1 / 6

Nước Mắm Chứa Urê

Nước Mắm Chứa Urê. Thêm Một Vi Phạm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm. 2007.08.05 Nhã Trân, phóng viên đài RFA

jacie
Download Presentation

Nước Mắm Chứa Urê

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Nước Mắm Chứa Urê Thêm Một Vi Phạm Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm 2007.08.05 Nhã Trân, phóng viên đài RFA Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng thành phố HCM mới đây phát hiện u-rê, một chất độc hại cho sức khoẻ con người, có trong nhiều loại nước mắm. Giới tiêu dùng nói gì và giới chức năng đã xử lý ra sao, Nhã Trân thu thập thông tin liên hệ.  ngày 5 tháng 8 năm 2007 Nguon tin: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/08/05/NewFoundInFoodSafetyViolationFishsauceContainsUrea_NTran/ Space = sang trang Xin mo loa len

  2. Nước mắm bày bán trên cửa hàng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại một lần nữa gây quan tâm dư luận sau khi thông tin nước mắm có chứa u rê được loan tải hôm thứ Năm 2 tháng 8, mà Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá là nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát của đoàn kiểm tra trên 39 mẫu nước mắm, có đến 29 mẫu có chứa độc chất. Tỉ lệ gần 7 phần 10 nước mắm nhiễm độc tố khiến nhiều người lo lắng. Chúng tôi ghi nhận quan ngại của người tiêu dùng qua trao đổi với một số bà nội trợ. Người tiêu dùng lo lắng Bà Mùi, chủ một xưởng giày ở Gia Định, Đồng Nai, hoảng hốt: “Ôi trời ơi, hãi hùng quá. Nghe nói cá ướp phân u rê là để giữ cho lâu hư đó. Bây giờ không còn biết ăn gì nữa. Chắc từ giờ phải xài nước mắm Thái Lan thôi. Phải tẩy chay nước mắm Viết Nam và Trung Quốc” Không chỉ người trong nước mới bức xúc khi nghe nước mắm có chứa u rê mà những kiều bào dùng nước mắm nhập khẩu từ Việt Nam cũng cùng một tâm trạng. Bà Hằng, một cư dân quận Cam, Hoa Kỳ, nói: “Thôi bây giờ hết dám dùng nước mắm Việt Nam. Mà nước mắm ghi sản xuất ở Thái Lan cũng là của bên Việt Nam đem qua, đóng chai ở Thái mà thôi. Nhiều món phải có nước mắm, ví dụ cá bông lau kho tộ. Khổ ghê”

  3. Đúng như hiểu biết của bà nội trợ ở Gia Định, giới hữu trách Việt Nam cho hay lâu nay đa số các nhà sản xuất nứơc mắm đều dùng urê để ướp và giữ cá được tươi lâu trên đường vận chuyển hoặc với dụng ý tăng độ đạm của thành phẩm. Thôi bây giờ hết dám dùng nước mắm Việt Nam. Mà nước mắm ghi sản xuất ở Thái Lan cũng là của bên Việt Nam đem qua, đóng chai ở Thái mà thôi. Nhiều món phải có nước mắm, ví dụ cá bông lau kho tộ. Khổ ghê. Bà Hằng, một cư dân quận Cam, Hoa Kỳ Tin nước mắm chứa u rê khơi dậy nỗi lo âu, chán nản của người tiêu dùng về phẩm chất của thực phẩm trên thị trường. Trong vài năm trở lại đây một loạt thực phẩm chế biến của Việt Nam bị phát hiện mang độc chất, nếu không chất này thì chất khác, khiến mọi người lo lắng. Rượu đế được chấm thuốc rầy cho trong…tôm ướp trụ sinh chloramphenicol, tức “thuốc đắng” theo danh từ dân gian…. mít, sầu riêng được quét u rê vào cuống cho tươi lâu... bánh phở, hủ tiếu chứa formol cho lâu thiu… giò chứa hàn the gấp hàng chục lần cho phép… nước uống đóng chai, được quảng cáo là “tinh khiết” hoặc “siêu sạch” nhưng mang chất độc hại… tương ớt có chất sudan gây ung thư…

  4. Rồi mới đây nhất là vụ nước tương chứa độc chất M3PCD cũng gây ung thư, mà người tiêu dùng đặt tên là nước tương “đen” v.v… đã thổi một luồng gió lạnh vào bữa ăn của nhiều gia đình. Phát hiện mới tăng thêm nỗi bức xúc chưa nguôi, vì ai nấy đều hiểu rằng u rê, một loại phân bón hoá học, là hóa chất có hại cho người. Bên cạnh lo lắng này người dân còn thêm nỗi lo khác khi được hay mới chỉ có 5 loại nước mắm vi phạm bị thu hồi. Giới thẩm quyền giải thích chưa có biện pháp xử lý 22 mẫu còn lại vì sơ xuất trong quá trình gửi mẫu kiểm nghiệm khiến chưa đủ cơ sở pháp lý để giải quyết. Nói rõ ra là, những loại nước mắm vi phạm của 22 mẫu còn lại hiện vẫn được tự do lưu hành trên thị trường. Bà nội trợ trong nước bức xúc: “Việt Nam mình và Trung Quốc sao không quan tâm gì đến sức khoẻ của người ta hết” Và bà nội trợ hải ngoại thì bất mãn: “Sao nhà nước không có biện pháp gì mạnh để ngừa những vụ như vầy, không cho xảy ra nữa” Biện pháp giải quyết Nói về biện pháp giải quyết, lâu nay người dân truyền nhau rằng cung cách làm việc của giới thẩm quyền còn nhiều bất cập, trong đó năng lực kiểm nghiệm còn yếu và quản lý thanh tra chưa nghiêm nhặt được xem là hai nguyên nhân chính khiến các biện pháp đối phó chưa hữu hiệu.

  5. Một lý do khác khiến nỗ lực của chính quyền không không đủ mạnh là vấn đề qui định trách nhiệm. Từ chục năm nay trách nhiệm kiểm tra và xử lý vi phạm VSATTP chưa được phân công rõ rệt, nếu không nói là tròng chéo giữa các cơ quan thẩm quyền. Vì vậy tuy hàng trăm vụ vi phạm đã xảy ra đều đặn bao năm qua nhưng chưa có chỉ dấu cho thấy tệ nạn sẽ được bài trừ. Kỹ sư Huỳnh Lê Thái Hoà, Trưởng phòng VSATTP tháng trứơc nhìn nhận vấn đề qui định trách nhiệm cho cơ quan chức năng chưa được rõ ràng. Trong một cuộc giao lưu trực tuyến về vệ sinh an toàn thực phẩm do báo Tuổi Trẻ Online chủ xướng mới vài tuần trước, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Viện phó viện vệ sinh y tế công cộng TP HCM, cho hay khi tìm thấy chất độc hại trong thực phẩm, viện sẽ báo cáo khẩn cho Cục quản lý VSATTP đồng thời thông báo cho các bên liên hệ. Bác sĩ Trần Văn Ký, văn phòng Hội Khoa học Kỹ thuật Thực phẩm Việt Nam, thì nói rõ rằng việc xử lý các cơ sở vi phạm trong chế biến thưc phẩm thuộc về trách nhiệm của ngành y tế. Thế nhưng trên thực tế, các ban ngành đùn đẩy cho nhau. Không một cơ sở nào chính thức lãnh trách nhiệm về các vi phạm.

  6. Nói đến vấn đề thông tin về VSATTP, Trưởng phòng VSATTP Sở Y tế TP HCM, trong buổi giao lưu trực tuyến xác định rằng vấn đề công khai tin tức để người tiêu dùng biết nhằm chọn được sản phẩm an toàn là cần thiết, và là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Trong khi chờ đợi các biện pháp quyết liệt và minh bạch của chính quyền, xem ra người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác hơn là tiếp tục dùng các loại nước mắm, có khả năng chứa độc chất, hoặc chuyển qua sản phẩm của một số nước lân cận, mà họ nghĩ rằng tinh khiết. Tin mới nhất cho biết cơ quan chức năng vừa phát hiện gần 5 ngàn hồ sơ chứng nhận kết quả kiểm nghiệm VSATTP bị tiêu hủy mà không có lý do chính đáng, và Sở Y tế TP HCM vừa ra chỉ thị truy tìm ngừơi cung cấp thông tin cho báo chí đăng tải việc kỷ luật những viên chức liên can đến vụ nước tương chứa độc chất. Những thông tin đó càng làm cho người tiêu dùng và báo chí thêm ngờ vực về khả năng có "ai đó" đã ém nhẹm thông tin về an toàn thực phẩm. Đã có dư luận yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

More Related