1 / 19

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Văn Hảo Trường Đại học Nha Trang

XU HƯỚNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Văn Hảo Trường Đại học Nha Trang. Hội thảo tập huấn, Nha Trang, 23-24/12/2013. 4. 1. 3. 2. Xu hướng đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ở Việt Nam.

hedda
Download Presentation

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Văn Hảo Trường Đại học Nha Trang

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. XU HƯỚNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh TS. Lê Văn Hảo Trường Đại học Nha Trang Hội thảo tập huấn, Nha Trang, 23-24/12/2013

  2. 4 1 3 2 Xu hướng đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ở Việt Nam Xu hướng đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ở một số nước trên thế giới Mục đích đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Thuật ngữ “chương trình đào tạo” NỘI DUNG

  3. Curriculum: Curriculum: Là một văn bản quy định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, nội dung các khối kiến thức và các môn học, tổng thời lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn, phương pháp dạy – học, đánh giá và tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên. Program: Đó là nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo (thường là cấp khoa hoặc bộ môn tuỳ theo cơ cấu tổ chức của từng đơn vị) đang triển khai để đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất định. • Thuật ngữ “chương trình đào tạo”

  4. 2. Mục đích đánh giá chất lượng chương trình đào tạo - Giúp các trường đại học thực hiện tốt sứ mạng và mục tiêu của mình. - Giúp các cá nhân/tổ chức liên quan (stakeholders) có những thông tin chính xác cần thiết về các chương trình đào tạo của trường đại học mà họ quan tâm để có những quyết định đúng khi phải giải quyết những vấn đề liên quan đến những chương trình đào tạo ấy.

  5. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới • Đa dạng các hình thức đánh giá từ bên ngoài: • Đánh giá chất lượng (Quality assessment/review/evaluation): • - Nhằm cung cấp cho trường/khoa/BM các góp ý để tiếp tục phát triển CTĐT. • - Không chấm điểm hoặc xếp loại/hạng.

  6. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới • Thẩm định/Kiểm toán chất lượng (Quality audit): • - Nhằm xác định tính hiệu quả của cơ chế, bộ máy, các hoạt động tạo ra chất lượng của CTĐT trên cơ sở so sánh với mục tiêu được đặt ra (bởi nhà trường hoặc cơ quan thẩm định/kiểm toán). • - Kết quả thể hiện bằng một văn bản thẩm định/kiểm toán chính thức.

  7. Kiểm định chất lượng (Quality accreditation): Đánh giá toàn diện các khía cạnh của một CTĐT dựa trên các chuẩn mực chung. Cung cấp kết quả đánh giá: chấm điểm, xếp loại/hạng. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  8. Phát triển hệ thống KĐCL quốc gia: Mỗi quốc gia mong muốn thiết lập một hệ thống KĐCL riêng, với các hệ thống chuẩn mực riêng. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  9. Hoa Kỳ: - Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo (program accreditation) cũng phổ biến như kiểm định chất lượng trường đại học (institutional accreditation). - Người ta còn gọi “kiểm định chất lượng chương trình đào tạo” là “kiểm định chất lượng đào tạo nghề nghiệp” (professional accreditation) hoặc “kiểm định chuyên môn” (specialized accreditation). - Có khoảng52 tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo nghề nghiệp. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  10. Indonesia: - Hội đồng Quốc gia Kiểm định Giáo dục Đại học (National Board for Accreditation in Higher Education) có trách nhiệm kiểm định cả trường đại học lẫn các chương trình đào tạo. - Hội đồng này đưa ra những khuyến cáo trực tiếp về việc cải tiến chương trình. Những khuyến cáo này dựa trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, yếu, những cơ hội và thách thức được nêu trong kết quả kiểm định. - Các khuyến cáo cũng được gửi tới Cục trưởng Cục đại học (Director General of Higher Education) để Cục này có những hành động có tính chính sách liên quan tới các chương trình đào tạo. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  11. Malaysia: - Chất lượng các trường đại học tư thục và các chương trình đào tạo trong các trường này do Lembaga Akkreditasi Negara (LAN) tức là Hội đồng Kiểm định Quốc gia kiểm định. - Việc đánh giá chương trình đào tạo trong các trường đại học công lập do Cục văn bằng Malaysia thực hiện. - Tiêu chuẩn đánh giá do Chính phủ đề ra, có tham vấn ý kiến của các cá nhân/tổ chức liên quan. - Malaysia cũng đã có một số tổ chức đánh giá nghề nghiệp như Hội đồng Y học Malaysia (Malaysian Medical Coucil), Hội đồng Kỹ sư (Board of Engineers) và Hội đồng ngành Pháp luật (Legal Profession Qualifications Board). 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  12. Philippines: Có 3 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định cả các trường đại học và các chương trình đào tạo. - Tổ chức kiểm định chất lượng các trường đại học hiến chương của Philippines (AACCUP) thành lập năm 1987 có chức năng chính là kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo của các trường đại học công. - Hiệp hội kiểm định chất lượng trường phổ thông và trường đại học Philippines (PAASCU). Hoạt động của Hiệp hội được thực hiện ở cấp chương trình đào tạo, bao gồm cả việc đánh giá các hoạt động giáo dục lẫn công tác nghiên cứu khoa học. - Hội đồng kiểm định chất lượng các trường đại học Philippines (PACUCOA), tập trung đánh giá các chương trình đào tạo liên quan chủ yếu đến việc mở rộng trí tuệ, không đơn thuần đào tạo về kỹ thuật hoặc nghề nghiệp (liberal arts), các chương trình đào tạo về giáo dục, thương mại, biển. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  13. Thailand: - Cục Tiêu chuẩn & Đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia (ONESQA) được thành lập năm 2000 chịu trách nhiệm về công tác kiểm định chất lượng. - Vòng kiểm định chất lượng đầu tiên mới chỉ được tiến hành trong năm 2006. - Thailand cũng tiến hành kiểm định chất lượng cả ở cấp trường đại học và cấp chương trình đào tạo. 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  14. Thể hiện vai trò của các tổ chức khu vực: VD: INQAAHE, ENQA, APQN, AUN Chia sẻ các kinh nghiệm hay, hỗ trợ đào tạo nhân lực ĐBCL, xây dựng các định hướng/chuẩn mực chung 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới

  15. 1 2 3 Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET) Accreditation Council for Pharmacy Education (ACPE) Accreditation Council for Business Schools and Programs (ACBSP) 3. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT trên thế giới • KĐCL xuyên quốc gia bởi các tổ chức có uy tín:

  16. 4. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT ở Việt Nam Chủ trương của Bộ GD&ĐT: - “Khuyến khích các cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá, kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế và trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”. (Đề án Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020) - Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục để triển khai đánh giá các cơ sở giáo dục và chương trình GDĐH. (Trích Mục tiêu của Đề án Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020)

  17. Ban hành Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29/11/2013 Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng CTĐT của các trường đại học, cao đẳng và THCN. Thành lập 2 Trung tâm KĐCLGD tại 2 ĐHQG (2013) Thành lập 2 Trung tâm đào tạo kiểm định viên CLGD tại 2 ĐHQG (2013) 4. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT ở Việt Nam

  18. Tham gia KĐCL khu vực, quốc tế. Đến 11/2013: có 15 CTĐT được kiểm định bởi AUN, 02 CTĐT được kiểm định bởi ABET) Chờ tham gia KĐCL CTGD theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT (đến nay vẫn chưa có kế hoạch/lộ trình cụ thể) Chờ tham gia KĐCL CTGD theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT (đến nay vẫn chưa có kế hoạch/lộ trình cụ thể) 4. Xu hướng đánh giá chất lượng các CTĐT ở Việt Nam Xu hướng của các trường đại học: Tham gia KĐCL khu vực, quốc tế. Đến 11/2013: có 15 CTĐT được kiểm định bởi AUN, 02 CTĐT được kiểm định bởi ABET)

  19. Thank You ! www.themegallery.com

More Related