lệnh cấm • Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên đã giảm ở 3 trong số 4 quốc gia, và giữ nguyên không đổi ở quốc gia thứ 4

  20. Các Lệnh cấm Quảng cáo Đạt hiệu quả • Cả Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới đều khuyến cáo rằng các quốc gia nên cấm tất cả các hình thức quảng cáo và quảng bá thuốc lá. • Ước tính rằng nếu được áp dụng trên toàn cầu, những lệnh cấm này có thể làm giảm lượng cầu các sản phẩm thuốc lá xuống ~7% Nguồn hình ảnh: Ngân hàng Thế giới.

  21. Các Lý lẽ của Ngành công nghiệp Thuốc lá Chống lại Lệnh cấm Quảng cáo • “Các công ty quảng cáo và hãng truyền thông sẽ mất tiền; nó sẽ làm tổn hại tới nền kinh tế” • Hồng Kông: lệnh cấm quảng cáo thuốc lá năm 1990 • Đến năm 1996, doanh thu quảng cáo của hai hãng truyền hình lớn đã tăng 500%. • Thái Lan: lệnh cấm quảng cáo toàn thể năm 1992 • Chi tiêu cho quảng cáo tăng 42% từ năm 1993 đến năm 1995

  22. Các Lý lẽ của Ngành công nghiệp Thuốc lá Chống lại Lệnh cấm Quảng cáo • “Nếu việc bán thuốc lá là hợp pháp, thì việc quảng cáo cũng phải là hợp pháp; đó là vấn đề về tự do ngôn luận” • Nhiều chính phủ đã áp dụng các hạn chế quảng cáo đối với các sản phẩm hợp pháp khác • Ví dụ như rượu và dược phẩm

  23. Chống lại Lệnh cấm Quảng cáo: Bộ Quy tắc Ứng xử Tự nguyện Nguồn hình ảnh: Hành động đối với việc Hút thuốc lá và Sức khỏe (London).

  24. Nghiên cứu Tình huống: Senegal • Hạn chế: quảng cáo thuốc lá không được dùng giọng nói hoặc hình ảnh của người dưới 21 tuổi Nguồn hình ảnh: White, A.

  25. Nghiên cứu Tình huống: Senegal • Quảng cáo thuốc lá được cho phép, ngoại trừ trên truyền hình • Nhưng ngành công nghiệp thuốc lá có thể né tránh hạn chế này bằng cách tài trợ cho các sự kiện thể thao và văn hóa Nguồn hình ảnh: White, A.

  26. Nghiên cứu Tình huống: Hồng Kông Nguồn hình ảnh: Wong, S.

  27. Hãy Thận trọng với các Lỗ hổng!

  28. Lệnh cấm Quảng cáo Thuốc lá nữa vời • Lệnh cấm quảng cáo thuốc lá nữa vời được ví như bóp một quả bóng • Cấm một hình thức quảng cáo thuốc lá sẽ dẫn đến tăng các hình thức quảng cáo khác

  29. Lệnh cấm Quảng cáo Thuốc lá nữa vời: Hoa Kỳ • Sau khi có Thỏa thuận Dàn xếp Chung năm 1999 cấm quảng cáo thuốc lá trên biển quảng cáo cỡ lớn (tại Hoa Kỳ), chi phí quảng cáo thuốc lá thực ra đã tăng 1,5 tỷ đô la (tăng 21%) • Tăng đột ngột việc tiếp thị thuốc lá tại điểm mua hàng* • 80% cửa hàng có quảng cáo thuốc lá ở bên trong (tăng 5%) • 73% cửa hàng có các vật dụng chức năng có nhãn hiệu (tăng 10%) • 52% số cửa hàng có quảng bá thuốc lá, (tăng 20% - bao gồm tăng 124% các khuyến mại tặng quà khi mua hàng và 25% khuyến mại hạ giá) • Quảng cáo thuốc lá trên các tạp chí với số lượng độc giả trẻ cao (>15%) tăng 33%† • Đến năm 2003, chi phí cho quảng cáo thuốc lá đã tăng gấp đôi so với năm 1998 (~7 tỷ đô la lên 15,4 tỷ đô la) *Nguồn: Thông cáo Báo chí cho Chiến dịch Trẻ em Không Hút thuốc (2000).†Nguồn: Tờ thông tin về Chiến dịch Trẻ em Không Hút thuốc (2007).

  30. Áo chống đạn? . . . hay Ngăn chặn viên đạn? • Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, ngành công nghiệp thuốc lá tiêu tốn hơn 35 triệu đô la mỗi ngày để quảng bá cho sản phẩm của mình.

  31. Lệnh cấm nữa vời: Không có hiệu quả • Một nghiên cứu năm 2000 (tại 102 quốc gia) đã cho thấy rằng các lệnh cấm nửa vời không có hiệu quả trong việc giảm lượng tiêu thụ thuốc lá. • Lượng tiêu thụ thuốc lá bình quân đầu người ở những quốc gia có các lệnh cấm toàn diện đã giảm khoảng 8% • Ở các quốc gia khác, nó chỉ giảm 1% Nguồn: Saffer, H. và Chaloupka, F. (2000).

  32. Thử nghiệm “Phản kháng” của ngành công nghiệp • Phản ứng của ngành công nghiệp thuốc lá để chống lại các biện pháp kiểm soát thuốc lá

  33. Thử nghiệm “Phản kháng” của ngành công nghiệp: Các quy định của Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) về Quảng cáo “Cùng với PM Hoa Kỳ, PMI đã ủng hộ tiến trình dẫn tới việc thông qua Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới, điều ước Quốc tế đầu tiên nhằm lập ra chương trình nghị sự trên toàn cầu về việc điều tiết sản phẩm thuốc lá. Theo ý kiến của chúng tôi thì mặc dù có một vài quy định trong Công ước Khung này không đại diện cho các biện pháp điều tiết có hiệu quả và thích hợp, nhưng có nhiều điều khoản thích hợp và hữu ích.” — Altria, Giám đốc Điều hành Louis Camilleri (2004)

  34. Điều 13 Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá Quảng cáo, Quảng bá & Tài trợ • Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) yêu cầu tất cả các bên phải thực thi một lệnh cấm toàn diện đối với việc quảng cáo, quảng bá và tài trợ thuốc lá trong vòng 5 năm kể từ ngày phê chuẩn điều ước này • Bao gồm các quảng cáo xuyên biên giới, xuất phát từ lãnh địa của mỗi bên; cho các bên quyền cấm các quảng cáo xuyên biên giới xâm nhập vào lãnh địa của mình • Các định nghĩa đều rộng, bao gồm trực tiếp và gián tiếp • Ngoại trừ các quốc gia có các hạn chế về thể chế

  35. Đưa Sản phẩm vào Phim ảnh Nguồn hình ảnh: Ảnh Bollywood: Goswami, H.

  36. Bao gói Thuốc lá Nguồn hình ảnh: White, A.

  37. Tô điểm cho Bao gói Nguồn hình ảnh: Simpson, D. (2002).

  38. Màu sắc và Minh họa Mang tính Gợi ý Hương vị dễ chịu Hương vị êm dịu Hương vị đầy đủ

  39. Trưng bày Sản phẩm Thuốc lá tại Điểm Bán lẻ Nguồn hình ảnh: Chiến dịch Trẻ em Không Hút thuốc. Được Cho phép Sử dụng để Giảng dạy.

  40. Mở rộng Nhãn hiệu Nguồn hình ảnh: Mackay, J.

  41. Internet Nguồn hình ảnh: Regueira, G.

  42. Tin nhắn Văn bản qua Điện thoại Di động Nguồn hình ảnh: Harvey, J.

  43. Màu sắc và Hình dạng Mang tính Gợi ý Nguồn hình ảnh: Harvey, J.

  44. Quảng cáo “Phòng ngừa Thanh niên Hút thuốc” Nguồn hình ảnh: Houston, L.

  45. Lệnh cấm Quảng cáo so với Các Biện pháp Khác • Philip Morris: Dự án Cầu vồng • Chiến lược để “cân bằng” bằng giữa chế tài quy định về cải thiện y tế với việc nhân nhượng cho ngành thuốc lá • Được các luật sư của công ty chuẩn bị từ năm 1990-1991 với việc khuấy động một vụ việc lớn tại Hoa Kỳ • Ý tưởng: thông qua đạo luật liên bang, theo đó miễn cho ngành công nghiệp thuốc lá khỏi các vụ kiện tụng về tổn thương cá nhân - để đổi lại các lệnh cấm quảng cáo lớn, thậm chí là cấm toàn bộ.

  46. Philip Morris: Dự án Cầu vồng “Rõ ràng là nếu chúng ta thấy rằng không thể tránh được việc Nghị viện sẽ thông qua lệnh cấm quảng cáo hoặc các hạn chế lớn khác về quảng cáo trong tương lai, thì chúng ta nên tìm kiếm sự nhân nhượng về chế tài quy định ngay bây giờ, khi mà chúng ta vẫn còn quyền lực thương lượng và tầm ảnh hưởng . . .” — Philip Morris (1991) Nguồn hình ảnh: Tư liệu Nội bộ của Philip Morris (1991).

  47. Philip Morris: Dự án Cầu vồng “Để giảm mức độ chỉ trích đối với Philip Morris và các công ty khác của ngành công nghiệp này . . . Việc loại bỏ hoặc hạn chế nghiêm ngặt quảng cáo thuốc lá có thể làm giảm nhẹ một trong những điểm trọng tâm chính trong sự chỉ trích của các đối thủ của chúng ta. Điều này có thể dẫn đến việc giảm bớt các công kích chống lại chúng ta và mức độ phản biện . . .” — Philip Morris (1991) Nguồn: Tư liệu Nội bộ của Philip Morris (1991).

  48. Giám sát và Thực thi Lệnh cấm Quảng cáo Nguồn hình ảnh: Goswami, H.

  49. Dỡ bỏ Quảng cáo Thuốc lá: Bangladesh Nguồn hình ảnh: Alam, S.M.

  50. Tóm tắt • Quảng cáo, quảng bá và tài trợ thuốc lá, cả trực tiếp và gián tiếp, là những phương tiện để reo rắc đại dịch thuốc lá trên toàn cầu. • Các lệnh cấm quảng cáo thuốc lá nữa vời sẽ không có hiệu quả; lệnh cấm quảng cáo thuốc lá phải toàn diện thì mới đạt hiệu quả • Khi lập ra các lệnh cấm đó, cần tránh các lỗ hổng mà ngành công nghiệp này có thể lợi dụng • Hãy lường trước rằng ngành công nghiệp thuốc lá sẽ chống lại - trực tiếp hoặc gián tiếp - để chỉ thực thi ở mức độ nhẹ nhất cấu phần cấm quảng cáo thuốc lá trong Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá; ngược lại, ngành y tế công cộng cần phải đấu tranh để thực thi điều này một cách mạnh mẽ nhất có thể

More Related