1 / 29

CHƯƠNG TRÌNH THCS 70 TiẾT - Năm học 2011 – 2012 -

ÔN TẬP LÝ THUYẾT NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG. Thực hiện : Trần Như Thảo Tổ : Điện – Cơ – Tin học Trung Tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Hương Trà. CHƯƠNG TRÌNH THCS 70 TiẾT - Năm học 2011 – 2012 -.

huey
Download Presentation

CHƯƠNG TRÌNH THCS 70 TiẾT - Năm học 2011 – 2012 -

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG Thực hiện: Trần Như Thảo Tổ : Điện – Cơ – Tin học Trung Tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Hương Trà CHƯƠNG TRÌNH THCS 70 TiẾT- Năm học 2011 – 2012 -

  2. 1- Điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác: cơ năng ( động cơ điện…), nhiệt năng ( bếp điện..), quang năng ( đèn điện…).2- Điện năng được sản xuất trong các nhà máy điện ( nhiệt điện, thủy điện…) và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao, không ồn, ít hao phí…3- Quá trình truyền tải, phân phối và sử dụng điện dễ dàng tự động hóa và điều khiển từ xa.-Trong sinh hoạt điện năng đóng vai trò quan trọng như ánh sáng, nhiệt, máy vô tuyến, các thiết bị điện và điện tử, tin học mới hoạt động được.-Nhờ điện năng mới nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống, thúc đẩy KH-KT phát triển… Câu 1:Vaitròcủađiệnnăng?

  3. Câu 2: Giáo dục nghề điện dân dụng có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh chúng ta hiện nay? Nghề điện dân dụng có ý nghĩa rất thiêt thực trong học tập và trong đời sống là vì: + Giúp chúng ta biết nguyên lí và cách lắp đặt mạng điện sinh hoạt, mạng điện chiếu sáng trong nhà ở… +Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện … +Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện sinh hoạt, các thiết bị và đồ dùng điện … Do vậy, nghề điện dân dụng góp phần thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, sự phát triển nghành điện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

  4. Câu 3: Tai nạn điện xảy ra do những nguyên nhân nào? -Chạm vào vật mang điện như: Không cắt điện khi sửa chữa, vô ý chạm vào bộ phận mang điện. Do sử dụng các dụng cụ điện có vỏ kim loại mà bị hỏng cách điện rò điện ra vỏ… - Tai nạn do sự phóng điện: Vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện ( cao và hạ thế…) điện phóng qua gây giật hoặc đốt cháy cơ thể.. -Do điện áp bước: Điện áp chênh lệch giữa 2 bước chân người khi di chuyển trong vùng bị nhiễm điện cao thế.. Điện áp bước: Giải thích?

  5. Điện áp bước là gì ? Là điện áp chênh lệch giữa 2 bước chân khi đứng trong vùng bị nhiễm điện cao thế: khi dây cao thế bị đứt dây chạm đất, dây nối đất ở cột điện bị chập với dây cao thế… Cao thế >10.000 vôn UT > U S ; UT - U S > 50 vôn

  6. Câu 4: Nêu các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt? Chống chạm vào các bộ phận mang điện: Cách điện tốt như bọc cách điện mối nối , che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, cầu chì, công tắc,..Tuyệt đối không dùng dây trần khi lắp mạch điện trong nhà Sử dụng các dụng cụ và thiết bị an toàn điện: Đứng trên các vật lót cách điện khi sữa chữa, dúng các dụng cụ đồ nghề có bọc cách điện như tua vít, kìm điện…Nên có bút thử điện để kiểm tra điện áp an toàn… Nối đất bảo vệ hoặc nối trung tính bảo vệ an toàn cho các thiết bị và đồ dùng điện.( Sơ đồ nối đất )

  7. -Nối đất bảo vệ: Sơ đồ thực hiện& nguyên lý bảo vệ - Do điện trở dây nối đất nhỏ ( < 4 Ω ) so với điện trở người rất lớn ( Rn > 100.000 Ω ) nên dòng điện qua người ( In) nhỏ hơn nhiều so dòng nối đất ( I nđ ) R n >100.000 ΩI n < 100 mA R nđ < 4 ΩI nđ >> I n I nđ I n

  8. -Nối đất bảo vệ: Nguyên lý bảo vệ thế nào? R n >100.000 ΩI n < 100 mA R nđ < 4 ΩI nđ >> I n I n I nđ I n

  9. Câu 5: Khi có người bị điện giật, ta phải làm gì? + Đối với điện cao áp: Nhất thiết phải thông báo cho trạm điện cắt điện trươc khi đến gần nạn nhân để cấp cứu. + Đối với điện hạ áp: - Tình huống nạn nhân ở dưới đất : Cắt cầu dao, rút phích điện, tắc công tắc hay rút cầu chì ở nơi gần nhất. Hoặc dùng dao có cán gỗ khô chặt đứt dây điện, dùng giẻ khô bọc tay cách điện để kéo nạn nhân khỏi nguồn điện… - Người bị nạn ở trên cao: Nhanh chóng cắt điện, nhưng phải có biện pháp hứng đỡ an toàn + Dây điện bị đứt, chạm vào nạn nhân: Dùng sào tre khô, gỗ khô để gạt dây ra khỏi người nạn nhân. Hoặc gây đoản mạch đường dây nhân tạo để cắt điện nguồn..

  10. Câu 6: Những hư hỏng thường gặp trong mạng điện sinh hoạt?- Mạng điện trong nhà thường có những hư hỏng chính là đứt mạch, ngắn mạch, rò điện và quá tải. 1- Đứt mạch: Mạch điện bị đứt 1nơi nào đó làm ngừng quá trình cung cấp điện cho 1 nhánh hay tòan bộ mạch. Nguyên nhân là do đứt cầu chì, mối nối xấu, tuột đầu dây, lõi bị đứt ngầm … 2- Ngắn mạch: Do hỏng cách điện giữa dây pha và dây nguội: ngắn mạch làm nổ cầu chì, nếu dòng ngắn mạch tồn tại lâu sẽ làm cháy dây, hỏng các thiết bị điện hoặc cháy nhà… 3- Sự cố rò điện: Do hỏng cách điện giữa phần mang điện của thiết bị hoặc dây dẫn ra vỏ. Rò điện có thể gây tai nạn điện nhưng mạch điện vẫn làm việc được.

  11. Câu 7: Trong đời sống sinh hoạt, chúng ta thường gặp những loại động cơ điện nào? Khi sử dụng động cơ đó nên chú ý điều gì? -Trong sinh hoạt, chúng ta thường gặp các loại động cơ điện xoay chiều 1 pha như quạt điện, máy bơm nước, máy sấy tóc.. - Ngoài ra, còn có các loại động cơ 1 chiều trong các thiết bị gia dụng khác… + Khi sử dụng động cơ điện cần lưu ý:- Trước khi sử dụng: Phải đọc lí lịch máy, biết các số liệu kĩ thuật để sử dụng cho đúng. Kiểm tra phần an toàn điện và phần cơ khí… - Khi sử dụng: Thường xuyên theo dõi, quan sát, thấy có hiện tượng không bình thường phải dừng máy, kiểm tra, sửa chữa. - Khi ngừng sử dụng: Cần lau sạch máy, làm công tác bảo dưỡng định kì như tra dầu mỡ, để nơi khô ráo…

  12. Câu 8: Cách sử dụng máy sấy tóc? - Không sử dụng máy sấy tóc khi đang tắm, rửa . - Không để máy sấy tóc rơi xuống nước hoặc dung dịch khác nhất là khi đang cắm điện. - Không dùng máy để làm việc quá nặng nề ( làm tan đá ở tủ lạnh..) - Không chọc que qua cửa thổi gió… - Không dùng máy trong môi trường có hơi hóa chất ( như khi phun nước hoa lên tóc dùng máy sấy sẽ gây cháy..) - Không được tháo màn chắn cửa gió vào và ra…

  13. Sử dụng máy giặt nên như thế nào • Máy giặt là đồ dùng điện cơ phổ biến trong gia đình

  14. Φ Φ N1 N1 U2 U2 E2 E2 E1 E1 I2 I2 I1 I1 I1 I1 N2 N2 Tìm hiểu nguyên lý làm việc của MBA 1 pha: Φ I1 I2 U1 ̴ E1 E2 U2 N2 N1 • - Khi nối cuộn N1 với dòng điện sơ cấp I1, dòng điện này sẽ sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên (Φ). • Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng cảm ứng ra suất điện động cảm ứng E2 trong cuộn dây thứ cấp, tỷ lệ với số vòng dây N2. • Đồng thời từ thông biến thiên đó cũng sinh ra suất điện động tự cảm E1 trong cuộn sơ cấp, tỷ lệ số vòng dây sơ cấp N1. • Bỏ qua tổn thất về điện và từ thì ta có: • Tỷ số của máy biến áp là:

  15. Sử dụng máy giặt nên như thế nào 1- Chú ý máy giặt sử dụng xà phòng riêng: Loại xà phòng matic ít bọt không làm hỏng máy...2- Giặt riêng đồ nặng và đồ nhẹ…3- Giặt riêng đồ màu sáng và đồ dễ phai màu…4- Kiểm tra các đồ vật như nữ trang, đồng hồ, kim găm, chìa khóa…trong đồ giặt trước khi giặt.5- Chuyển chế độ giặt phù hợp loại đồ giặt để tiết kiệm điện, nước…Đặt chế độ giặt trên phím chọn chương trình.6- Ấn phím khởi động hoặc hẹn giờ giặt…

  16. -Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang:

  17. - Giải thích nguyên lý hoạt động của đèn ống huỳnh quang:

  18. Cắt - Khi đèn đã sáng, thì tăng phô có tác dụng hạn chế dòng điện qua bóng đèn nhờ điện áp rơi trên nó, và điện áp trên hai đầu bóng đèn bây giờ thấp hơn điện áp phát sáng của bóng ne-on trong con chuột, nên con chuột ngưng hoạt động. - Nếu vì lý do gì đó mà đèn bị tắt (vẫn có điện ) thì điện áp cao lại đặt lên hai chân con chuột và quá trình khởi động lại diễn ra như trên. - Khởi động đèn: khi đóng mạch (mạch điện được nối vòng qua chấn lưu, hai dây tóc và con chuột), lúc này mạch hở nên toàn bộ điện áp 220V đặt lên hai chân con chuột, làm nóng thanh lưỡng kim, thanh lưỡng kim nở nối kín mạch để đốt nóng hai đầu dây tóc (tăng phát xạ điện tử), thanh lưỡng kim nguội đi, co lại cắt mạch. Lúc này ở chấn lưu đã xuất hiện một điện áp cảm ứng tạo tia tử ngoại làm lớp huỳnh quang trong đèn sáng.

  19. Cắt Chất khí Hg dẫn điện ~ • Dòng điện đi qua chấn lưu, giảm điện áp, duy trì phát xạ tử ngoại bên trong ống đèn, dưới tác dụng của tia tử ngoại, lớp bột huỳnh quang phát sáng.

  20. - Nguyên tắc hoạt động: đèn huỳnh quang hoạt động trên nguyên lý phóng điện trong môi trường hơi thủy ngân và khí trơ Néon áp suất thấp (cỡ vài mm Hg) để phát ra chùm tia tử ngoại rồi nhờ chất huỳnh quang biến đổi chùm tia tử ngoại này thành ánh sáng để mắt ta trông thấy. - Để đèn huỳnh quang hoạt động được ngoài bóng đèn ống cần có hai thiết bị khác là chấn lưu và Stacte (con chuột).

  21. 1-Trong con chuột (Starter) có một thanh lưỡng kim thường hở sẽ đóng khi điện áp 2 đầu > 70 V, sau đó nguội đi sẽ cắt mạch. Trong starter có 1 tụ điện (1) để dập tia lửa điện làm tăng tuổi thọ starter. 2- Chấn lưu ( tăng phô , balat) là cuộn dây điện có lõi sắt từ . Mục đích hạn chế dòng điện khi đèn sáng và tạo điện áp cao khi khởi động.

  22. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐiỆN: 1- Mục đích lao động của nghề điện dân dụng là: a- Lắp đặt mạng điện cho sản xuất và sinh hoạt. b- Lắp đặt các trang thiết bị, đồ dùng điện. c- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa mạng điện và thiết bị điện… d- Tất cả các câu trên.

  23. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐiỆN: 2- Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện tùy thuộc vào các yếu tố: a- Cường độ dòng điện, hiệu điện thế... b- Đường đi của dòng điện khi qua cơ thể người. c- Thời gian dòng điện qua người.. d- Cả 3 nội dung trên.

  24. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐiỆN: 3- Câu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mạng điện sinh hoạt: a- Mạng tiêu thụ có điện áp trung và cao thế. b- Gồm có dây dẫn và các thiết bị, đồ dùng điện c- Cấu tạo có mạch chính và các mạch nhánh… d- Có điện áp 127, 220 vôn…

  25. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐiỆN: 4- Khi đi dây trong ống luồn dây, tiết diện của dây dẫn đạt yêu cầu là: a- Chiếm 50% tiết diện ống b- Chiếm ≤ 40% tiết diện ống. c- Chiếm < 60% tiết diện ống. d- Chiếm < 50% tiết diện ống.

  26. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐiỆN: 5- Khoảng cách của bảng điện cách nền nhà hợp lí nhất là: a- Khoảng 1,5 mét… b- Từ 1,3 đến 1,5 mét. c- Dưới 1,6 mét. d- Trên 1,3 mét.

  27. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐiỆN: 6- Một máy biến áp có điện áp sơ cấp U1=220 vôn; số vòng dây sơ cấp N1 = 1100 vòng. Để có điện áp thứ cấp U2 là 20 vôn; số vòng dây phải quấn ở cuộn thứ cấp N2 là: a- 100 vòng. b- 200 vòng. c- 120 vòng. d- Không có câu nào đúng.

  28. từ trường quay lệch pha dòng điện điện từ khung rô to không đồng bộ dòng điện, từ trường quay, điện từ, khung rô to, không đồng bộ, lệch pha, – Điền các từ đúng vào khoảng trống: +Nguyên lí hoạt động của động cơ điện 1 pha không đồng bộ là: - Khi cho dòng điện vào các cuộn dây stato tạo ra……………….. : (do các cuộn dây ………….nhau tạo ra )- Lực ……….do từ trường quay tác động lên …………..cảm ứng khiến khung dây là ………………quay với tốc độ n < n1 . Do đó, người ta gọi là động cơ….………………. 1 pha.

  29. Chúc các các em sức khoẻ và thành công trong kỳ thi nghề phổ thông cơ sở ngày 22 - 4 - 2012.

More Related