1 / 9

Một Số Điều Nên Tránh Khi Chụp Portrait Hay Chụp Một Nhóm Người

Một Số Điều Nên Tránh Khi Chụp Portrait Hay Chụp Một Nhóm Người.

thom
Download Presentation

Một Số Điều Nên Tránh Khi Chụp Portrait Hay Chụp Một Nhóm Người

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Một Số Điều Nên Tránh Khi Chụp Portrait Hay Chụp Một Nhóm Người Thưa quí bạn cái slide show nầy tôi dành cho một số bạn già của tôi. Trong đây tôi góp ý sau khi nhìn thấy một số ảnh của các bạn chụp xưa nay. Tôi không phải là người chuyên môn, quí vị nhiếp ảnh gia nên bỏ đi uống cà phê mươi phút đừng có đọc. Tôi không có học nhiếp ảnh, chỉ là tay ngang nên cái nhìn của tôi sẽ hợp với đa số các bạn tay ngang. Tức là những bằng hữu thấy người sắm máy ảnh thì mình cũng lượm đại một cái digital camera cũa của con cháu bỏ ra mang theo khi gặp bạn bè thì bấm ít tấm kỷ niệm. Tuy nhiên muốn có hình kỹ niệm thì cũng nên theo một chút xíu nguyên tắc ảnh trông mới hay. Nếu đó là những gì các bạn muốn biết thì xin tiếp tục xem để tránh những lỗi, theo ý tôi, là không nên mắc phải khi chụp hình bạn bè lúc gặp gở nhau trong buổi họp mặt tiệc tùng. Ở đây bao gồm chụp hình ban ngày và ban đêm. Cái slide show nầy làm vội, nên còn nhiều chỗ sẽ bổ túc sau khi xem lại. Bây giờ tạm gởi quí bạn xem chơi. Nhấn space bar Huỳnh Chiếu Đẳng 18-Nov-2011

  2. Nhận xét đầu tiên của tôi khi nhìn hình chụp của một số bạn là khi chụp portrait cứ để khuôn mặt người mẫu ngay giữa tấm ảnh . Sở dĩ có chuyện nầy là vì khi lấy thước các bạn thường cho cái vòng xanh (tuỳ máy) nằm ngay mặt người mẫu, khi thấy cái khng nầy xanh là các bạn bấm máy không lấy khung ảnh lại cho dễ coi. Tấm ảnh nầy theo tôi dư bầu trời, chúng ta chụp portrait mà. Tấm ảnh nầy theo tôi tạm coi được nhưng mà chưa hay. Và đây là tấm ảnh theo tôi hay hơn  Tôi phải mượn tạm hình vô danh nầy, không thể bỏ hình do tôi chụp hay bạn bè chụp vào e người mẫu không ưng. Phía trước mặt, theo tôi. nên rộng hơn phía lưng.

  3. Thưa quí bạn trang trước là một lỗi có thể tránh được nếu chúng ta canh khung ảnh lại khi bấm máy. Khi chụp một nhóm người chúng ta lại cũng mắc phải cái lỗi nầy, đặt gương mặt tất cả người mẫu vào ngay giữ khung hình. Theo tôi thì tấm ảnh nầy dư phần đầu. Đáng lý nó nằm ở 1/3 khung hình từ trên tính xuống. Vì tôi không có hình thí dụ ưng ý, nhưng nếu các bạn xem lại hình các bạn chụp nhóm bạn bè xưa nay sẽ thấy nó kỳ kỳ, phần trời qua dư.

  4. Một cái sai cổ điển khác là khi chụp một nhóm người chúng ta hay đặt máy sai vị trí. Chúng ta nên đứng hướng máy ảnh thẳng góc với nhóm người mẫu đứng hàng ngang như trên. Khi đó mọi người trong hình đều to ngang nhau. Các bạn lấy hình cũ ra xem thấy liền.   Nên đặt máy ảnh ngay đây Đặt máy ảnh ngay đây thì người bên trái to kềnh

  5. Thưa các bạn tôi viết theo những gì tôi biết, có khi sai với những gì các bạn học trong trường hay các bạn theo trường phái ngày nay. Từ nhỏ tớ lớn (già chớ lớn gì) tôi không có theo khoá học chụp hình nào cả. Những điều tôi nêu ra chỉ gợi ý thôi, các bạn cân phân theo ý mình và theo trường phái các bạn thích. Kế tiếp đây là một sai lầm khác mà có khi làm người mẫu giận luôn. Đó là chúng ta dùng ống kính quá wide và đứng quá gần nhóm người mẫu. Kết quả thế nầy Ống kính wide chụp gần Nếu hai người đứng bìa là hai vị nữ lưu thì các bạn sẽ thấy tự nhiên mập ra quá cở. Còn những người đứng giữa thì bình thường. Đâu các bạn lấy ảnh đã chụp nhóm bạn bè lâu nay ra xem coi tôi nói đúng không.

  6. To hơn thực tế Đây là hình mẫu chụp một nhóm người bằng ống kính wide và máy ảnh đặt quá gần. Hai người ngồi bìa mập ra hẳn so với thực tế.  To hơn thực tế

  7. Nếu chúng ta chụp chung nhóm người đông và muốn thu hết mọi người vào khung ảnh thì theo tôi tốt hơn hết là mang máy ảnh xa ra. Đừng có đứng quá gần rồi dùng ống kính wide mà chụp. Đứng gần khi ra hình dễ làm người mẫu giận, từ đó trở đi khi thấy chúng ta đưa máy hình lên là họ chạy trốn luôn. Người ta diet muốn xỉu mà vẫn bị chụp ảnh làm sao mà trông còn quá đồ sộ? Và để kết thúc tôi có cái nhận xét nầy là khi chụp portrait ban đêm hay trong tiệc tối, có bạn hướng cái đèn flash mạnh (mua riêng gắn vào máy DSLR) hướng thẳng vào mặt người mẫu. Khi ra hình mặt người mẫu trắng bệch và không có chiều sâu . Nguyên tắc cổ điển khi chụp portrait nếu có một nguồn sáng duy nhất thì phải để rọi vào người mẫu 45 độ. Studio setup cổ điển dùng 3 đèn, một mạnh hai đèn yếu như trong hình. Câu hỏi là máy ảnh cầm tay đi lung tung thì phải làm sao về chuyện chọn hướng ánh sáng. Thưa khá dễ….. Studio setup cổ điển dùng 2 đèn, một mạnh một yếu để gương mặt có chiều sâu. (xem hình) 45 độ

  8. Chúng ta dùng đèn flash quay được theo trục ngang. Thí dụ như cái flash nầy đây: The innovative new "Quick Shift Bounce" system allows the flash to pivot 90 degrees left and right to maintain a proper lighting position, even shooting vertically. Cái flash nầy quay được theo trục ngang tới 90 độ mỗi chiều. Đa số flash các bạn đang có chỉ quay được theo chiều thẳng đứng, tức hướng lên trần thay vì hướng vào mặt người mẫu. Khi hướng flash lên trần ánh sáng phản chiếu lại mặt người mẫu sẽ thấy hai gò má trắng bệch hố mắt sâu hỏm… đại để là như vậy. Muốn giảm bớt chuyện này thì làm sao? Thưa dễ ợt, gắn vào flash một vật như hình sau: Khi đó nguồn ánh sáng mạnh dội xuống từ trần nhà, và nguồn ánh sáng yếu hay mạnh ngang rọi ngay cái choá bên cạnh vào thẳng người mẫu (xuyên qua thành choá). Mạnh ngang vì trần nhà xa, còn từ thành choá đến người mẫu có khi gần hơn. Tuỳ các bạn tính toán vị trí đứng chụp.

  9. Với flash quay được theo trục ngang tới 90 độ mỗi chiều. Thì chuyện trở thành đơn giản. Chúng ta dễ có ánh sáng 45 độ như trong studio. Muốn vậy thây vì hướng flash và mặt người mẫu, chúng ta bẻ quẹo nó hướng vào tường (thường sơn trắng) làm sao cho ánh sáng dội lại chạy tới người mẫu theo hướng 45 độ là xong. Thưa quí bạn nghề chơi cũng lắm công phu và nhất là tốn tiền. Đồ nghề càng mắc càng tốt thì chúng ta dễ xoay trở. Còn chơi máy ảnh con chuột kiểu như tôi và đa số các bạn thì bị gò bó tay chân, nhưng không có nghĩa là chúng ta không chụp được ảnh ưng ý bằng máy nhỏ. Nói thế nầy đi, ngày xưa các bậc nhiếp ảnh gia tiền bối đâu có máy xin như ngày nay, nhưng các bạn thấy đó đến bây giờ quí vị nầy vẫn còn lưu lại những tấm ảnh để đời. Cũng tỉ như đưa cọ đưa sơn cho người không biết vẽ thì họ cũng vẽ được nhưng tranh ra đâu có được nhiều người cho là đẹp. Nhưng với người hoạ sĩ có thiên tài thì đưa họ cây viết chì và tấm giấy vụn, có khi chỉ vài nét họ cũng đã tạo ra được tấm tranh có hồn. Với máy ảnh cũng vậy. Máy quá tốt trong tay người mới chơi thì trở thành quá phức tạp. Nhưng với người có khiếu vế nhiếp ảnh thì cái máy rẻ tiền có khi cũng chụp được ảnh ưng ý. Chuyện mỹ thuật khó bàn, có trăm đường ngàn hướng, có cả mấy chục trường phái. Khi chúng ta được dạy theo trường phái nào đó rồi thì từ đó trở đi chúng ta nhìn ảnh của trường phái khác không thấy đẹp nữa vì không đúng tần số. Riêng tôi tôi theo “trường phái không trường phái”, nghĩa là đa số bà con ta cho tấm ảnh nào đó đẹp thì tôi cũng thấy là đẹp. Khi nào có hứng và các bạn còn thích đọc thì tôi viết tiếp. HCD

More Related