1 / 33

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC & MÔ HÌNH QUẢN LÝ MỘT SỐ HỒ CHỨA NHỎ Ở TỈNH ĐỒNG NAI & BÌNH PHƯỚC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC & MÔ HÌNH QUẢN LÝ MỘT SỐ HỒ CHỨA NHỎ Ở TỈNH ĐỒNG NAI & BÌNH PHƯỚC. Đại Học Nông Lâm – TP Hồ Chí Minh. NỘI DUNG BÁO CÁO. I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. KẾT QUẢ IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

shanna
Download Presentation

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC & MÔ HÌNH QUẢN LÝ MỘT SỐ HỒ CHỨA NHỎ Ở TỈNH ĐỒNG NAI & BÌNH PHƯỚC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC & MÔ HÌNH QUẢN LÝ MỘT SỐ HỒ CHỨA NHỎ Ở TỈNH ĐỒNG NAI & BÌNH PHƯỚC Đại Học Nông Lâm – TP Hồ Chí Minh

  2. NỘI DUNG BÁO CÁO I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. KẾT QUẢ IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

  3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU • Đánh giá hiện trạng khai thác và tổ chức quản lý nuôi trồng thủy sản ở 5 hồ chứa đang nuôi và 3 hồ chứa không nuôi thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. • Đề xuất một số giải pháp phát triển việc quản lý khai thác thủy sản ở hồ chứa nhỏ trong khu vực nghiên cứu.

  4. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011 Địa điểm: tỉnh Đồng Nai và Bình Phước

  5. Vị trí nghiên cứu:

  6. Phương pháp thu thập số liệu • Thu mẫu trực tiếp để phân lọai tại 2 hồ chứa : Cầu Mới và Bàu Úm • Phỏng vấn hàng tháng các hộ khai thác ở các hồ chứa thuộc vùng nghiên cứu (kết hợp cán bộ tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thực hiện) • Thu thập số liệu trực tiếp từ sổ theo dõi khai thác ở một số hồ có tổ quản lý khai thác. • Phỏng vấn nhóm ngư dân khai thác có kinh nghiệm ở các hồ chứa để bổ sung thông tin khai thác ở các hồ.

  7. III. KẾT QUẢ 3.1 Hiện trạng nguồn lợi và khai thác • Xác định 67 lòai thủy sản hiện diện. • Tất cả các hồ đều có sự hiện diện của các lòai cá nuôi. • Có 6/8 hồ xuất hiện cá Lau kiếng và cá Chim trắng. • 2 lòai cá mới được đưa vào hồ nuôi: cá Trường giang (Cầu Mới) và cá Kẽm (Gia Ui). 3.1.1 Thành phần lòai thủy sản ở các hồ chứa

  8. 3.1.2 Các lọai ngư cụ sử dụng phổ biến ở các hồ chứa

  9. 3.1.3 Họat động ngư cụ theo mùa

  10. 3.2 Hiện trạng khai thác ở hồ chứa nuôi thủy sản 3.2.1 Thời gian thả giống Vào giai đọan mực nước trong hồ đang lên (khỏang tháng 7 đến tháng 10, phụ thuộc vào lưu lượng nước vào hồ sớm hay muộn).

  11. Tuy nhiên, đối với 2 hồ chứa ở Bình Phước (hồ Đồng Xòai và hồ Xa Cát), thời gian thả giống phụ thuộc vào kế họach hỗ trợ thả cá từ Phòng NN tỉnh Bình Phước cũng như nguồn giống sẵn có. Họat động thả giống tại hồ chứa Cầu Mới

  12. 3.2.2 Lòai và mật độ thả giống(năm 2010) Chủ yếu là các lòai cá truyền thống:

  13. Nguồn giống Được sản xuất từ các trại giống tại địa phương, hay có nguồn gốc từ TpHCM hoặc các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… Nguồn cung cấp giống thường không đạt yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho mô hình nuôi mặt nước lớn. Khả năng sản xuất giống tại địa phương thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế Như năng lực sản xuất giống trong tỉnh Bình Phước khỏang 1 triệu giống trong khi nhu cầu thực tế trong năm 2010 ước tính 20 triệu giống thủy sản các lọai (Báo cáo hiện trạng phát triển TS tỉnh BP giai đọan 2006-2010).

  14. 3.2.3 Mùa vụ khai thác Đối với hồ chứa nuôi ở Đồng Nai, mùa vụ khai thác chính tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 (mùa khô). Khi mặt nước trong hồ cạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác với các ngư cụ chính như lưới vây, vó gạt, lưới rê 1 màng… Tuy nhiên, 2 hồ chứa nuôi cá ở Đồng Xòai và Xa Cát. Mùa vụ khai thác chính lại tập trung vào mùa mưa với các lọai ngư cụ chính như đóng đáy, lưới rê, đăng, lợp… Sản lượng cá KT theo mùa

  15. 3.2.1 Nguồn nhân lực và phương thức khai thác

  16. 3.2.4 Sản lượng khai thác Ghi chú: SL hồ chứa Đa tôn khai thác từ 27/3 đến 4/6 năm 2011; Hồ chứa Gia Ui từ tháng 12/2010 đến tháng 6/2011. Tổng sản lượng trong năm qua phỏng vấn ước khỏang 150 tấn/năm (lấy để tính sản lượng nuôi /ha/năm)

  17. 3.2.5 Các lòai cá KT có giá trị kinh tế cao

  18. 3.2.6 Thị trường tiêu thụ Đối với hồ chứa thuộc tỉnh Đồng Nai: Sản phẩm cá nuôi được thương lái vào mua trực tiếp khi khai thác với số lượng lớn (hơn 1 tấn) hay luôn có hợp đồng bao tiêu sản phẩm (vd: Cầu Mới). Đối với cá đồng, được bán cho các thương lái nhỏ ở địa phương để tiêu thụ tại chợ địa phương Đối với hồ chứa thuộc tỉnh Bình Phước. Do khai thác với số lượng phân tán nhỏ lẻ nên sản phẩm chỉ được tiêu thụ tại các chợ địa phương thông qua các thương lái hay người khai thác bán trực tiếp tại các chợ

  19. 3.3 Hiện trạng khai thác ở hồ chứa không nuôi thủy sản 3.3.1 Nguồn gốc thành phần cá hiện diện trong hồ: với 3 nhóm chính • Nhóm cá nuôi thóat ra từ ao nuôi cá của các hộ sống trong lưu vực hồ chứa sau khi hồ được tích nước • Nhóm cá có nguồn gốc tự nhiên ở các suối, hồ chứa. • Nhóm cá được phóng sinh hàng năm từ các chùa xung quanh • 3.3.2 Đặc điểm khai thác: chỉ mang tính chất nông hộ nhỏ, lẻ • Khai thác chủ yếu bằng các ngư cụ đơn giản như: lưới 1 màng, lưới 3 màng, lợp, dớn, câu… • Người khai thác chủ yếu là dân địa phương hay nhập cư, tận dụng thời gian rãnh rỗi để khai thác kiếm cá cho gia đình. Họ chỉ bán khi sản lượng khai thác đạt hơn 3kg/ngày hay bắt đựoc các lòai cá có giá trị kinh tế cao như cá bống tượng, tép, lóc….

  20. 3.3.3 Sản lượng KT ở các hồ chứa không nuôi cá Nhóm cá nuôi chiếm tỉ lệ lớn đến sản lượng KT ở các hồ chứa không nuôi cá 3.3.4 Thị trường tiêu thụ Sản phẩm khai thác được chủ yếu tiêu thụ gia đình. Một số lòai được bán cho thương lái như cá bống tượng để tiêu thụ hay làm giống nuôi tiếp. Một lựơng nhỏ (khỏang 10%) được bán ở chợ địa phương

  21. 3.3.5 Lòai thủy sản KT ở hồ chứa không nuôi cá

  22. 3.4 Hiện trạng quản lý khai thác Hiện tại có 3 hình thức quản lý: • Quản lý khai thác nuôi thủy sản do tư nhân. • Quản lý khai thác thủy sản do Hợp Tác Xã. • Quản lý khai thác thủy sản do Tổ nuôi cá cộng đồng

  23. 3.4.1 Một vài đặc điểm của các lọai hình quản lý

  24. 3.4.1 Một vài đặc điểm của các lọai hình quản lý

  25. 3.5.1 Các vấn đề khó khăn trong quản lý ở HTX/Tổ nuôi cá 3.5 Các khó khăn tồn tại trong quản lý và phát triển NTTS ở các hồ Các năm qua đã có nhiều HTX/Tổ làm ăn thua lỗ, phải thường xuyên tái cơ cấu lại hay hoạt động của Tổ nuôi cá chỉ còn hình thức mà chưa đem lại lợi ích cho người tham gia cũng như việc BV và phát triển NLTS hồ chứa. • Nhận thức của các xã viên/thành viên kém trong việc thực hiện của quy định trong hoạt động KTTS. • Năng lực quản lý Ban chủ nhiệm/Tổ nuôi cá còn yếu • Các thành viên trong HTX/Tổ nuôi cá không trực tiếp tham gia vào KT (do không biết KTTS hay có công việc làm khác)

  26. 3.5.1 Các vấn đề khó khăn trong quản lý ở HTX/Tổ nuôi cá Thành viên chỉ đóng góp cho có tên, không khai thác, không đi họp…ảnh hưởng đến họat động của HTX/Tổ nuôi cá. • Thiếu sự hợp tác giữa chính quyền địa phương với HTX/Tổ nuôi cá trong việc ngăn chặn các họat động KT trái phép (hay bằng ngư cụ cấm). • Chưa có mô hình phát triển hiệu quả cho Tổ nuôi cá cộng đồng.

  27. 3.5.2 Các khó khăn trong việc phát triển nuôi cá • Lòng hồ không được san bằng khi xây đập: làm giảm hiệu quả khai thác thủy sản (đặc biệt số lòai sống đáy). • Cạnh tranh mục đích sử dụng nước giữa nuôi cá và cung cấp cho CN và NN. • Thuốc trừ sâu, hóa chất nông nghiệp từ việc canh tác hoa màu trong vùng bán ngập là nguy cơ ảnh hưởng đến CLN trong hồ chứa. • Con giống: không đáp ứng đủ về số lượng cả chất lượng cho nhu cầu phát triển nuôi cá hồ chứa. • Khan hiếm nguồn nhân lực khai thác trong thời gian khai thác chính giữa các hồ.

  28. 3.5.2 Các khó khăn trong việc phát triển nuôi cá ở hồ chứa • Khó khăn tiêu thụ sản phẩm nếu khai thác theo kiểu nhỏ lẻ, thiếu tập trung về số lượng (như 2 hồ chứa Đồng Xòai và Xa Cát một khi muốn phát triển về sản lượng cá nuôi). • Hình thức họat động của HTX/tổ nuôi cá chưa ổn định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nuôi thủy sản. • Nạn trộm cắp, khai thác trái phép diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm sóat làm ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cũng như làm phức tạp đến tình hình an ninh xã hội. • Cơ cấu lòai, mật độ thả giống và thời gian thả giống ở các Tổ nuôi cá cộng đồng bị phụ thuộc vào kế họach và tài chính từ ngân sách Tỉnh dẫn đến chưa khai thác được tiềm năng sản xuất ở các hồ chứa.

  29. IV. Một số giải pháp 1. Các cơ quan chức năng cần có các dự đóan trước về nhu cầu giống để có các chiến lược phát triển các trại sản xuất giống, ương nuôi và các cơ sở bán giống nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển mô hình nuôi mặt nước lớn. Thường xuyên kiểm tra chất lượng giống được nhập từ các khu vực khác vào địa bàn Tỉnh Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật ương nuôi một số lòai phổ biến (từ cá bột lên cá giống) ngay tại các hồ chứa nhằm giúp người nuôi giảm chi phí về giống đồng thời chủ động được nguồn giống theo kế họach nuôi. Ương cá trước khi thả vào hồ (Gia Ui)

  30. IV. Một số giải pháp (tt) 2. Đưa mục tiêu phát triển thủy sản vào mục tiêu xây dựng hồ chứa đặc biệt là các lọai hồ chứa nhỏ. 3. Nghiên cứu hiện trạng hồ chứa để lựa chọn cơ cấu con giống phù hợp cho từng điều kiện của lòng hồ. 4. Lựa chọn các lòai cá và cỡ và thời gian nuôi sao cho phù hợp với lịch điều tiết nước hàng năm của ngành Thủy lợi. 5. Không nên thả cá giống vào đầu mùa mưa nhằm tránh lượng hóa chất nông nghiệp theo nước mưa trôi vào hồ gây ô nhiễm. 6. Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá mặt nước lớn cũng như kỹ năng quản lý HTX/Tổ nuôi cá. 7. Tiến hành nghiên cứu/khảo sát hiện trạng hồ chứa định kỳ nhằm xác định cơ cấu con giống sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của hồ chứa trong từng giai đọan.

  31. IV. Một số giải pháp 8. Xây dựng lại cơ chế hoạt động cho mô hình Tổ nuôi cá cộng đồng với mục đích nhằm: • Sản phẩm khai thác phải được tập trung với số lượng lớn • Có nguồn thu từ hoạt động nuôi cá để có thể tái đầu tư • Chủ động được cơ cấu đàn cá nuôi, thời gian thả cá phù hợp với điều kiện tự nhiên củ hồ nuôi. 9. Sử dụng nguồn lực tại chỗ (các thành viên) tham gia vào quá trình khai thác, giảm áp lực về nguồn nhân lực vào mùa vụ khai thác chính qua đó giảm chi phí sản xuất Thành viên KT bằng vó gạt (Đa Tôn)

  32. IV. Một số giải pháp 10. Phát triển các mô hình du lịch sinh thái (như câu cá giải trí) trên hồ nhằm giải quyết nhu cầu giải trí của cộng đồng địa phương đồng thời gia tăng thu nhập cho HTX/Tổ nuôi cá. 11. Các cơ quan chức năng cần phối hợp hơn nữa với các thành viên HTX/Tổ nuôi vận động, tuyên truyền và ngăn chặn họat động khai thác trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Câu cá trộm tại hồ chứa Đa Tôn Phát triển du lịch sinh thái tại Gia Ui

  33. CÁM ƠN QUÝ ĐẠI BIỂU ĐÃ THEO DÕI

More Related