1 / 38

I. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ( Xem tài liệu trang 1-3)

I. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ( Xem tài liệu trang 1-3). Có nhiều cách phân loại NCKH. Thông thường có một số cách phân loại sau: Theo Chức năng nghiên cứu , có các loại: 1/ Nghiên cứu mô tả 2/ Nghiên cứu giải thích 3/ Nghiên cứu giải pháp 4/ Nghiên cứu dự báo

joy-short
Download Presentation

I. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ( Xem tài liệu trang 1-3)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. I. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC( Xem tài liệu trang 1-3) Có nhiều cách phân loại NCKH. Thông thường có một số cách phân loại sau: Theo Chức năng nghiên cứu, có các loại: 1/ Nghiên cứu mô tả 2/ Nghiên cứu giải thích 3/ Nghiên cứu giải pháp 4/ Nghiên cứu dự báo Theo các giai đoạn nghiên cứu, có các loại: 1/ Nghiên cứu cơ bản 2/ Nghiên cứu ứng dụng 3/ Nghiên cứu triển khai

  2. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT ĐỀ TÀi NGHIÊN CỨU KHOA HỌC(TL trang 3-9) 1/ Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu • Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức NCKH, trong đó có một nhóm người (nhóm nghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có thể là 1 người hoặc nhiều hơn 1 người. • Đề tài được lựa chọn xuất phát từ một vấn đề nghiên cứu. • Sau khi đã xác định được vấn đề cần nghiên cứu, người nghiên cứu phải đặt tên đề tài cho mình. Tên đề tài rất quan trọng. Nó là bộ mặt của tác giả. Nó thể hiện tư tưởng khoa học của tác giả.

  3. 2/ Làm thế nào đặt tên đề tài có tư tưởng khoa học ? Một số đồng nghiệp không coi trọng lắm việc đặt tên đề tài, lựa chọn những công thức đặt tên đề tài theo lối mòn. Chẳng hạn : “Phá rừng – Hiện trạng, Nguyên nhân và Giải pháp”, hoặc “Hội nhập – Thách thức, thời cơ”, hoặc “Tệ nạn ma túy – Hiện trạng, Vấn đề”, hoặc “Hội phụ huynh học sinh với xã hội hóa công tác giáo dục”… Những dạng tên đề tài như trên đây phải được xem là không đạt yêu cầu về khoa học.

  4. 3/ Đặt tên đề tài như thế nào? Chưa tài liệu nào có quy định quá chặt chẽ về cách đặt tên một đề tài. Tuy nhiên, các yêu cầu sau đây cần tuân thủ khi đặt tên đề tài: 1/ Tên đề tài thể hiện cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài. 2/ Tên của một đề tài khoa học thì chỉ được mang một nghĩa của chủ đề nghiên cứu, không được phép hiểu theo hai hoặc nhiều nghĩa 3/ Tên đề tài phải thể hiện được mục tiêu nghiên cứu; phương tiện thực hiện mục tiêu; môi trườngchứa đựng mục tiêu và phương tiện thực hiện Vì vậy: Tên đề tài là nơi thể hiện cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài, đồng thời cũng khác với Tên một tác phẩm văn học hoặc một bài báo…

  5. Tên đề tài có thể được đặt theo cấu trúc sau:Mục tiêu – Phương tiện – Môi trường Ví dụ đề tài : “Thực hành chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” Mục tiêu là:Nâng cao năng lực cạnh tranh; Phương tiện là:Thực hành chính sách đổi mới công nghệ; Môi trường chứa đựng mục tiêu và phương tiện thực hiện là: Việt Nam gia nhập WTO.

  6. Một số điểm cần tránh khi đặt tên đề tài: • Thứ nhất, tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin. Ví dụ: Một số biện pháp nhằm …Vài suy nghĩ về …Thử bàn về một số… • Thứ hai, hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục tiêu, mục đíchđể đặt tên đề tài như: để…, nhằm…, góp phần…,Bước đầu… nhằm … • Thứ ba, tên đề tài cũng có thể xem là không đạt với những cụm từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn …”, hoặc “Cơ sở khoa học và thực tiễn... • Thứ tư, cũng là không đạt yêu cầu khi chúng ta đặt tên những đề tài có dạng như: “Mại dâm – Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp” …

  7. 4/ Đối tượng nghiên cứu của đề tài Khái niệm:Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự vật hoặc hiện tượng mà đề tài cần làm rõ bản chất trong quá trình nghiên cứu. Ví dụ: - Đề tài “Nhận diện việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” có đối tượng nghiên cứu là “Thời gian ngoài giờ lên lớp của Sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội”. - Đề tài “Ứng dụng lôgic mờ, mạng nơron và mạng PLC trong điều khiển giám sát đèn giao thông” có đối tượng nghiên cứu là “Đèn giao thông”. - Đề tài “Chọn lọc các dòng vô tính keo lá chàm (Acacia auriculiforis) có năng suất chất lượng cao cho trồng rừng một số tỉnh phía Bắc” có đối tượng nghiên cứu là “Keo lá chàm”.

  8. 5/ Xác định mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu nghiên cứu (Research Objective) là bản chất sự vật cần được làm rõ. Mục tiêu nghiên cứu cũng có thể là tìm kiếm nguyên lý của một giải pháp cần sáng tạo, chẳng hạn, một nguyên lý công nghệ, một nguyên lý cho một giải pháp kinh tế hoặc xã hội. • Mục tiêu NC trả lời câu hỏi“Nghiên cứu cái gì ?”. • Tiếng Anh phân biệt “Research Aim” và “Research Objective”. • “Research Aim” là “Mục đích nghiên cứu”. “Mục đích” trả lời câu hỏi “Nghiên cứu để làm gì ?” Mục đích chính là lý do nghiên cứu.

  9. Xác định mục tiêu nghiên cứu (tt) Trongmộtđềtàinghiêncứubaogiờcũngcómộtmụctiêuxuyênsuốt, mangtínhchủđạo, gọilà“Mụctiêuchung” (General Objective hoặc Overall Objective); còncácmụctiêukháclànhững“Mụctiêucụthể” (Specific Objectives). • Trongnhiềuvănbảnhướngdẫnđềtàivàhướngdẫnxâydựngđềcươngnghiêncứu, mụctiêucụthểcũngđượcgọilànhiệmvụnghiêncứu. Lưu ý vềquanhệgiữamụctiêu NC vàđốitượng NC: • Đốitượngnghiêncứu: “Đốitượngnghiêncứu” trảlờicâuhỏi “Sựvậthoặchiệntượngnàocầnlàmrõbảnchất ?”. • Mụctiêunghiêncứu: (Một) bảnchấtnàođócầnlàmrõtrongsựvậthoặchiệntượngđó. “Mụctiêunghiêncứu” trảlờicâuhỏi “Muốnlàmrõbảnchấtnào ” trongnhữngthuộctínhbảnchấtcủađốitượngnghiêncứu ?

  10. Ví dụ minh họa về quan hệ giữa mục tiêu, đối tượng và mục đích nghiên cứu : Với đề tài : “Nâng cao hiệu suất thu hồi actêmixin trong quy trình chiết xuất actêmixin từ cây thanh hao hoa vàng” -Mục tiêu nghiên cứu, tức “bản chất sự vật cần làm rõ” là “Phương pháp để nâng cao hiệu suất thu hồi actêmixin”. -Đối tượng nghiên cứu, tức “cái sự vật cần làm rõ bản chất”, là “quy trình chiết xuất actêmixin từ cây thanh hao hoa vàng” -Mục đích nghiên cứu là tạo nguồn dược liệu sản xuất thuốc sốt rét.

  11. III. Có bao nhiêu nhóm phương pháp thu thập thông tin ? (TL trang 9-10) Có 4 nhóm các phương pháp thu thập thông tin: - Nhóm I, nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Nhóm II, nhóm các phương pháp phi thực nghiệm (xem TL) Nhóm này cũng bao gồm cả phương pháp chuyên gia, bao gồm: + Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về sự kiện khoa học. + Gửi phiếu điều tra (bảng hỏi) để thu thập thông tin liên quan tới sự kiện khoa học. + Thảo luận dưới cáchình thức hội thảo khoa học. - Nhóm III, tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên mô hình tương tự các quá trình diễn ra trên đối tượng nghiên cứu. - Nhóm IV, thực hiện các trắc nghiệm (trong kỹ thuật gọi là thử nghiệm) trên đối tượng khảo sát để thu thập thông tin phản ứng từ phía đối tượng khảo sát.

  12. IV. CHỌN MẪU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ(TL trang 10 -12) Ý nghĩa: Việc chọn mẫu có ảnh hưởng quyết định tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và chi phí các nguồn lực cho công cuộc khảo sát. Yêu cầu: Việc chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu nhiên, nhưng phải mang tính đại diện, tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu. Có hai loại mẫu: • Mẫu phi xác suất: Mẫu phi xác suất là loại mẫu được chọn trong một khách thể (quần thể) có thành phần được xem là đồng nhất (theo [2]) • Mẫu xác suất: Chọn mẫu xác suất là chọn ngẫu nhiên, nhưng theo một tiêu chí nào đó về mẫu để đảm bảo mẫu có tính đại diện (theo [1]) (Sẽ liên hệ trở lại ở mục VII- Chọn mẫu trong NCKHSP ứng dụng)

  13. V. THẨM ĐỊNH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU(Trang 12) • Dẫn nhập: • Tại các Trường hiện nay, hầu như không tổ chức công tác Thẩm định đề cương nghiên cứu., mà việc này được “dồn toa” về Sở… • Phần này giới thiệu cách nhận dạng một số lỗi thường gặp trong quá trình thẩm định một đề cương nghiên cứu • Trong quá trình thẩm định một đề cương, có 3 loại lỗi được xem xét: Lỗi khoa học, lỗi lôgic và lỗi cú pháp phương pháp luận. • Lỗi có thể mắc ở tất cả các mục của đề cương, nhưng tập trung nhất là ở Tên đề tài, Mục tiêu nghiên cứu, Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu. Lôgic nghiên cứu của các khoa học là hoàn toàn tương đồng. Vì vậy, chúng tôi chọn các ví dụ để trình bày trong phần này đề cương của ngành tương đối dễ nhận dạng nhất, là ngành Quản lý giáo dục.

  14. THẨM ĐỊNH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU(tt)Ví dụ 1 1/ Tên đề tài: Nâng cao việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa. 2/ Lý do nghiên cứu 3/ Lịch sử nghiên cứu 4/ Mục tiêu nghiên cứu 5/ Phạm vi nghiên cứu 6/ Mẫu khảo sát 7/ Câu hỏi nghiên cứu 8/ Giả thuyết khoa học 9/ Phương pháp chứng minh luận điểm (Giả thuyết khoa học) 10/ Dự kiến luận cứ ( cơ sở lý luận và thực tiễn) ( xem TL trang 13- 14)

  15. PHÂN TÍCH LỖI (Khoa học, Logic, Cú pháp) - Tên đề tài: Bị mắc lỗi cú pháp, vì người ta có thể nói “Nâng cao năng lực áp dụng …”, “Nâng cao trình độ áp dụng …”, hoặc “Nâng cao hiệu quả áp dụng …”, chứ không thể “Nâng cao việc áp dụng ….”. - Mục tiêu: Bị lỗi Lôgic , thể hiện ở những nội dung sau: “Tìm hiểu sự tác động của việc áp dụng CNTT tới quản lý.…”. Dù viết lại kiểu gì, thì tên đề tài cũng không thể phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. (Nâng cao năng lực áp dụng/Tìm hiểu sự tác động) • Câu hỏi nghiên cứu: “Áp dụng CNTT như thế nào …?” cũng lại lệch sang một hướng hoàn toàn khác. Lẽ ra phải là “Làm thế nào để nâng cao năng lực…” • Giả thuyết nghiên cứu: “Vai trò của CNTT giúp…” Lẽ ra GTNC phải là “Khi nâng cao năng lực áp dụng CNTT thì…”Như vậy, tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu hoàn toàn lạc lôgic với nhau.

  16. Thẩm định đề cương nghiên cứu (tt)Ví dụ 2 Đề tài: Tạo động lực chính có tính chất phi kinh tế nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại địa phương. • Tên đề tài: Mục tiêu, ph tiện và môi trường hoàn toàn hợp LG • Mục tiêu: Tạo động lực chính có tính chất phi kinh tế nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại địa phương. • Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để tạo được động lực có tính chất phi kinh tế nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại địa phương? • Giả thuyết nghiên cứu: “Nếu biết tạo cơ hội…”, viết như thế này bao giờ cũng đúng, cho nên đề tài không có tư tưởng khoa học. (mà nên viết cụ thể về mặt tư tưởng khoa học “Tạo cho họ cơ hội nào để thăng tiến phát triển nghề nghiệp”).

  17. Thẩm định đề cương nghiên cứu (tt)Ví dụ 3 Đề tài: Biện pháp giáo dục SKSS VTN trong các trường THPT ở thành phố Nam Định. 1/ Tính Lôgic: Mắc lỗi lôgic -Tên đề tài: Biện pháp giáo dục SKSS VTN trong các trường THPT ở thành phố Nam Định. - Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra, thiết kế các biện pháp giáo dục SKSS VTN ở các trường THPT thành phố Nam Định - Câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để giáo dục SKSS VTN trong các trường THPT ở thành phố Nam Định? - Giả thuyết nghiên cứu: (Giả thuyết trả lời câu hỏi: Giáo dục ở đâu ?) +Giáo dục SKSS VTN cho học sinh trong giờ học chính khóa. +Giáo dục SKSS VTN thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2/ Tư tưởng khoa học: Không có tư tưởng khoa học, chỉ như một đề án.

  18. Thẩm định đề cương nghiên cứu(tt)Ví dụ 4: Đề tài:Nguyên nhân trẻ em không muốn đến trường(Trang 20) • 1/ Tính Lôgic: Chưa hoàn toàn lôgic - Tên đề tài: Nguyên nhân trẻ em không muốn đến trường. (cần xác định môt động từ trước Nguyên nhân) - Mục tiêu: Chỉ rõ nguyên nhân trẻ em không muốn đến trường nhưng diễn đạt quá dài dòng, lấn sang nhiệm vụ nghiên cứu. • Câu hỏi nghiên cứu: Rất nhiều câu hỏi về các nguyên nhân, việc này đáng hoan nghênh - Giả thuyết nghiên cứu: Nguyên nhân trẻ không muốn đến trường là do “Chương trình dạy của các nhà trường mầm non chưa phù hợp”. Điều này chưa LG với mục tiêu NC • 2/ Tư tưởng khoa học: Có tư tưởng khoa học, nhưng không sâu sắc.

  19. VI. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT ĐỀ TÀI NCKH (Dưới dạng Khóa luận, Luận văn, Luận án) Ví dụ phân tích một luận văn thạc sĩ (Trang 23) • Để phân tích một luận văn, thực ra chúng ta chỉ cần đọc bản tóm tắt luận văn là đủ, vì trong đó, tác giả đã nêu những tư tưởng hết sức cô đỌng. • Sau đây là một tóm tắt luận văn thạc sĩ của ngành Quản lý Giáo dục. Chúng tôi chọn luận văn này, vì nó được viết bằng ngôn ngữ lôgic, rất dễ đọc cho các bạn đồng nghiệp thuộc mọi ngành khác, bất kể là khoa học cơ bản, khoa học công nghệ, khoa học kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn …

  20. ĐÁNH GIÁ MỘT ĐỀ TÀI NCKHĐề tài luận văn:Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT XYZThành phố PQR (Xem TL từ trang 23 – 43)

  21. PHẦN PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT Để dễ theo dõi, các nguyên tắc phân tích được nhắc lại như sau: • Lỗi khoa học • Lỗi lôgic, và • Lỗi cú pháp Tuy nhiên, trong thực tế thì việc nhận ra các lỗi luôn phức tạp. Công việc phân tích được tiến hành theo những bước sau:

  22. Bước 1. Đánh giá khái quát về đề tài 1/Tên đề tài, Tuy chưa thể hiện được tư tưởng khoa học, nhưng rõ nghĩa, người đọc hiểu được ý định nghiên cứu của tác giả, mặc dù cụm từ “Một số” không làm người đọc hài lòng lắm. 2/ Mục tiêu nghiên cứu (Research Objective),(trang 24) Tác giả không phân biệt được Mục tiêu nghiên cứu với Mục đích nghiên cứu (Research Aim), hơn nữa, trong mục tiêu tác giả không chỉ giới hạn trong phạm vi “hiệu trưởng” của “trường XYZ thuộc tỉnh PQR”, mà lại xem xét trên một phạm vi rộng hơn, không giới hạn trong phạm vi công việc quản lý của ông “Hiệu trưởng của trường XYZ”, mà nghiên cứu về hoạt động quản lý của một nhà trường trên tỉnh PQR.Đây cũng có thể xem là một lỗi lôgic. Trong phần trình bày “Mục tiêu”, tác giả viết sai thành “Mục đích”. “Mục tiêu” trả lời câu hỏi “Làm cái gì ?”, còn “Mục đích” trả lời câu hỏi “Để làm gì ?”. Đó chính là “Lý do nghiên cứu”.

  23. 3/ Nhiệm vụ nghiên cứu: (trang 24)Trình bày đủ và rõ Tuy nhiên, nhiệm vụ(1) và (2) không hợp lôgic với tên đề tài. Tác giả trình bày hai nhiệm vụ đó như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý quá trình dạy học và quản lý nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông. - Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và việc quản lý quá trình dạy học ở trường THPT XYZ, tỉnh PQR. Đối chiếu tên đề tài là “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học …”, thì thấy rất rõ, hai nhiệm vụ đó không hướng vào việc tìm kiếm các “Biện pháp quản lý” để “Nâng cao chất lượng giáo dục”. (Điều này liên quan đến những nội dung của các chương luận văn sau này).

  24. 4/ Câu hỏi nghiên cứu ? Một lỗi rất quan trọng nữa, là tác giả đã không chỉ rõ sẽ giải quyết vấn đề gì trong đề tài này, tức là không đưa ra câu hỏi nghiên cứu, là một cầu nối rất quan trọng để xác định các nội dung nghiên cứu sau này. Vì vậy, không thể biết được tác giả định giải quyết vấn đề gì trong tài này.

  25. 5/ Giả thuyết nghiên cứu (trang 25) “Chất lượng dạy học ở các trường THPT tỉnh PQR hiện nay còn có nhiều hạn chế. Nếu xây dựng và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các biện pháp quản lý được hệ thống hóa, có tính khả thi và hiệu quả sẽ nâng cao được chất lượng dạy học ở các nhà trường THPT”. Giả thuyết nghiên cứu trình bày nt là không có tư tưởng khoa học. Đây là loại giả thuyết “lúc nào cũng đúng”, không cho biết tác giả có ý định gì, có tư tưởng gì trong khi trả lời vào câu hỏi nghiên cứu: “nếu có biện pháp “linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ …, được hệ thống hóa, có tính khả thi và hiệu quả…”

  26. Giả thuyết nghiên cứu (tt) Một giả thuyết đặt ra được hiểu đúng mọi lúc mọi nơi. Khi tiếp cận một đề tài về khoa học quản lý mà ta đọc được một giả thuyết có dạng “Nếu xây dựng và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các biện pháp quản lý được hệ thống hóa, có tính khả thi và hiệu quả sẽ nâng cao được…”. Thì có thể nói Giả thuyết này mắc lỗi khoa học một cách hết sức nghiêm trọng. Để so sánh, chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản sau đây.

  27. Giả thuyết nghiên cứu (tt) Ông A đến một trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em hỏi một chuyên gia tư vấn B: “Cháu nhà tôi hư quá, ông hướng dẫn cho tôi xem nên dạy cháu thế nào cho ngoan đây” (Đây chính là một dạng câu hỏi giống như câu hỏi nghiên cứu mà chúng ta đã nêu ở trên). Chuyên gia tâm lý B trả lời giống như đưa ra một luận điểm về giáo dục: “Nếu ông xây dựng và áp dụng được một cách linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các biện pháp dạy cháu được hệ thống hóa, có tính khả thi và hiệu quả thì cháu sẽ ngoan”. Với ví dụ này, người ta thấy ngay là ngài chuyên gia tâm lý kia đưa ra một ý kiến rất …vô tích sự. Thà rằng ông ta nói “Muốn cháu ngoan thì ông phải đánh” thì còn có ý tưởng, có giá trị hướng dẫn người ta hành động.

  28. Bước 2.Đánh giá Chương 1 về luận cứ lý thuyết 1/ Trước hết, tên Chương 1 (Trang 25) không đúng(CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ DẠY HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT),vì nó chỉ bàn cơ sở lý luận của việc “Quản lý dạy học” và “Nâng cao chất lượng dạy học”, là hai nội dung tách rời nhau, không quan hệ gì với nhau. Theo như tên đề tài, tên chương này phải là“Cơ sở lý luận về sự tác động của các biện pháp quản lý đến việc nâng cao chất lượng dạy học”.

  29. Chương 1 (tt) 2/ Nội dung của Chương 1 cần phải bao gồm như sau: + Trước hết phải định nghĩa rõ 2 khái niệm “Các biện pháp quản lý” và “Chất lượng dạy học”, đồng thời phải chỉ rõ tiêu chí về “Nâng cao chất lượng dạy học”. + Sau đó phải chỉ rõ, trong đó “Các biện pháp quản lý”, “Biện pháp quản lý nào” đóng vai trò quan trọng trong việc “Nâng cao chất lượng dạy học”. + Cuối cùng, phải chỉ rõ “Cách thức tác động” của “Các biện pháp quản lý” để nâng cao chất lượng dạy học.

  30. Chương 1 (tt) 3/ Tóm lại, trong Chương 1 của luận văn, người ta không tìm thấy có bất cứ nội dung cần thiết nào được đề cập. Tác giả bàn vào một số biện pháp quản lý, như quản lý dạy, quản lý học, quan hệ giữa dạy học và phát triển, quản lý chất lượng, nhưng không hề nói đến mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đến việc “Nâng cao chất lượng dạy học”. + Tác giả cũng không bàn đến một tiêu chí nào để làm chuẩn xem xét chất lượng dạy học có được nâng cao hay không ? Như vậy có thể nói, Chương I về cơ sở lý luận không đạt yêu cầu.

  31. Bước 3. Đánh giá Chương 2. (Trang 33)Luận cứ thực tế về hiện trạng • Căn cứ vào tên đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở …”, thì tên của Chương 2 phải là “Hiện trạng về tác động của các biện pháp quản lý tới việc nâng cao chất lượng dạy học ở …”,chứ không phải như tác giả nêu, là “Thực trạng chất lượng dạy học và quản lý chất lượng dạy học ở …”. • Đi sâu xem xét cụ thể, người ta thấy tác giả bàn về “Sứ mạng của nhà trường”. “Chất lượng dạy học”, và “Thực trạng công tác quản lý chất lượng dạy học, mà không có bất cứ mục nào xem xét thực trạng mối quan hệ giữa “Các biện pháp quản lý” đến việc “Nâng cao chất lượng dạy học” như tên đề tài đã đề cập. • Như thế có thể nói, chương này của tác giả cũng hoàn toàn không đạt yêu cầu như tên đề tài mà chính tác giả đã nêu ra.

  32. Bước 4. Đánh giá Chương 3 (Trang 37) Luận cứ thực tế về giải pháp • Tên của Chương 3 có thể chấp nhận, mặc dù chưa thật sự đạt yêu cầu (Tên chương không nên trùng với tên đề tài). • Xem xét các đề mục của Chương 3, người ta không thấy có mục nào bàn về tác động của “Những biện pháp quản lý” đếnvấn đề “Nâng cao chất lượng dạy học”, mà tác giả lại bàn về “Những biện pháp quản lý chất lượng dạy học”có thể nói là lạc logic. • Tiếp đó tác giả trình bày về kết quả kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý, nhưng hoàn toàn không có phần nào nói về quan hệ giữa các biện pháp quản lý này đến việc nâng cao chất lượng dạy học.

  33. Chương 3 (tt) Nghiên cứu sâu thêm mục 3.3 (trang 41) chúng ta thấy tác giả viết rất rõ là “kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp quản lý để nâng cao nhận thức và các hoạt động sư phạm trong nhà trường”,không bàn một chút gì đến “các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học”như trong tên đề tài đã đề cập. Như vậy, có thể nói, Chương 3 mắc 2 lỗi rất quan trọng. - Hoàn toàn lạc đề, không đạt cả về mặt logic và cả về tư tưởng khoa học. Trong chương này, tác giả chỉ bàn về các biện pháp quản lý dạy học, mà không đề cập bất cứ nội dung nào liên quan tới việc các biện pháp quản lý đó có đưa đến kết quả là “Nâng cao chất lượng dạy học hay không ?” - Hơn nữa, tất cả các biện pháp mà tác giả nêu ra đều không có luận cứ nào để chứng tỏ rằng các biện pháp đó là khả thi.

  34. VII. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TRONG NCKHSPƯD Phương pháp a/ Khách thể nghiên cứu (Chọn mẫu) b/ Thiết kế (Kiểm tra trước tác động) c/ Quy trình nghiên cứu (Triển khai tác động) d/ Đo lường (Kiểm tra, thu thập, xử lý số liệu)

  35. a/ Khách thể nghiên cứu (Chọn mẫu)xem TL trang 43 Chúng tôi lựa chọn trường THPT XYZ, vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc NCKHSPƯD. a. Giáo viên: Hai cô giáogiảng dạy hai lớp 11 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là GV giỏi cấp tỉnh trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. • Nguyễn Thị Đông - GV dạy lớp 11A1 (Lớp thực nghiệm) • Trần Thị Hằng - GV dạy lớp 11A2 (Lớp đối chứng) b. Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về tỷ lệ giới tính, dân tộc, ý thức thái độ học tập; về kết quả học tập của năm học trước, hai lớp cũng tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. (Xem TL tập huấn trang 10)

  36. b/ Thiết kế (Kiểm tra trước tác động) Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 11A1 là nhóm thực nghiệm; lớp 11A2 là nhóm đối chứng. Dùng bài kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý làm bài kiểm tra trước tác động (Đề chung do Sở GD&ĐT ra). Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình (ĐTB ) của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch ĐTB của 2 nhóm trước tác động…

  37. c/ Quy trình nghiên cứu(Triển khai thực nghiêm/ tác động) c1/ Chuẩn bị bài của GV: - Cô Hằng dạy lớp đối chứng: Soạn giáo án không sử dụng các file có định dạng FLASH và VIDEO CLIP, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Nhóm nghiên cứu và cô Đông: Soạn giáo án có sử dụng các file có định dạng FLASH và VIDEO CLIP, đồng thời sưu tầm lựa chọn thông tin và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp… c2/ Tiến hành dạy thực nghiệm: Dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học và thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan.

  38. d/ Đo lường (Thu thập, xử lý số liệu và báo cáo kết quả) • Đề thi/kiểm tra sau tác động do 2 GV và nhóm nghiên cứu tham gia thiết kế (Cả đáp án và thang điểm). • Tổ chức kiểm tra và chấm bài: 2 GV và nhóm nghiên cứu tham gia chấm bài theo đáp án đã xây dựng. • Xử lý số liệu và đánh giá kết quả sau tác động (Xem tài liệu [1])

More Related