1 / 35

I. Tổng quan về sản xuất sạch hơn (SXSH): 1. Sản xuất sạch hơn là gì?

SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Người trình bày: Võ Minh Hoàng P.Trưởng phòng Kỹ thuật An toàn MT - Sở Công Thương. I. Tổng quan về sản xuất sạch hơn (SXSH): 1. Sản xuất sạch hơn là gì?

oriana
Download Presentation

I. Tổng quan về sản xuất sạch hơn (SXSH): 1. Sản xuất sạch hơn là gì?

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGNgười trình bày: Võ Minh HoàngP.Trưởng phòng Kỹ thuật An toàn MT - Sở Công Thương

  2. I. Tổng quan về sản xuất sạch hơn (SXSH): 1. Sản xuất sạch hơn là gì? Theo UNEP (Chương trình môi trường LHQ), SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Hay nói cách khác, SXSH là một phương thức tiếp cận trong sản xuất nhằm giúp các doanh nghiệp tăng hiệu suất kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường.

  3. 2. Mục tiêu của SXSH: a. Đối với các quá trình sản xuất: - Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho 1 đơn vị sản phẩm. - Loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại. - Giảm tải lượng và độc tính của tất cả các dòng thải trước khi chúng ra khỏi quá trình sản xuất. - Giảm các chi phí khác: nhân công, phí môi trường…

  4. b. Đối với sản phẩm: Giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khâu khai thác đến thải bỏ. c. Đối với dịch vụ: Đưa các yếu tố môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

  5. 3. Lợi ích của SXSH: - Cải thiện hiệu suất sản xuất. - Sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu có hiệu quả hơn. - Tận thu những sản phẩm phụ có giá trị. - Giảm ô nhiễm. - Giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải. - Cải thiện sức khỏe và an toàn lao động. - Các cơ hội mở rộng thị trường hiện có và phát triển thị trường mới. - Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.

  6. 4. Ý nghĩa của SXSH: - Công cụ quản lý. - Công cụ kinh tế. - Công cụ bảo vệ môi trường. - Công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. Mang lợi ích cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

  7. 5. Các phương pháp luận dùng để tiến hành đánh giá SXSH:

  8. UNEP:Chương trình môi trường LHQ). UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ. USEPA: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ. DESIRE: Hội đồng năng suất quốc gia Ấn Độ.

  9. 6. Các giải pháp SXSH (Theo DESIRE): Có thể chia thành 3 nhóm: a. Giảm chất thải tại nguồn: - Quản lý nội vi. - Kiểm soát quá trình tốt hơn. - Thay đổi nguyên liệu đầu vào. - Thay đổi thiết bị. - Công nghệ sản xuất mới.

  10. b. Tuần hoàn: - Tận thu, tái sử dụng tại chỗ. - Tạo ra sản phẩm phụ. c. Thay đổi sản phẩm. - Thay đổi sản phẩm. - Các thay đổi về bao bì.

  11. 7. Đánh giá SXSH: Quá trình đánh giá SXSH  được chia thành sáu bước là: - Khởi động; - Phân tích các công đoạn sản xuất; - Phát triển các cơ hội SXSH; - Lựa chọn các giải pháp SXSH; - Thực hiện các giải pháp SXSH; - Duy trì SXSH.

  12. Sáu bước này  phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau: BƯỚC 1: BẮT ĐẦU KHỞI ĐỘNG - Nhiệm vụ 1: Thành lập đội sản xuất sạch hơn. - Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ. - Nhiệm vụ 3: Xác định các công đoạn/hoạt động gây lãng phí.

  13. BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC CÔNG ĐOẠN - Nhiệm vụ 4: Lập sơ đồ công nghệ sản xuất. - Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng. - Nhiệm vụ 6: Tính toán các chi phí theo dòng thải. - Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân gây thải.

  14. BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC CƠ HỘI SXSH - Nhiệm vụ 8: Hình thành các cơ hội SXSH. - Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất.

  15. BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH - Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật. - Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế. - Nhiệm vụ 12: Đánh giá các khía cạnh về môi trường. - Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện.

  16. BƯỚC 5: THỰC HIỆN SXSH - Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện. - Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH. - Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả.

  17. BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH - Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH. - Nhiệm vụ 18: Lựa chọn các công đoạn tiếp theo.

  18. II.Khái niệm về phát triển bền vững: Khái niệm: Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phát triển phù hợp nhất với quốc gia đó.

  19. Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật.

  20. Nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm nầy còn bao hàm những khía cạnh chính trị - xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là "tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại.

  21. 2. Mối liên quan giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường: Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt, không tái tạo được là một phát triển không bền vững.

  22. Có người còn cho rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai."phát triển bền vững" là một ý niệm hữu ích, đáng lưu tâm. Nhưng chỉ để ý đến liên hệ giữa môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, và tăng trưởng kinh tế là chưa khai thác hết sự quan trọng của ý niệm "bền vững". Ý niệm ấy sẽ hữu ích hơn nếu được áp dụng vào hai thành tố nòng cốt khác của phát triển, đó là văn hóa và xã hội.

  23. Quản lý Môi trường Phát triển Kinh tế TRƯỚC KIA Xung đột HIỆN NAY Quản lý Môi trường Phát triển Kinh tế Phát triển Bền vững TƯƠNG LAI Phát triển Sinh thái

  24. III. Thực trạng áp dụng SXSH tại Bến Tre: 1. Cở sở pháp lý: - Chỉ thị 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về việc áp dụng SXSH trong các cơ sở công nghiệp. - Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch trong ngành môi trường, trong đó có Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) do Bộ Công Thương chủ trì.

  25. - Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009. UBND tỉnh Bến Tre có Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2007 về việc thực hiện áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh Bến Tre. Sở Công Thương Bến Tre có Kế hoạch số 893/KH-SCT ngày 20 tháng 10 năm 2009 về Kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2009 – 2013.

  26. 2. Lợi ích thực tiển từ việc áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bến Tre: a. Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh – xã An Hiệp, huyện Châu Thành. - Sản phẩm: cơm dừa sấy khô, 5000 tấn/năm. - Vấn đề môi trường: nước thải sản xuất với thành phần chủ yếu là: dầu, BOD,COD, clorine dư, coliform, các chất rắn lơ lững…khí thải chủ yếu là bụi.

  27. Giải pháp SXSH: 20 giải pháp, trong đó có 07 giải pháp không tốn chi phí; 10 giải pháp đầu tư thấp; 03 giải pháp đầu tư cao. • Tổng vốn đầu tư: 7,207 tỷ đồng; có thời gian thu hồi vốn cao nhất là 2,6 năm và thấp nhất là chưa đầy 1 năm. - Lợi ích: Giảm tiêu thụ nước 30%; giảm tiêu thụ nhiên liệu (hơi) 10 – 15%; giảm tiêu thụ điện 4%; tận thu than hoạt tính từ việc đốt gáo dừa, thu về trên 1,4 tỷ đồng/năm; nhà xưởng được cải thiện, nâng cấp đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 22000:2005 và nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

  28. b. Công ty TNHH Một thành viên thuốc lá Bến Tre – Phường Phú Tân, Thành phố Bến Tre. - Sản phẩm: Thuốc lá điếu, 100 triệu bao/năm. - Vấn đề môi trường: Chủ yếu là ô nhiễm không khí do hơi nước, bụi và đặc biệt là mùi đặc trưng của nicotin bay hơi. - Giải pháp SXSH: 28 giải pháp, trong đó có 10 giải pháp không tốn chi phí, 14 giải pháp đầu tư thấp và 04 giải pháp đầu tư cao.

  29. - Tổng vốn đầu tư: 6,180 tỷ đồng; có thời gian thu hồi vốn cao nhất là 3,3 năm và thấp nhất là chưa đầy 1 năm. - Lợi ích: Giảm tiêu thụ dầu FO 22%; tăng thu hồi sợi 2%; giảm tiêu thụ điện 3%, thu về trên 1,6 tỷ đồng/năm; nhà xưởng được cải thiện, nâng cấp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động và khí thải, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

  30. c. Doanh nghiệp tư nhân Lâm Đồng – xã Phú Nhuận, Thành phố Bến Tre. - Sản phẩm: Thạch dừa thô, 500 tấn/năm. - Vấn đề môi trường: nước thải sản xuất với thành phần chủ yếu là: BOD,COD, hàm lượng các chất rắn lơ lững cao và pH thấp. - Giải pháp SXSH: 11 giải pháp, trong đó có 07 giải pháp đầu tư thấp hoặc chi phí không đáng kể và 04 giải pháp đầu tư cao.

  31. - Tổng vốn đầu tư: 3,197 tỷ đồng; có thời gian thu hồi vốn cao nhất là 4,8 năm và thấp nhất là chưa đầy 1 năm. - Lợi ích: Giảm tiêu thụ chất đốt (gáo dừa) 30%; giảm tiêu thụ nước 10%; giảm tiêu thụ điện 5%, thu về gần 1 tỷ đồng/năm; nhà xưởng được xây mới, cải thiện môi trường lao động và nâng công suất; nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. 04 đơn vị đang thực hiện các giải pháp SXSH là: Công ty TNHH Vĩnh Tiến – Phường Phú Khương, thành phố Bến Tre , Công ty CP Mía đường Bến Tre – xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Công ty TNHH Thanh Bình- Xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Làng nghề chế biến thủy hải sản Bình Thắng, huyện Bình Đại.

  32. BÀI TẬP NHÓM (Chia 03 nhóm: mỗi nhóm 8 – 9 học viên. - Mỗi nhóm tự lựa chọn một quy trình sản xuất 01 sản phẩm khác nhau. - Phân tích công đoạn gây ô nhiễm và đưa ra giải pháp áp dụng SXSH theo bảng sau:

  33. Tên quy trình/công đoạn sản xuất:

  34. CHÂN THÀNH CẢM ƠN

More Related