1 / 25

Chương V ĐẠO HÀM ( c: 13 tiết , nc: 16 tiết ) SGK ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 Chuẩn và nâng cao

Chương V ĐẠO HÀM ( c: 13 tiết , nc: 16 tiết ) SGK ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 Chuẩn và nâng cao. I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG :. 1. Về kiến thức :. Nắm vững định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm; Nhớ các công thức và các quy tắc tính đạo hàm;

macy
Download Presentation

Chương V ĐẠO HÀM ( c: 13 tiết , nc: 16 tiết ) SGK ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 Chuẩn và nâng cao

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chương V ĐẠO HÀM (c: 13 tiết, nc: 16 tiết) SGK ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11 Chuẩn và nâng cao I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG: 1. Về kiến thức: • Nắm vững định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm; • Nhớ các công thức và các quy tắc tính đạo hàm; • Nắm được định nghĩa vi phân, công thức gần đúng nhờ vi phân; • Hiểu được định nghĩa đạo hàm cấp cao (cấp hai (sc)) và ứng dụng trong cơ học của đạo hàm cấp hai.

  2. I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG: 2. Về kĩ năng: • Tính được đạo hàm của hàm số theo định nghĩa đối với một số hàm số đơn giản. • Vận dụng tốt các quy tắc tính đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương các hàm số và cách tính đạo hàm của hàm số hợp. • Biết cách tính đạo hàm cấp cao (cấp hai (sc)) một số hàm số thường gặp. • Biết một số ứng dụng của đạo hàm và vi phân để giải những bài toán liên quan đến tiếp tuyến, vận tốc, gia tốc, tính gần đúng. . . . .

  3. Chuẩn (13t) $1.Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm(2 t) $2.Quy tắc tính đạo hàm(3 t) $3.Đạo hàm của các HS lượng giác(4 t) $4.Vi phân (1 t) $5.Đạo hàm cấp hai (1 t) Ôn tập chương V (2 t) II. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG CHƯƠNG: 1. Những điểm mới về cấu trúc và thời lượng: Nâng cao (16t) $1.Khái niệm đạo hàm(3 t) Luyện tập (1 t) $2.Các quy tắc tính đạo hàm(3 t) Luyện tập (1 t) $3.Đạo hàm của các hàm số lượng giác(2 t) Luyện tập (1 t) $4.Vi phân (1 t) $5.Đạo hàm cấp cao (1 t) Luyện tập (1 t) Ôn tập và KT chương (2 t)

  4. NHẬN XÉT * Những ưu điểm:  Tiếp nối ngay được chương Giới hạn (C.IV) đã học trước đó nên vận dụng được dễ dàng các định lí, tính chất vừa học  Không gây căng thẳng cho HS phải học liên tục học dồn dập nhiều giờ vào một vấn đề  Đáp ứng kịp thời những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc học tập các môn học khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học, . . . .  Bớt những bài tập: tính toán cồng kềnh, tính đạo hàm của các hàm số cho bởi nhiều biểu thức.  Đa dạng hóa các bài tập, nhiều bài tập ôn tập được những kiến thức mà HS đã học, bài tập áp dụng thực tế.

  5. 2. Những điểm mới về nội dung:  Đổi mới phương pháp trình bày một số khái niệm như: thay đổi định nghĩa tiếp tuyến, định nghĩa hàm số hợp (NC).  Giảm một số kiến thức khó như: đạo hàm một phía, đạo hàm trên đoạn, quan hệ giữa đạo hàm và liên tục (NC). . . ; bớt chứng minh một số định lí.  Tăng cường luyện tập tại lớp, thêm một số BT về nhà, bỏ hẳn những bài toán phức tạp hoặc những bài toán khó như: tính theo đn đh của hàm số cho nhiều biểu thức, đh của hàm số hợp qua nhiều hàm số trung gian.  Thêm một số bài toán ứng dụng thực tế, bài toán có hình ảnh hình học, bài toán tổng hợp ôn tập được nhiều kiến thức đã học.

  6. Nhận xét • Không đề cập đạo hàm một bên • Không nhấn mạnhý nghĩa điện học • Khôngchứng minhlim(sinx/x) = 1 • Không nêu công thức đạo hàm của hàm số mũ và hàm số lôgarit • chuẩn: đạo hàm cấp 2 • Nâng cao:đạo hàm cấp cao

  7. §1.KHÁI NIỆM ĐẠO HÀM I. MỤC TIÊU: *Về kiến thức: Giúp học sinh  Nắm vững đn đạo hàm của hàm số tại một điểm và trên một khoảng hoặc hợp của nhiều khoảng.  Nhớ các công thức tính đạo hàm của một số hàm số thường gặp.  Hiểu được ý nghĩa hình học và ý nghĩa cơ học của đạo hàm

  8. * Về kĩ năng :  Biết tính đạo hàm của vài hàm số đơn giản tại một điểm theo định nghĩa.  Nắm vững cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm cho trước thuộc đồ thị hoặc có hệ số góc cho trước.  Ghi nhớ và vận dụng thành thạo các công thức đạo hàm của những hàm số thường gặp.  Vận dụng được công thức tính vận tốc tức thời của một chất điểm khi cho phương trình chuyển động của chất điểm đó.

  9. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý: 1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠO HÀM: Đạo hàm là một khái niệm Toán học có xuất xứ từ những bài toán thực tiễn, kĩ thuật khác nhau như Cơ học, Vật lí, Hình học, Hóa học,...Có thể trình bày sự xuất hiện đạo hàm như sau: Đạo hàm

  10. 2. ĐỊNH NGHĨA ĐẠO HÀM • Đạo hàm tại một điểm Nếu đặt x = x – x0 và y = f(x0 + x ) – f(x0) thì: Chú ý: x0 thuộc khoảng xác định của hàm số. Ta không áp dụng đn để tính đạo hàm của hàm số y = tại điểm x = 0. Chương trình cũng quy định không nêu knđh từng phía  Các tác giả chỉ đưa kí hiệu x , y cùng với các kn số gia của biến số và số gia của hàm số sau đn đạo hàm  Khái niệm số gia của biến số vẫn được định nghĩa x = x – x0. Đây là một thủ pháp sư phạm nhằm đưa khái niệm vào một cách tự nhiên, giúp học sinh dễ tiếp nhận hơn.

  11. 2. ĐỊNH NGHĨA ĐẠO HÀM  Đạo hàm trên một khoảng (tập xác định của f ’) Chú ý: Nếu hs f có đạo hàm trên J (J là một khoảng hoặc hợp những khoảng nào đó) thì hàm số f’(x) xác định bởi Gọi là đạo hàm của hàm số f  Việc đưa kí hiệu J vào nhằm đơn giản cách diễn đạt, đồng thời nhằm đnkn đạo hàm không chỉ trên một khoảng mà còn trên một hợp các khoảng. VD: y = |x| có đh trên (-;0) và (0;+)  Không xét đạo hàm của hàm số tại hai điểm mút của [a;b]

  12. Chuẩn: Không giải thích “vị trí giới hạn”mà chỉ xét khái niệm này bằng cách mô tả trực quan Nâng cao: Coi đường thẳng đi qua M0 và có hệ số góc k0 = limkM là vị trí giới hạn của cát tuyến M0 M khi M dần đến M0 3. Ý NGHĨA HÌNH HỌC CỦA ĐẠO HÀM Chú ý: Để có “vị trí giới hạn” nêu trên ta phải giả thiết giới hạn limkM( khi xM x0 )là tồn tại (hữu hạn)

  13. CHÚ Ý: (SGK) không xét các trường hợp sau:  TH1: Tiếp tuyến của đường tròn x2 + y2 = R2 tại hai điểm (-R;0) và (R;0) vì đường tròn không phải là đồ thị của một hàm số nào cả.(SGK không xét các tiếp tuyến hiểu theo nghĩa hình học)

  14. CHÚ Ý: (SGK) không xét các trường hợp sau:  TH2: “Tiếp tuyến” song song hoặc trùng với trục tung. Chẳng hạn, “tiếp tuyến” của đồ thị hàm số y = tại điểm (0;0) vì hàm số không có đạo hàm tại x0 = 0.

  15. CHÚ Ý: (SGK) không xét các trường hợp sau:  TH3: “Tiếp tuyến” từng bên, chẳng hạn, “tiếp tuyến” của đồ thị hàm số y = tại điểm (-2;0) và (2;0) , vì trong chương trình không có khái niệm đạo hàm một bên

  16. §2.CÁC QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM I. MỤC TIÊU:  Về kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu cách Cm các quy tắc tính đh của tổng và tích các hs. - Nhớ hai bảng tóm tắt về đh của một số hàm số thường gặp và các quy tắc tính đh của tổng, hiệu, tích, thương các hs.  Về kĩ năng: Giúp học sinh vận dụng thành thạo các quy tắc tính đạo hàm và hai công thức tính đạo hàm của hàm số hợp

  17. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:  SGK không đưa công thức tính đạo hàm hs y =  Khái niệm hàm số hợp Chuẩn Nâng cao Cho u=g(x) xác định trên (a ; b), lấy giá trị trên (c ; d); y=f(u) xđ trên (c ; d) và lấy giá trị trên R. Khi đó ta lập hàm số xđ trên (a ; b) và lấy giá trị trên R theo quy tắc xf(g(x)). Ta gọi y=f(g(x)) là hàm hợp • Nhận xét: - Định nghĩa theo quan điểm trên Đại học. - Học sinh khó tiếp thu Cho y = f(u) và u = u(x). Thay thế biến u trong biểu thứcf(u) bởi u(x), ta được biểu thứcg(x)=f(u(x)) với biến x.Hàm số y=g(x) với g(x)=f(u(x)) gọi là hàm số hợp Hạn chế:- Không nêu đk tồn tại của hs và txđ của hàm số - Có trường hợp khi thay vào hs không tồn tại VD:

  18.  Đạo hàm của hàm số hợp Chuẩn Nâng cao Nếu hàm số u=g(x) có đh tại x là u’x và HS y=f(u) có đh tại u là y’u thì hàm số hợp y=f(g(x)) có đh tại x là y’x=y’u.u’x Hạn chế: SGK không nêu hai công thức đạo hàm của hàm số: y = un và y = Nếu HS u=u(x) có đh tại x0 và HS y=f(u) có đh tại u0=u(x0) thì hàm số hợp g(x)=f(u(x)) có đh tại x0 và g’(x0)=f ’(u0).u’(x0). Chuyển sang tại xJ tuỳ ý g’(x)=f ’(u(x)).u’(x). Viết gọn : g’x=f ’u.u’x  SGK có nêu 2 công thức của đạo hàm hàm số hợp  Nhận xét: SGK thừa nhận công thức mà không chứng minh

  19. §3.ĐẠO HÀM CỦA CÁC HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC • MỤC TIÊU: •  Về kiến thức: Giúp học sinh • - Ghi nhớ - Nhớ các công thức tìm đạo hàm của các hàm số lượng giác  Về kĩ năng: Giúp học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc vận dụng các công thức đã học để tìm đạo hàm của các hàm số lượng giác thường gặp.

  20. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:  SGK không giới thiệu phép chứng minh (Do trong chương trình không đề cập đến giới hạn “kẹp”. Để HS dễ chấp nhận kết quả này SGK(nc) đã đưa ra một bảng giá trị tỉ số sinx/x với các giá trị dương càng ngày càng nhỏ của x để HS đi đến nhận xét “ tỉ số sinx/x càng gần tới 1”) • SGK (nc) đưa ra một chú ý . Nếu hàm số u = u(x) thỏa mãn

  21. §4.VI PHÂN • MỤC TIÊU: •  Về kiến thức: Giúp học sinh • - Hiểu được định nghĩa vi phân. • - Nắm được công thức tính gần đúng nhờ vi phân. •  Về kĩ năng: Giúp học sinh • - Biết cách tính vi phân của một số hàm số thường gặp. • - Hiểu được ứng dụng của vi phân trong tính gần đúng.

  22. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý: 1. df(x)=f ’ (x).Δx là một đại lượng phụ thuộc vào x và Δx. • Nếu cố định x =x0 thì df(x0)=f ’ (x0).Δx phụ thuộc vào Δx • Nhưng các kí hiệu df(x) và df(x0) không phản ánh rõ điều đó (vì không thấy xuất hiện Δx ), nhất là ngay sau đó lại là nội dung ứng dụng vi phân vào việc tính gần đúng. • Đặc điểm này dễ làm cho học sinh lầm tưởng rằng vi phân của hàm số tại một điểm là một số không đổi.

  23. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý: 2.Khi tính gần đúng giá trị của một biểu thức dựa trên công thức gần đúng của vi phân (HS có thể dùng máy tính bỏ túi), GV nên gợi ý để HS lựa chọn hàm số f, x0, x một cách thích hợp 3. Việc ước lượng sai số trong công thức tính gần đúng: Nằm ngoài chương trình THPT. Vì vậy khi áp dụng công thức (1), ta không thể biết sai số mắc phải là bao nhiêu. Chính vì vậy, khi giải các bài toán có áp dụng công thức (1) GV nên cho HS sử dụng máy tính bỏ túi để Cmr khi áp dụng công thức (1), ta được kết quả khá chính xác (so với giá trị đúng của số phải tìm) miễn là |x| đủ nhỏ.

  24. §5.ĐẠO HÀM CẤP CAO (CẤP HAI (sc)) • MỤC TIÊU: •  Về kiến thức: Giúp học sinh • - Nắm vững định nghĩa đạo hàm cấp n (cấp hai (sc)) • - Hiểu được ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai. •  Về kĩ năng: Giúp học sinh • - Có kĩ năng thành thạo trong việc tính đạo hàm cấp hữu hạn của một số hàm số thường gặp • - Biết cách tính đạo hàm cấp n của một số hàm số đơn giản như hàm đa thức, y = sinax, y = cosax (a: hằng số),

  25. §5.ĐẠO HÀM CẤP CAO (CẤP HAI (sc)) • II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý: • Trước khi dạy HS tính đạo hàm cấp n của hàm số y= GV nên dạy HS cách tìm đạo hàm cấp n của hs y = nhờ phương pháp quy nạp. Sau đó suy ra công thức và yêu cầu hs Cm bằng qui nạp  Nên hướng dẫn HS giải thêm các bài tập: bằng phương pháp qui nạp

More Related