1 / 23

03_Vo Xuan Dan_Vi

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐÁP ỨNG CAO NHU CẦU XÃ HỘI LÀ THƯƠNG HIỆU CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA PGS. TS Võ Xuân Đàn Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học thành phố Hồ Chí Minh.

Download Presentation

03_Vo Xuan Dan_Vi

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠOVÀ ĐÁP ỨNG CAO NHU CẦU XÃ HỘI LÀ THƯƠNG HIỆU CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONGBỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA PGS. TS Võ Xuân Đàn Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học thành phố Hồ Chí Minh

  2. Giáo dục đại học ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI phải đối mặt với những thách thức: Sự phù hợp những gì mà xã hội kỳ vọng và những gì mà nó đang làm, vấn đề chất lượng của giáo dục đại học. Vấn đề hợp tác quốc tế, một thành phần cơ hữu có quan hệ mật thiết với chất lượng, vấn đề cung cấp và quản lý tài chính…

  3. Giáo dục đại học với nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa được xác định là một dịch vụ công cộng nhưng yếu tố cạnh tranh và xây dựng thương hiệu của đại học rất được quan tâm.

  4. Việt Nam so với nhiều quốc gia trên thế giới có giáo dục đại học sớm từ năm 1070 và trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, giáo dục đại học Việt Nam có điều kiện tiếp xúc, chọn lọc những giá trị tinh túy của giáo dục thế giới để phát triển nền giáo dục đại học tiên tiến hòa nhập được với khu vực và quốc tế trên nhiều lĩnh vực của giáo dục đại học.

  5. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thương hiệu của đại học Việt Nam là đào tạo chất lượng cao và thành quả đào tạo ra đáp ứng ngày càng cao nhu cầu xã hội. Đào tạo chất lượng cao, mỗi thời đại phát triển của xã hội đều có sự thay đổi mà yếu tố cơ bản đưa đến sự phát triển, thay đổi ấy là sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

  6. Chất lượng trong giáo dục đại học là một khái niệm đa chiều, khái niệm này bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó. Cần đặc biệt chú ý việc nâng cao kiến thức thông qua nghiên cứu.

  7. Giáo dục đại học phải quan tâm phát triển các kỹ năng và tính sáng tạo. Cần phải lưu ý đặc biệt đến vai trò phục vụ xã hội.

  8. Về đáp ứng nhu cầu cao xã hội đó là: Sự phù hợp của giáo dục đại học được đánh giá qua sự ăn khớp giữa những gì mà xã hội kỳ vọng và những gì mà nó đang làm. Để có sự phù hợp đó, nhà trường trong quan hệ chặt chẽ với thế giới việc làm, cần dựa trên sự định hướng lâu dài về mục tiêu và nhu cầu của xã hội, kể cả những mối quan tâm về văn hóa và bảo vệ môi trường.

  9. Đặc biệt là các hoạt động hướng tới việc làm giảm nạn nghèo khó, thiếu khoan dung, bạo lực, ngu dốt, đói kém, hủy hoại môi trường, bệnh tật và những hoạt động hướng tới việc củng cố hòa bình, thông qua cách tiếp cận lên ngành và xuyên ngành.

  10. Khái niệm sự phù hợp của giáo dục đại học: về thực chất là sự nhìn nhận sự đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao của giáo dục đại học. Trong đường lối đổi mới của Việt Nam khởi đầu từ 1986, vấn đề này đã được chú ý tới và được liên tục nghiên cứu, thực hiện trong nền giáo dục Việt Nam đặc biệt là trong giáo dục đại học.

  11. Giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa đang thực hiện công cuộc đổi mới nhằm xây dựng cho đại học Việt Nam một thương hiệu chất lượng đào tạo và đáp ứng cao nhu cầu xã hội. Thương hiệu này không phải là hình thức mà vấn đề cốt lõi của giáo dục đại học Việt Nam, là vấn đề có tầm chiến lược của công cuộc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam vì nó bao hàm những vấn đề về mục tiêu phát triển, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020.

  12. Ở một góc độ nào đó việc đào tạo đáp ứng cao yêu cầu xã hội từng bước sẽ gắn với việc Việt Nam tham gia vào thị trường lao động có trình độ, chất lượng cao của thế giới, xu hướng này đã và đang là một khả năng thực thi trên thị trường lao động quốc tế và Việt Nam có đủ tiềm lực, khả năng thực tế để tham gia, góp phần tạo thế đứng vững chắc cho thương hiệu đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

  13. Trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình, giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa đã có những bước đi thận trọng, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thực tiễn của giáo dục đại học thế giới nên đã thu được những thành công và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng thương hiệu của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Có thể nhìn nhận được kinh nghiệm của nó trên những bình diện sau đây:

  14. Vấn đề thứ nhất là nguyên lý, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, nguồn lực đào tạo luôn gắn với các thời kỳ phát triển của lịch sử, của dân tộc và có mối liên hệ với giáo dục đại học quốc tế.

  15. Vấn đề thứ hai là các loại trường đại học, cấp độ đào tạo đại học luôn có sự đổi mới về chất lượng, về số lượng đảm bảo sự phát triển bền vững của giáo dục đại học Việt Nam.

  16. Vấn đề thứ ba là giáo dục đại học Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học trên thế giới như khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa nghệ thông tin vào các trường đại học nhằm tạo bước đột phá rút ngắn thời gian trong đào tạo, nghiên cứu khoa học hiện đại hóa thiết bị, xây dựng đại học Việt Nam phát triển bền vững.

  17. Vấn đề thứ tư là: Để xây dựng và giữ vững thương hiệu của đại học Việt Nam, giáo dục đại học Việt Nam đã sớm hội nhập với giáo dục trong khu vực và với thế giới ở một nhịp độ khẩn trương, cụ thể, sát thực, sinh động, cởi mở, phá thế “cô lập huy hoàng” đã tồn tại quá lâu trong giáo dục đại học Việt Nam.

  18. Vấn đề thứ năm là: Trong quá trình xây dựng thương hiệu của đại học Việt Nam cũng là quá trình để đại học Việt Nam nhìn nhận những yếu kém và nguyên nhân của nó.

  19. Vấn đề thứ sáu là: Để quảng bá, phát huy được thế mạnh của thương hiệu đại học Việt Nam “Đào tạo chất lượng và đáp ứng nhu cầu cao của xã hội” phải có nguồn lực và sức mạnh của thương hiệu đại học Việt Nam là công cuộc đổi mới toàn diện và triệt để ở Việt Nam trong đó có giáo dục đại học.

  20. Vấn đề thứ bảy là: Để giữ vững và phát huy thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình xây dựng thương hiệu vấn đề bản sắc dân tộc, vấn đề kế thừa, tiếp thu tinh hoa, thành quả giáo dục của dân tộc và thế giới là cần thiết và vô cùng quan trọng tạo lập được một mô hình đại học “hoàn thiện tính nhân văn, khoa học, hiện đại”, tiếp cận với đại học thế giới.

  21. Xây dựng thương hiệu đại học Việt Nam “đào tạo chất lượng và đáp ứng cao nhu cầu xã hội” là sự phản ảnh quá trình xây dựng, phát triển và giá trị của đại học Việt Nam đối với khu vực và quốc tế.

  22. Trong thực tiễn xây dựng thương hiệu, đại học Việt Nam đã có những kinh nghiệm thực tiễn đã nêu trên đây nhưng chưa phải là tất cả, chưa phải là sự tổng kết, đúc rút của nhiều người mà chỉ là những kinh nghiệm dễ nhận biết để có thể bước đầu nêu ra để đồng nghiệp tham khảo, bổ sung nhằm hoàn thiện một thang giá trị – kinh nghiệm của việc xây dựng thương hiệu cho đại học Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa với sức thu hút mạnh mẽ và không quốc gia – dân tộc nào trên thế giới có thể đứng nhìn hoặc bỏ qua khi không muốn mình yếu kém, chậm phát triển.

  23. Xây dựng được thương hiệu, đại học Việt Nam “đào tạo chất lượng và đáp ứng cao nhu cầu của xã hội” là hết sức quan trọng có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn, góp phần khẳng định về giá trị của đại học Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh toàn cầu hóa.

More Related