1 / 26

Quy trình khảo sát độc giả Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cần khảo sát.

BÁO CÁO THỰC HIỆN KHẢO SÁT THĂM DÒ Ý KIẾN CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG (TẬP TRUNG VÀO ĐỘC GIẢ BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM) Tháng 4 đến tháng 7/2013. Quy trình khảo sát độc giả Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cần khảo sát. Bước 2: Lập kế hoạch và xây dựng tổ chức.

gaurav
Download Presentation

Quy trình khảo sát độc giả Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cần khảo sát.

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÁO CÁO THỰC HIỆN KHẢO SÁTTHĂM DÒ Ý KIẾN CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG(TẬP TRUNG VÀO ĐỘC GIẢ BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM)Tháng 4 đến tháng 7/2013

  2. Quy trình khảo sát độc giả Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cần khảo sát. Bước 2: Lập kế hoạch và xây dựng tổ chức. Bước 3: Lựa chọn phương pháp khảo sát/nghiên cứu thực địa Bước 4: Cách xây dựng bảng hỏi Bước 5: Phương pháp lấy mẫu Bước 6: Công việc khảo sát thực địa/thu thập số liệu thực tế 8 tuần (đã thu về gần 800 /1.100 phiếu) Bước 7: Xử lý dữ liệu Bước 8: Phân tích dữ liệu Bước 9: Kết luận - Từ kết quả đến những phân tích ứng dụng Bước 10: Triển khai ứng dụng kết quả phân tích 

  3. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG • Bối cảnh chung của việc phát triển các phương tiện truyền thông (báo điện tử, thông tin di động, mạng xã hội,…) làm thay đổi cách thức tiếp cận thông tin của công chúng. • Báo in ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi tìm hiểu về đối tượng mục tiêu và thị trường mục tiêu – xác định phân khúc cho một tờ báo thông tin chung và có điểm nhấn là các thông tin pháp luật. • Báo Pháp Luật TP.HCM đã có 1 cuộc khảo sát bạn đọc 2009.

  4. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG • Mục tiêu chung: Tìm hiểu ý kiến nhận xét, đánh giá của công chúng hiện nay đối với truyền thông đại chúng nói chung và báo Pháp Luật TP.HCM nói riêng, để có thể giúp báo Pháp Luật TP.HCM tiến hành những cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày một tốt hơn; từ đó xác định phân khúc thị trường mục tiêu và khả năng thâm nhập cũng như mở rộng phân khúc của báo Pháp Luật TP.HCM.

  5. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG • Các Mục tiêu cụ thể: • Xác định công chúng hiện nay (trong đó tập trung vào đối tượng bạn đọc mục tiêu của báo Pháp Luật TP.HCM) đang tiếp cận các loại hình truyền thông đại chúng như thế nào: loại hình truyền thông, lựa chọn các báo và trang mục ưa thích, đọc báo và mua báo. • Xác định vị trí của báo Pháp Luật TP.HCM trong thị trường báo in tại TP.HCM, trong đó chú ý đến các tờ báo đang dẫn đầu thị trường hoặc đang có tiềm năng phát triển mạnh.

  6. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG • Các Mục tiêu cụ thể: • Thu thập ý kiến đánh giá, mức độ hài lòng/ chưa hài lòng của độc giả hiện hữu về nội dung và hình thức của báo Pháp Luật TP.HCM (bản ra hàng ngày và bản cuối tuần), ý kiến về các nội dung và hình thức cần cải tiến. • Xác định nhóm độc giả nào đang rời bỏ báo, lý do rời bỏ và nhóm độc giả tiềm năng (bao gồm việc thu hút lại độc giả cũ) cũng như nhu cầu của họ.

  7. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG Tên gọi của cuộc nghiên cứu: THĂM DÒ Ý KIẾN CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG (TẬP TRUNG VÀO ĐỘC GIẢ CỦA BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM) Giới hạn vùng khảo sát: Tập trung tại thị trường mục tiêu TP. HCM.

  8. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG Nội dung khảo sát: • Các vấn đề chung của báo chí: tần suất đọc báo, mục đích đọc báo, mua báo, trang mục ưa thích, việc chọn lựa các phương tiện truyền thông khác. • Vị trí của báo Pháp Luật TP.HCM: Tần suất đọc báo Pháp luật TP.HCM và các loại báo có cùng hình thức sản phẩm (báo hàng ngày và báo cuối tuần/ chủ nhật) trên cùng thị trường (tập trung vào TP.HCM), lý do một tờ báo nào đó chiếm được thị phần nhiều (được ưa thích/ được chọn mua). • Ý kiến của bạn đọc về báo Pháp Luật TP.HCM: đánh giá tờ báo, ý kiến về các nội dung cần thêm; ý kiến về việc không đọc/rời bỏ báo Pháp luật TP.HCM.

  9. LẬP KẾ HOẠCH VÀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC • Đội ngũ thực hiện gồm: • Tổng biên tập chỉ đạo chung • 1 Phó tổng biên tập chỉ đạo chuyên môn • Phòng Công tác bạn đọc điều phối thực hiện • Cộng tác viên: chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, sinh viên chuyên ngành xã hội học. • Kế hoạch thực hiện: 3 tháng

  10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Rút kinh nghiệm cuộc khảo sát 2009 (Người trả lời nhận phiếu khảo sát gửi kèm theo báo và gửi trả phiếu trả lời về tòa soạn 979 phiếu): • Dựa hoàn toàn vào tính tích cực của người trả lời. • Do đó, mẫu nghiên cứu không thể hiện đầy đủ chân dung bạn đọc của báo Pháp Luật TP.HCM: đa số là nam giới, người lớn tuổi, tỷ lệ hưu trí không ít. • Không tiếp cận được với công chúng tiềm năng: chưa đọc hoặc rời bỏ báo.

  11. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô tả mẫu khảo sát 2009: • Tuổi: 69,6% từ 43 đến trên 60. • Nghề nghiệp: 37,2% làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, 59,1% thuộc khu vực khác, tập trung khối cơ quan chính quyền 19,8%, hưu trí 17,3%, dịch vụ giáo dục-y tế 7,8%, khối Tòa án-VKS 3,4%. • Giới tính: 74,3% độc giả nam, 25,7% độc giả nữ. • Trình độ học vấn: 55,9% có trình độ ĐH và trên ĐH, 41,2% trình độ trung học phổ thông (không loại trừ trong số này có một bộ phận dở dang ĐH).

  12. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô tả mẫu khảo sát 2009: • Khu vực người trả lời:

  13. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các vấn đề đặt ra từ kết quả mẫu 2009 để quyết định chọn mẫu 2013 • Độ tuổi Báo Pháp Luật TP.HCM kỳ vọng mở rộng đối tượng trẻ, chú ý đến thanh niên sinh viên – là những người sắp tham gia chủ đạo vào đời sống lao động, đời sống xã hội.

  14. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các vấn đề đặt ra từ kết quả mẫu 2009 để quyết định chọn mẫu 2013 • Nghề nghiệp Xác định khả năng tăng tỉ lệ bạn đọc trong khối Tòa án-Viện kiểm sát, Luật sư và dịch vụ giáo dục-y tế để nhằm đến thị trường độc giả dài hạn trình độ học vấn cao bằng thế mạnh đặc thù của báo. Cần có mẫu đánh giá nhu cầu của sinh viên khối ngành Luật, Kiểm sát, các trường ĐH Công an và các ngành quản lý để thiết lập trang mục thu hút độc giả trẻ trong khối này.

  15. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các vấn đề đặt ra từ kết quả mẫu 2009 để quyết định chọn mẫu 2013 • Giới tính Có thật sự báo Pháp luật TP.HCM là đặc trưng cho phái tính nam? Cần thêm gì cho độc giả nam hiện hữu? Đánh giá của bạn đọc nữ về tờ báo và nhu cầu mang tính nữ trong bối cảnh xã hội ngày càng gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia và đóng góp vào nhiều hoạt động xã hội tại Việt Nam không thua gì nam giới

  16. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các vấn đề đặt ra từ kết quả mẫu 2009 để quyết định chọn mẫu 2013 • Học vấn Cần xác định nhu cầu thông tin mới của nhóm độc giả có học vấn từ đại học trở lên và PTTH - hướng tới việc cung cấp thông tin vừa chuyên sâu vừa phổ cập cho nhiều đối tượng có mức độ tiếp nhận khác nhau.

  17. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các vấn đề đặt ra từ kết quả mẫu 2009 để quyết định chọn mẫu 2013 • Khu vực TP.HCM vẫn là khu vực tập trung bạn đọc của báo Pháp luật TP.HCM. Miền Đông và miền Tây Nam Bộ cũng là những thị trường cần chú ý. .

  18. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp khảo sát thực địa: (1) Khảo sát định lượng dạng F2F/Postal Đối tượng khảo sát: Bạn đọc tại TP.HCM (a). Đối tượng bạn đọc của báo: Phát Phiếu thăm dò ý kiến kèm báo và nhận phản hồi qua bưu điện đối với những người đang đọc báo Pháp Luật TP.HCM. (b). Đối tượng công chúng – độc giả mục tiêu: Điều tra viên đi phát phiếu trực tiếp dựa trên các tiêu chí mục tiêu: 900 phiếu. • Với khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ chỉ thu thập phiếu bạn đọc gửi về, không phát phiếu trực tiếp.

  19. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp khảo sát thực địa: (2) Khảo sát định tính Gặp gỡ và phỏng vấn các bạn đọc thân thiết của báo và đăng trên chuyên mục Bạn đọc góp ý báo cải tiến (từ cuối tháng 5 đến nay) – 100 ý kiến.

  20. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xây dựng bản hỏi: Phiếu thăm dò ý kiến (bản hỏi anket) • Nội dung bản hỏi đáp ứng 3 nội dung đã nêu. • Các câu hỏi cụ thể có tham khảo bản hỏi khảo sát năm 2009 để so sánh và bổ sung các nội dung theo yêu cầu mới của Ban biên tập báo Pháp Luật TP.HCM. • Các tiêu chí về đặc điểm nhân khẩu – xã hội để phân loại công chúng gồm: giới tính, tuổi, học vấn, việc làm, chức vụ và nơi cư trú. • Điều tra thử 10 phiếu (SV, công chức, luật sư, cán bộ nghiên cứu, giáo viên)

  21. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện (a). Đối tượng bạn đọc của báo: dựa vào tính tích cực của người trả lời phản hồi Phiếu thăm dò ý kiến cho báo. (b). Đối tượng công chúng – bạn đọc mục tiêu: chọn mẫu thuận tiện theo chỉ tiêu - ưu tiên các đối tượng đang làm việc, có học vấn cao, việc làm có liên quan ít nhiều đến pháp luật; tập trung đối tượng trẻ (sinh viên các trường có liên quan đến pháp luật)

  22. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện (b). Tiêu chí chọn mẫu đối tượng công chúng – bạn đọc mục tiêu: 1. Người sinh sống làm việc và học tập tại Tp. HCM 2. Giới tính: Tỷ lệ không thấp hơn 25% là nữ 3. Học vấn: tốt nghiệp lớp 12 trở lên 6. Tuổi: Từ 18 tuổi trở lên 7. Các nhóm nghề nghiệp như sau:

  23. CÁC KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI KHẢO SÁT - Thời điểm điều tra - Đối tượng điều tra - Nội dung bản hỏi - Kỹ thuật thu thập thông tin

  24. CẢM ƠN QÚY VỊ ĐÃ THEO DÕI

More Related