1 / 42

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP VÀ CÁCH CHĂM SÓC

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP VÀ CÁCH CHĂM SÓC. TS.BS. Phạm Thị Minh Hồng Giảng viên chính – Phó Trưởng Bộ Môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM. MỤC TIÊU HỌC TẬP. Trình bày phác đồ đánh giá, phân loại và xử trí NKHHC ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

Download Presentation

NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP VÀ CÁCH CHĂM SÓC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP VÀ CÁCH CHĂM SÓC TS.BS. Phạm Thị Minh Hồng Giảng viên chính – Phó Trưởng Bộ Môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM

  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP • Trình bày phác đồ đánh giá, phân loại và xử trí NKHHC ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi • Trình bày phác đồ đánh giá, phân loại và xử trí NKHHC ở trẻ < 2 tháng tuổi • Trình bày được cách chăm sóc trẻ NKHHC tại nhà

  3. NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH • Bệnh phổ biến • Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao • Có thể mắc bệnh nhiều lần trong 1 năm, trung bình từ 3-5 lần • Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ • Ảnh hưởng đến công việc của cha, mẹ

  4. NGUYÊN NHÂN • Phần lớn do virut: • Virut có ái lực với đường hô hấp • Khả năng lây lan của virut dễ dàng • Tỷ lệ người lành mang virut cao • Khả năng miễn dịch đối với virut ngắn và yếu  dễ phát triển thành dịch và nhiễm lại • Thường gặp: virut hợp bào hô hấp (RSV), cúm, á cúm, sởi, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus... • Ở các nước đang phát triển • Vi khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng • Thường gặp: Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, liên cầu, tụ cầu, Mycoplasma, Chlamydia...

  5. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ • Cân nặng lúc sinh dưới 2.500g • Suy dinh dưỡng • Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ • Thời tiết lạnh, thay đổi đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa • Khói bụi, thuốc lá trong nhà • Nhà chật chội, thiếu vệ sinh • Đời sống kinh tế thấp • Thiếu vitamin A

  6. TRIỆU CHỨNG • Đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. • Bắt đầu với ho, sốt, chảy mũi • Sau đó: thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, khò khè, cánh mũi phập phồng, tím tái… • Nếu không được xử trí kịp thời: NGƯNG THỞ Lưu ý : diễn tiến nhẹ  nặng rất nhanh Đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời: QUAN TRỌNG

  7. PHÂN LOẠI Tùy theo vị trí tổn thương, chia 2 loại: • Nhiễm khuẩn hô hấp trên: thường gặp, nhẹ • Viêm mũi - họng, VA • Viêm amidan • Viêm tai giữa • Viêm xoang • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: ít gặp hơn, nặng • Viêm thanh quản • Viêm khí quản, phế quản • Viêm tiểu phế quản • Viêm phổi

  8. Viêm họng do liên cầu

  9. Viêm họng do liên cầu

  10. Viêm xoang hàm phải

  11. Viêm thanh quản cấp qua nội soi

  12. Viêm thanh quản cấp trên X quang

  13. PHÂN LOẠI THEO WHO Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Nếu trẻ có 1 trong 3 dấu hiệu sau  VPN / BRN • Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: bỏ bú, co giật, nôn mọi thứ, li bì hoặc khó đánh thức • Thở rít khi nằm yên • Rút lõm lồng ngực • Nếu trẻ có thở nhanh  VP • 2-12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút • 12th – 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút • Nếu trẻ không có các dấu hiệu trên  0VP, ho hoặc cảm lạnh

  14. PHÂN LOẠI THEO WHO Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi: Nếu trẻ có 1 trong 5 dấu hiệu sau  Bệnh rất nặng • Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: bỏ bú, co giật, nôn mọi thứ, li bì hoặc khó đánh thức • Thở rít khi nằm yên • Khò khè • Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt • Nếu trẻ có 1 trong 2 dấu hiệu sau  Viêm phổi nặng • Nhịp thở ≥ 60 lần/phút • Rút lõm lồng ngực • Nếu trẻ không có BRN hoặc VPN  0VP, ho hoặc cảm lạnh

  15. XỬ TRÍ • Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng: • Chích kháng sinh liều đầu • Chuyển gấp đi bệnh viện • Viêm phổi: • Kháng sinh trong 5 ngày • Hạ sốt, giảm ho, thông thoáng mũi bằng NaCl 0.9% • Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay • Khám lại trong 2 ngày • Không viêm phổi: • Nếu ho trên 30 ngày: nhập viện để tìm nguyên nhân • Không dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm ho, thông mũi • Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay • Khám lại trong 5 ngày nếu không tiến triển tốt

  16. XỬ TRÍ – KHÁNG SINH Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng: • Ampicillin: 50mg/kg/liều đầu TB • Gentamycin: 5mg/kg TB Viêm phổi: 1 trong 4 kháng sinh sau: • Ampicillin: 100mg/kg/ngày chia 4 lần uống • Amoxicillin: 50mg/kg/ngày chia 3 lần uống • Bactrim: 48mg/kg/ngày chia 2 lần uống • Procaine Penicillin 50.000đv/kg/ngày TB

  17. XỬ TRÍ – KHÒ KHÈ Nếu có suy hô hấp: nhịp thở > 70l/p, co lõm ngực, tím tái • Ventolin 0,15mg/kg/lần + NaCl 0.9% 2ml • Phun khí dung qua oxy 6l/phút Nếu không suy hô hấp: • Ventolin: 0,1mg/kg/8giờ uống (viên 2mg, sirop 1mg/5ml hoặc 2mg/5ml) • Bricanyl: 0,15mg/kg/8giờ uống (sirop 1,5mg/5ml)

  18. CHĂM SÓC TRẺ TẠI NHÀ • Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và lâu hơn • Khi trẻ khỏe, tăng thêm một cử ăn cho trẻ • Làm thông thoáng mũi bằng NaCl 0,9% • Giảm ho bằng các loại thảo dược, tránh các chế phẩm chứa antihistamine • Giảm sốt bằng cách lau mát, uống thuốc paracetamol • Hướng dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc tại nhà

  19. LÀM THÔNG THOÁNG MŨI Nhỏ mũi: thực hiện theo các bước sau đây:    1. Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau 2. Nhỏ NaCl 0,9% vào mỗi mũi: 3-5 giọt. 

  20. LÀM THÔNG THOÁNG MŨI 3. Cho bé nằm chờ khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi. 4. Làm sạch hốc mũi: trẻ lớn xì mũi, trẻ nhỏ dùng bóng hút hút đàm nhớt

  21. LÀM THÔNG THOÁNG MŨI 5. Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì ra ngoài, hút xả nhiều lần dưới vòi nước  

  22. LÀM THÔNG THOÁNG MŨI 6. Có thể nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày ≥ 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Một số dụng cụ hút mũi trên thị trường:

  23. LÀM THÔNG THOÁNG MŨI Một số dụng cụ hút mũi trên thị trường

  24. GiẢM HO Ho khan • Nhóm tăng ngưỡng trung tâm ho: Gây nghiện: Terpincodein Không gây nghiện: Dextromethorphan (Atussin): cấm dùng ở trẻ < 12th bị hen, suy hô hấp. • Nhóm thuốc làm giảm dẫn truyền thần kinh cholinergic: Kháng histamin: Diphenhydramin (Benadryl), Alimemazin (Théralène), Oxomemazin (Toplexil) Không được dùng ở trẻ < 12 th và ho có đàm vì sẽ làm đặc đàm gây tắc nghẽn đường hô hấp. • Nhóm làm dịu họng, giảm ho:glycerol, mật ong, cam thảo, tần dày lá, sp. Astex, Pectol, Zecuf...

  25. THUỐC GiẢM HO KHAN

  26. THUỐC GiẢM HO KHAN

  27. THUỐC GiẢM HO KHAN

  28. GiẢM HO Ho đàm • Thuốc long đàm: nước, Potassium iodine, Guaifenesin, Ipecacuanha, Natri citrat… • Thuốc tiêu chất nhầy: Acetylcystein (Acehasan, Exomuc, Acemuc, Mucomyst), Bromhexin (Bisolvon), Carbocystein (Solmux Broncho), Ambroxol (Pediasolvan)… Thuốc này có thể phá hủy lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, cần thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày

  29. THUỐC GiẢM HO ĐÀM

  30. THUỐC GiẢM HO ĐÀM

  31. THẢO DƯỢC GiẢM HO Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

  32. THẢO DƯỢC GiẢM HO TẦN DÀY LÁ

  33. THẢO DƯỢC GiẢM HO Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn lại 100ml, thêm đường cho vừa ngọt, uống dần trong ngày Quất hai quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.

  34. GiẢM SỐT • Khi nhiệt độ < 3805C: lau mát • Nhiệt độ nước lau dưới thân nhiệt 20C • Dùng 5 các khăn: 2 đặt nách, 2 đặt bẹn, 1 lau khắp người • Cho đến khi thân nhiệt dưới 3705C • Mặc quần áo mỏng, ngắn • Nằm ở nơi thoáng mát, có lưu chuyển không khí • Tránh lau rượu, chà chanh… gây co mạch, sốt cao hơn • Khi nhiệt độ ≥ 3805C: uống thuốc hạ sốt • Paracetamol • Liều: 15mg/kg/mỗi 6 giờ hoặc 20 mg/kg/8 giờ • Người lớn viên 500mg, ngày 4 lần

  35. GiẢM SỐT

  36. GiẢM SỐT

  37. GiẢM SỐT

  38. CHĂM SÓC TRẺ TẠI NHÀ • Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi: • Có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào: bỏ bú, nôn ói, co giật, li bì • Thở nhanh hơn • Rút lõm lồng ngực • Trẻ có sốt hoặc sốt cao hơn • Bệnh nặng hơn

More Related