1 / 21

VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ. 1. Sự thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu Cuối thế kỉ IV, đế quốc La Mã đi vào suy yếu. Các cuộc nổi dậy của nô lệ, lệ nông tiếp tục nổ ra mạnh mẽ.

liliha
Download Presentation

VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

  2. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 1. Sự thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu Cuối thế kỉ IV, đế quốc La Mã đi vào suy yếu. Các cuộc nổi dậy của nô lệ, lệ nông tiếp tục nổ ra mạnh mẽ. Đến thế kỉ V, cùng với cuộc nổi dậy của dân nghèo, thì người Germanic từ bên ngoài tràn vào chiếm đóng trên phần đất đai của Tây đế quốc La Mã. Người Germanic đã thành lập trên đất đai của Tây đế quốc La Mã những quốc gia mới như: Đông Goths, Tây Goths, Văng Đan, và đặc biệt là vương quốc Frank. Năm 420, Vương quốc Frank được thành lập (tiền thân của nước Pháp ngày nay). Các vua Frank đã thi hành chính sách xâm lược các nước để mở rộng lãnh thổ. Dưới thời Charlemagne, đã tiến hành khỏang 50 cuộc chiến tranh xâm lược, từ đó vương quốc Frank rất rộng lớn. Năm 814, Sáclơmanhơ chết, vương quốc Phơ răng bị suy yếu. Năm 843, lãnh thổ của Phơrăng được chia thành ba phần, và đánh dấu sự ra đời của 3 quốc gia lớn ở châu Âu, đó là : Pháp, Đức và Ý. Đến thế kỉ IX, một số vương quốc khác được thành lập như: vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Romulus Augustus đầu hàng người Germanic năm 476 Năm 814 Đế chế Frankish đạt tới đỉnh điểm Đế quốc Charlemagne Vương quốc Frank Charlemagne Cuộc di cư của người Germanic

  3. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ Sự phát triển của thành thị, đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu phát triển, cùng với sự phát triển đó nó đã tiềm ẩn những mầm mống của sự ra đời của chủ nghĩa tư bản vào cuối XIV. Đến thế kỉ XVI, CNTB được hình thành và phát triển ở tây Âu, cũng là thời kì chế độ phong kiến đi vào tan rã. 2. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Năm 476, đế quốc Tây La Mã đi vào diệt vong, sư kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc, các quốc gia mới được hình thành đi vào thời kì phong kiến hóa. Ở Tây Âu, chế độ phong kiến diễn ra tiêu biểu ở vương quốc Frank. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, đây là thời kì hình thành của chế độ phong kiến ở Tây Âu. Trong lãnh địa phong kiến, quan hệ bóc lột theo hình thức địa tô và lao dịch.  Từ thế kỉ XI, khi kinh tế hàng hóa phát triển, thành thị công thương nghiệp ở tây Âu được thành lập, từ đó kinh tế hàng hóa phát triển nhanh. Xã hội cũng xuất hiện một tầng lớp mới đó là thị dân cũng ra đời. Tầng lớp này đóng vai trò quan trọng trọng việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của thành thị. Cảnh sinh hoạt của phong kiến Tây Âu Tầng lớp thị dân Tây Âu Lãnh địa phong kiến Tây Âu Lâu đài của lãnh chúa phong kiến Tây Âu

  4. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ Từ đó mâu thuẫn giáo giáo hội phương Đông với giáo hội phương Tây ngày càng sâu sắc. Đến năm 1054, giáo hội Ki Tô chính thức được phân chia thành hai giáo hội.Giáo hội phương Đông và giáo hội phương Tây. + Giáo hội Phương Đông hay còn gọi là Hy Lạp hay giáo hội chính thống. + Giáo phương Tây hay còn gọi là giáo hội La Mã, giáo hội thiên chúa. Hai giáo hội đi vào hoạt động độc lập, thậm chí coi nhau như kẻ thù địch, gây xung đột lẫn nhau. 3. Vai trò và thế lực của giáo hội La Mã Khi đạo Ki tô được công nhận là quốc giáo của La Mã (cuối IV),Để quản lí  một cách chặt chẽ thì đạo Ki Tô đã chia thành 5 trung tâm, mỗi trung tâm có tổng giám mục là người đứng đầu. + Ở phương Đông có 4 trung tâm, do Tổng giám mục Công-xtăng-ti-nốp-lơ lãnh đạo. + Còn ở phương Tây có một trung tâm, do Tổng giám mục La Mã đứng đầu. Ở phương Tây, vào thế kỉ V, do nhiều vương quốc mới của người Germanic được thành lập, các quốc gia này nhanh chóng đi theo Ki Tô, làm cho giáo hội La Mã mạnh lên. Tổng giám mục La Mã tự xưng là giáo hoàng muốn thâu tóm quyền lực của tòan giáo hội Ki Tô.

  5. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V - X 1. Tình hình chung về văn hóa, giáo dục và tư tưởng Khi đế quốc La Mã đi vào suy vong, cùng với sự chinh phục của người Germanic, thì những di sản văn minh cổ của La Mã bị tàn phá năng nề. Chỉ có Tu viện, nhà thờ của đạo Ki Tô là không bị xâm hại. Cho nên nó đã giữ lại được một số thành tựu của nền văn hóa cổ đại. Khi chế độ phong kiến mới được thành lập, người Germanic không hề chú ý đến giáo dục, do đó, hầu hết các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội không biết chữ. Trường học chỉ giành cho giáo hội đào tạo các giáo sĩ, cho nên giáo sĩ là tầng lớp duy nhất trong xã hội có học và biết chữ (có văn hóa). Nội dung giáo dục, đào tạo giáo sĩ chủ yếu là thần học, thần học được coi là “bà chúa của các khoa học”. Ngòai thần học còn được học một số các môn khoa học khác: ngữ pháp, tu từ học, tóan học, thiên văn… Thần học mang tính cực đoan giáo điều, độc đóan là nguyên nhân dẫn đến sự suy thóai của văn hóa Tây Âu từ thế kỉ V-X.

  6. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V - X 2. Văn hóa phục hưng thời Carolanhgieng Trong năm thế kỉ đầu của thời kì phong kiến (từ thế kỉ V-X), văn hóa Tây Âu rất thấp kém. Dưới thời Charlemagne, văn hóa, giáo dục ít nhiều được phát triển là do nhu cầu quản lí đế quốc rộng lớn cho nên phải đào tạo đội ngũ quan lại để đáp ứng yêu cầu, hơn nữa cần đào tạo nhiều giáo sĩ để cảm hóa nhân dân đi theo. Ông đã khuyến khích con em quí tộc theo học, mời các học giả nổi tiếng để dạy học. Nội dung chính của việc học vẫn là thần học. Năm 814, Sáclơmanhơ chết, đế quốc không còn duy trì được sự thống nhất, sự phát triển tạm thời về văn hóa cũng suy sụp.

  7. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XI - ĐẦU THẾ KỶ XIV 1. Sự thành lập các trường đại học Trước thế kỉ X, ở tây Âu các trường học chủ yếu phục vụ cho mục đích của giáo hội và phong kiến, không đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Từ thế kỉ X, nhiều trường học không liên quan đến tôn giáo được thành lập. Đầu tiên, các trường học này thành lập ở các thành thị của Ý, sau đó lan ra nhiều nơi nhiều nước ở Tây Âu. Đây là cơ sở để thành lập các trường Đại học sau này. Trường Đại học đầu tiên được thành lập ở Ý vào thế kỉ XI là trường Bôlôna. Đến cuối XIV, Châu Âu có hơn 40 trường đại học được thành lập.

  8. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XI - ĐẦU THẾ KỶ XIV 2. Triết học kinh viện - Thời kì này triết học kinh viện được chú trọng ở các trường Đại học, và có nhiều học giả nổi tiếng như: Anaxenmơ, Abêla, Rốtxơlanh…Triết học kinh viện được chi thành hai trường phái: Duy thực và duy danh. + Phái duy thực theo tư tưởng trường phái triết học duy tâm. + Phái duy danh theo tư tưởng trường phái triết học duy vật. - Đến thế kỉ XIV, triết học kinh viện đi vào suy thoái

  9. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XI - ĐẦU THẾ KỶ XIV 3. Văn học Về văn học, ngoài văn học dân gian và văn học la- tinh, thì văn học thời kì này có hai thể lọai chính, đó là văn học kị sĩ và văn học thành thị. Văn học kị sĩ có hai thể lọai: anh hùng ca và thơ ca trữ tình. Văn học thành thị gồm có: thơ, kịch và truyện Truyện tiêu biểu: Di chúc con lừa, thầy lang vườn, con cáo… trong đó truyện con cáo là tác phẩm tiêu biểu, các nhận vật tượng trưng cho các hạng người trong xã hội như: sư tử đại diện cho vua, gấu chó đại biểu cho các lãnh chúa phong kiến, chó sói đại biểu cho kị sĩ, ốc sên đại biểu cho nhân dân… Kịch: nổi tiếng là Rô-banh – Ma-ri-sông…

  10. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XI - ĐẦU THẾ KỶ XIV 4. Nghệ thuật kiến trúc Tiêu biểu là nghệ thuật kiến trúc. Kiến trúc Tây Âu thời kì này có hai lọai kiến trúc tiêu biểu: Roman và Gothic. + Roman, là kiến trúc học tập theo kiến trúc của La Mã cổ đại, chất liệu xây dựng chủ yếu là bằng đá. Kiến trúc này thô kệch, nặng nề nhưng rất chắc chắn. + Gothic là kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch, không chắc chắng nhưng nhẹ nhàng, thanh thóat và sáng sủa, dùng để xây dựng nhà thờ, công sở, lâu đài và tu viện…) lọai kiến trúc này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước: Đức, Pháp, Tây Ban Nha…

  11. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 1. Hoàn cảnh lịch sử Thế kỉ XIV, khi quan hệ sản xuất tư bản ra đời thì dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa phục hưng. Cùng với sự ra đời của tư bản là giai cấp tư sản cũng được ra đời, giai cấp tư sản cần có một hệ tư tưởng mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Những tư tưởng khắt khe của giáo hội - phong kiến đã kìm hãm, cản trở do đó phải đấu tranh chống lại, mở đường cho hệ tư tưởng mới phát triển đi lên. Ý là quê hương của phong trào Văn hóa phục hưng, bởi vì: + Quan hệ sản xuất tư bản ở đây ra đời sớm + Ý vốn là quê hương của văn minh La Mã cổ đại, còn giữ được nhiều di sản văn hóa (kiến trúc và điêu khắc). Ngòai Ý, vào thế kỉ XV-XVI, CNTB ra đời ở Anh và nhiều nước khác, do đó phong trào Văn hóa phục hưng lan sang nhiều nước khác ở Tây Âu. Thực chất của Văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh giữa tư sản và giáo hội phong kiến (cuộc cách mạng văn hóa).

  12. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 2. Những thành tựu chính 2.1. Văn học Gồm có nhiều thể lọai như: Thơ, tiểu thuyết, kịch … - Thơ: Có nhiều tác giả với những tác phẩm xuất sắc: + Đantê, là người mở đầu cho thơ ca thời phục hưng, tác phẩm tiêu biểu là Thần khúc.Ông không chủ trương chống lại giáo hội nhưng ông ghét giáo hội và giáo hòang. + Pêtơraca, là nhà thơ trữ tình, tác phẩm lớn nhất là tập thơ ca ngợi tình yêu tặng nàng lôra. - Kịch: Séchxpia, tiêu biểu cho nghệ thhuật kịch thời phục hưng, Ông sáng tác 36 vở hài kịch, nổi tiếng như: Đêm thứ mười hai, theo đuổi tình yêu vô hiệu… bi kịch như: Hăm lét, Rômêô và Giuliét… - Tiểu thuyết, cũng có nhiều tác phẩm và tác giả nổi tiếng. + Bôcaxiô, tác phẩm nổi tiếng là truyện mười ngày. + Rabơle, chủ yếu là những tác phẩm trào phúng, tiêu biểu là Gacgiăngchuya – pănhtagruyen. + Xéc văng tét, được coi là người đặt nền móng cho văn học của Tây ban Nha thời phục hưng, tác phẩm tiêu biểu là: Đông ki sốt.

  13. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 2. Những thành tựu chính 2.2. Nghệ thuật Ý là nơi khởi đầu nền nghệ thuật thời phục hưng, vời rất nhiều họa sĩ, nhà điêu khác nổi tiếng như: + Giốt tô, người mở đầu xu hướng hiện thực trong hội họa thời Phục hưng. + Maxsiô: là người phát triển nghệ thuật thời phục hưng. + Leonard de Vinci (Ý), là danh họa lớn nhất thời phục hưng không chỉ ở Italia mà cả Châu Âu.

  14. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 2. Những thành tựu chính 2.3. Khoa học tự nhiên và triết học Thời phục hưng ở Tây Âu sản sinh ra rất nhiều nhà khoa học, bác học thiên tài có rất nhiều đóng góp cho nền văn minh nhân loại: + Copecnic (Balan), là người mở đầu cho khoa học tự nhiên thời phục hưng. Ông nêu ra học thuyết về vũ trụ, và cho rằng: mặt trời là trung tâm của vũ trụ, trái đất tự quay quanh mình nó và quay quanh mặt trời. + Bruno (Ý), là người tiếp tục phát triển quan điểm của Côpécních, Ông cho rằng: vũ trụ là vô tận, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ. Ông chứng minh vật chất luôn vận động biến đổi và tồn tại vĩnh viễn. + Galilê (Ý), là người tiếp tục phát triển quan điểm của Copecnic và Bruno lên một bước. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng để quan sát bầu trời. Ông là người mở đầu cho khoa học thực nghiệm.

  15. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 2. Những thành tựu chính 2.3. Khoa học tự nhiên và triết học Về triết học, có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng, tiêu biểu: + Bây cơn (Anh), là người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời phục hưng. Ông đề cao Đêmôcrít, phê phán Xôcrát-Platông. + Uácte (Tây Ban Nha), Ông là nhà triết học duy vật, là người phê phán mạnh mẽ triết học kinh viện. + Êraxemơ (Hà Lan), Là nhà triết học, nhà bác học và là một trong những nhà nhân đạo chủ nghĩa thời phục hưng, là người phê phán mạnh mẽ xã hội phong kiến và giáo hội. 

  16. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 2. Những thành tựu chính 2.4. Tư tưởng Phong trào văn hóa phục hưng, thực chất là một phong trào văn hóa mới, tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên chống lại tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, ràng buộc , kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội của giai cấp phong kiến và giáo hội. Tư tưởng chủ đạo của Văn hóa phục hưng là chủ nghĩa nhân văn (tư tưởng của con người mới). Thực chất của Văn hóa phục hưng là: + Lên án và đả kích phong kiến và giáo hội + Chống lại quan điểm lỗi thời và lạc hậu, phản khoa học, đề cao tinh thần dân tộc. Ý nghĩa - Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời lạc hậu của phong kiến và giáo hội, giải phóng con người khỏi sự kìm hãm trói buộc. - Sau một nghìn năm trầm lắng và chìm đắm, phong trào văn hóa phục hưng có những bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh phương Tây. - Văn hóa phục hưng đóng góp một bước tiến cho nền văn minh nhân lọai. - Phong trào Văn hóa phục hưng, đã sản sinh ra rất nhiều nhà khoa học, và nhiều họa sĩ tài năng tên tuổi.

  17. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO 1. Sự ra đời của đạo Tin Lành * Giáo hội Thiên Chúa trước cải cách tôn giáo Giáo hội Thiên chúa là một thế lực phong kiến lớn ở Tây Âu, giáo hội được tổ chức chặt chẽ. Cơ quan cao nhất của giáo hội là Tòa thánh LaMã, do Giáo hoàng đứng đầu. Giáo hội có thế lực về kinh tế, có nhiều ruộng đất, bóc lột nhân dân như một lãnh chúa ph (bằng địa tô). Đặc biệt là việc bóc lột bằng việc bàn ảnh thánh, giấy miễn tội và đóng góp cho các lễ hội,…cho nên giáo hội rất giàu có và ăn chơi xa xỉ. Cuối thế kỉ XI, giáo hoàng Grêriút VII (1073-1085) nêu ra nguyên tắc: giáo hội do chúa trời sinh ra, quyền uy bao trùm thế giới, bào trùm cả quyền hành của nhà vua. Từ đó cho thấy, giáo hội đã lũng đọan về tư tưởng, ngăn cản sự phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật, là chỗ dựa vững chắc cho giáo hội phong kiến, cản trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Từ nhhững vấn đề trên cho chúng ta thấy đó là nguyên nhân dẫn đến cải cách tôn giáo ở Tây Âu.

  18. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO 1. Sự ra đời của đạo Tin Lành * Phong trào cải cách Tôn giáo và sự ra đời của đạo Tin Lành Nguyên nhân: - Giáo hội La Mã là một thế lực phong kiến gây nhiều bất mãn cho các tầng lớp xã hội. + Ở Đức 1/3 đất đai nằm trong tay giáo hội + Tăng lữ sống cuộc sống xa hoa. - Giáo hội phong kiến áp bức, bóc lột. - Vương công, quí tộc bất mãn. Thị dân bất bình vì quá nhiều nghi lễ phiền phức và tốn kém. - Đặc biệt là giáo hội kìm hãm sự làm giàu của giai cấp tư sản Chính vì vậy cuộc cải cách tôn giáo đã diễn ra

  19. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO 1. Sự ra đời của đạo Tin Lành * Cải cách Tôn giáo ở Đức: Đầu thế kỉ XVI, phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ở ba nước nước Đức, Thụy sỹ và Anh. Luther là người khởi xướng. Lấy lí do cần tiền để sửa nhà thờ (Xanhpie –La Mã), giáo Hòang Lêô X đã cho bán thẻ miễn tội (làm tiền bỉ ổi). Quần chúng nhân dân bất mãn, căm ghét. Luther đã viết bản luận cương gồm 95 điều dán trước nhà thời của trường Đại Học Vitenbe.    Nội dung: + Chỉ cần có lòng tin trước chúa sẽ cứu được linh hồn, thành tâm xám hối là được xóa tội, còn việc bán thẻ chỉ là lưa bịp. + Chỉ có lòng tin, còn các xác lệnh của giáo hoàng không có cơ sở sự thật. + Lu thơ chủ trương thành lập một giáo hội đơn giản, không chiếm nhiều ruộng đất, không có hệ thống cấp bậc phức tạp, lễ nghi phiền toái. Cho đến năm 1555, thì công nhận địa vị hợp pháp của Tân giáo Luther. Nhiều nước, nhiều tín đồ đã đi theo con đường cải cách của Luther.

  20. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO 1. Sự ra đời của đạo Tin Lành * Cải cách Tôn giáo ở Thụy Sĩ: - Cải cách tôn giáo đầu tiên ở Thụy sĩ là do Un-rích là người khởi xướng. Tuy nhiên đã không thành công. - Người tiếp tục sự nghiệp cải cách tôn giáo ở đây là Calvin. - Nội dung cải cách của Calvin: + Dựa vào thuyết định mệnh: số phận của con người do chúa trời quyết định, con người được chi thành hai lọai: người chọn lọc và người vất bỏ, cho nên có thiên đường và địa ngục. + Calvin đã phủ nhận vai trò của giáo sĩ và các nghi lễ phiền phức của đạo Thiên Chúa. + Calvin chủ trương tổ chức giáo hội dân chủ. - Kết quả: Cải cách của Calvin thắng lợi và Geneve trở thành trung tâm cải cách tôn giáo ở Tây Âu. Calvin

  21. VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XIV - ĐẦU THẾ KỶ XVII PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO 1. Sự ra đời của đạo Tin Lành * Cải cách Tôn giáo ở Anh: Nguyên nhân: - Đầu thế kỉ XVI, Chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh, giáo hội đã cản trở sự phát triển. - Quí tộc Anh muốn có đất đai của giáo hội để phát triển sản xuất. - Giai cấp tư sản muốn có một giáo hội đơn giản không tốn thời gian và lễ nghi không phiền phức, tốn kém. - Vua Anh, Henry muốn li hôn người vợ không được giáo hòang chấp nhận. Cải cách: Được sự ủng hộ của các thế lực, Henry đã thành lập một giáo hội riêng do ông là người đứng đầu, gọi là Anh giáo hay cựu giáo.Các giáo lí, lễ nghi, giáo phẩm không có gì thay đổi so với đạo Thiên chúa. (cựu giáo) Biện pháp cải cách của Henry làm cho giai cấp tư sản không thỏa mãn. Giai cấp tư sản Anh đi theo cải cách tân giáo của Luther và Calvin gọi là Thanh giáo ( tôn giáo trong sạch). Từ đó, mâu thuẫn giữa Anh giáo và Thanh giáo rất gay gắt, dẫn đến cuộc chiến tranh trong lịch sử người ta gọi là cuộc chiến tranh tôn giáo (thế kỉ XVI). Trong nửa đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu xuất hiện nhiều lọai tôn giáo cải cách. Các tôn giáo chỉ tin vào, kinh phúc âm, có nghĩa là tin mừng hay tin lành, cho nên người ta gọi là đạo Tin Lành. Henry

More Related