1 / 6

Thuế là gì? Đặc điểm đặc trưng, vai trò & phân loại thuế | Luận Văn 99

Khu00e1i niu00eam thuu1ebf lu00e0 gu00ec u0110u1eb7c u0111iu1ec3m, vai tru00f2 vu00e0 cu00e1ch phu00e2n lou1ea1i thuu1ebf u1edf Viu1ec7t Nam nhu01b0 thu1ebf nu00e0o Hu00e3y cu00f9ng tu00ecm hiu1ec3u qua bu00e0i viu1ebft nu00e0y

luanvan99
Download Presentation

Thuế là gì? Đặc điểm đặc trưng, vai trò & phân loại thuế | Luận Văn 99

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Thuế là gì? Đặc điểm đặc trưng, vai trò & phân loại thuế - Luận Văn 99 Chúng ta thường nhắc đến thuế như là một khoản tiền công quỹ dùng để nộp cho Nhà nước. Nguồn thu này sẽ đến từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tường tận về nó. Vậythuế là gì? Phân loại thuế như thế nào?Tất cả những gì bạn chưa biết sẽ được chúng tôi chia sẻ hết trong bài viết dưới đây. Thuế là gì? Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một khái niệm nào ở trên thế giới thống nhất được khái niệm về thuế. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì các nhà kinh tế hay các chuyên gia lại có một khái niệm khác nhau về thuế. Trong đó có một khái niệm phổ biến nhất đó là "Thuếchính là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các cá nhân và tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”. Bên cạnh đó còn có nhận định:Thuếlà một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế là cá nhân hay pháp nhân phải trả cho một tổ chức chính phủ để phục vụ mục đích chi tiêu công khác nhau”. Thuế được áp dụng lần đầu tiên tại quốc gia Ai Cập cổ đại trong thời điểm nam 3000 - 2900 TCN. Cụ thể nếu như không trả tiền thuế hoặc trốn thuế và chống lại việc nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định của Pháp luật.

  2. Khái niệm thuế là gì Xem thêm: ➣ ➣Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?Lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp Đặc điểm của thuế Khi xã hội loài người đang được hình thành thì đương nhiên cần phải có một tổ chức lãnh đạo được lập ra, đi vào hoạt động để mang đến lợi ích cho tất cả mọi người. Hiện nay có thể nói thuế chính là công cụ không thể thiếu ở bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào. Nhữngkhoản thu thuếđược tập trung vào ngân sách Nhà nước chính là những khoản thu nhập của Nhà nước được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Một số đặc điểm đặc trưng của thuế bao gồm: Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc Vì đây là nguồn thu chính của Nhà nước và Nhà nước sẽ dùng số tiền này để cung cấp những lợi ích cho quốc gia như về Y tế, Pháp luật, quốc phòng, môi

  3. trường,... phục vụ cho người dân. Tính bắt buộc này để đảm bảo một điều rằng tất cả mọi công dân để phải đóng thuế. Thêm vào đó tính bắt buộc này còn xuất phát từ việc Nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu công cộng ấy thì Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để nhân dân phải nộp thuế. Đặc biệt điều này cũng đã được ghi nhận ở trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp Điều này có nghĩa là thuế sẽ không được Nhà nước trả trực tiếp lại số tiền mình đã đóng. Nhưng mỗi công dân sẽ nhận lại gián tiếp thông qua việc hưởng những dịch vụ công cộng mà Nhà nước đã sử dụng tiền thuế để tạo ra. Sự hoàn trả không trực tiếp này sẽ được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Bên cạnh đó thì các cá nhân hay tổ chức cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước cung cấp cho họ một lượng hàng hóa hay một dịch vụ cụ thể nào đó. Tuy nhiên các công dân vẫn có quyền đưa ra ý kiến của mình nếu như số tiền họ phải đóng đang quá cao nhưng các dịch vụ nhận lại là quá thấp. Ngoài ra công dân cũng có thể kiểm tra việc chi tiêu của ngân sách Nhà nước thông qua đại biểu của các cơ quan đại diện. Thuế là công cụ tài chính có tính pháp lý cao Thuế được quyết định do quyền lực chính trị của Nhà nước và đồng thời quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Các pháp luật thuế nàysẽ do các cơ quan quyền lực của Nhà nước ban hành để tránh việc thu thuế một cách tùy tiện. Ví dụ như theo khoản điều 84 của Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có quy định rằng chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định, sửa đổi hay bãi bỏ các thứ thuế.

  4. Thuế có những đặc điểm gì? Bạn đang làm luận văn về thuế, quản lý thuế hay pháp luật về thuế… Bạn gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu, số liệu thực tiễn, chạy mô hình bảng hỏi… Tham khảo ngayDỊCH VỤLÀM LUẬN VĂN THUÊcủa Luận Văn 99. Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành bài luận với kết quả như ý! Phân loại thuế Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau mà người ta sẽ phân ra thànhcác loại thuếkhác nhau để giúp việc quản lý được thuận tiện và dễ dàng hơn. Cụ thể: Phân loại theo phương thức đánh thuế Thuế trực thu - Đây là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các cá nhân hay tổ chức kinh tế. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất. Thuế gián thu - Đây là loại thuế do các nhà sản xuất, người cung cấp dịch vụ hoặc thương nhân phải nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. Ví dụ như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt.

  5. Phân loại theo tính chất hành chính Cách phân loại hành chính này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia hay dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng. Thuế Nhà nước - Được nộp vào ngân sách trung ương Thuế địa phương - Được nộp vào ngân sách chính quyền địa phương Phân loại theo tính chất kinh tế Dựa vào yếu tố kinh tế bị đánh thuế - Thuế sẽ được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản hay thuế đánh vào doanh nghiệp. Dựa vào yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế - Thuế sẽ bao gồm các loại đánh vào doanh nghiệp như thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuế đất, lệ phí khác, thuế đánh vào sản phẩm, thuế đánh vào hộ gia đình. Dựa vào lĩnh vực - Thuế sẽ được phân chia ra thành thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào bất động sản, thuế đánh vào tiết kiệm,.. Sơ đồ tóm tắt phân loại thuế

  6. Vai trò của thuế trong nền kinh tế là gì? Thuế đóng một vai trò quan trọng ở trong xã hội hiện tại vì nếu như không có thuế thì Nhà nước của chúng ta sẽ không thể hoạt động vững mạnh, bền vững được. Cụ thểvai trò của thuếbao gồm: Là nguồn thu của ngân sách Nhà nước: Thuế là một khoản thu quan trọng nhất, mang tính ổn định lâu dài và khi một nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu thuế ngày càng tăng. Thuế có chức năng huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước Thuế góp phần quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thông qua việc điều chỉnh chu kỳ kinh tế, tích lũy tư bản, thay đổithuế suất, bảo hộ nền sản xuất trong nước... Công cụ để điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Thuế góp phần thực hiện các chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả thành phần kinh tế có hướng phát triển của kế hoạch Nhà nước. Từ đó góp phần tích cực trong việc điều chỉnh những sựmất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Thuế đảm bảo được công bằng trong xã hội: Thông qua thuế thì Nhà nước sẽ điều tiết được chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo với việc trợ cấp hoặc cung cấp thêm hàng hóa công cộng. Trên đây là một số chia sẻ vềthuế là gì? Phân loại các loại thuế ở Việt Nam mà Luận Văn 99 muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó hiểu rõ hơn về thuế cũng như áp dụng thành công vào trong cuộc sống, trong học tập, trong công việc. Đừng quên chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!

More Related