1 / 20

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4

u00c2m nhu1ea1c cho hu1ecdc sinh tiu1ec3u hu1ecdc nu00f3i chung vu00e0 lu1edbp 4 nu00f3i riu00eang mu1eb7c du00f9 <br>khu00f4ng nhu1eb1m u0111u00e0o tu1ea1o cu00e1c em thu00e0nh nhu1eefng con ngu01b0u1eddi hou1ea1t u0111u1ed9ng nghu1ec7 thuu1eadt <br>chuyu00ean nghiu1ec7p mu00e0 chu1ee7 yu1ebfu lu00e0 giu00e1o du1ee5c vu0103n hu00f3a u00c2m nhu1ea1c, lu00e0m cho cu00e1c em yu00eau <br>thu00edch nghu1ec7 thuu1eadt u00c2m nhu1ea1c, bu01b0u1edbc u0111u1ea7u giu00fap cu00e1c em lu00e0m quen mu1ed9t su1ed1 ku1ef9 nu0103ng u0111u01a1n <br>giu1ea3n vu1ec1 ca hu00e1t vu00e0 thu00f3i quen tu1eadp hu00e1t u0111u00fang nhu1eb1m phu00e1t triu1ec3n tru00ed tuu1ec7, bu1ed3i du01b0u1ee1ng tu00ecnh <br>cu1ea3m trong su00e1ng lu00e0nh mu1ea1nh, hu01b0u1edbng tu1edbi cu00e1i tu1ed1t u0111u1eb9p, gu00f3p phu1ea7n lu00e0m thu01b0 giu00e3n vu00e0 cu00e2n <br>bu1eb1ng cu00e1c nu1ed9i dung hu1ecdc tu1eadp khu00e1c u1edf tiu1ec3u hu1ecdc.

Download Presentation

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 MỤC LỤC Đề mục Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. THỰC TRẠNG 3 1. Thuận lợi 3 2. Khó khăn 4 III. GIẢI PHÁP 5 1. Xác định mục tiêu dạy hát 5 2. Xác định và xây dựng phương pháp dạy hát theo chuẩn KTKN 6 3. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc 8 4. Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm 12 5. Luyện hát thể hiện tính chất nhạc điệu, kết hợp vận động 15 * Một số thủ pháp dạy học sinh hát chuẩn xác một bài hát 16 IV.KẾT QUẢ 19 V. KẾT LUẬN 19 Người viết: Nguyễn Văn Thảo 1 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  2. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC LỚP 4 *********** ********** I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục thẩm mỹ cho con người không thể thiếu được trong mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có môn Âm nhạc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Học Âm nhạc các em yêu thích bộ môn nghệ thuật này cảm thụ và cảm nhận được cái hay cái đẹp của âm thanh qua các bài hát các bài tập đọc nhạc mà các em được học trực tiếp làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài dân ca, bài đồng dao…. Ở lớp 1, 2, 3 Âm nhạc là một phần của môn nghệ thuật (gồm cả mĩ thuật và thủ công). Phương pháp dạy học Âm nhạc ở lớp 1, 2, 3 tương đối giống nhau và chỉ 2 phân môn là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4 Âm nhạc là môn học riêng có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên. Ở lớp 4 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, ngoài học hát các em còn có thêm phân môn là tập đọc nhạc, học hát và học những ký hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc. Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt hết sức quan trọng, điều đó không chỉ Người viết: Nguyễn Văn Thảo 2 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  3. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm và chăm sóc tạo điều kiện của gia đình và xã hội. Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúngnhằm pháttriển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giãn và cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng độ cao, trường độ, tiết tấuvà đúng tính chất các bài hát? Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải biết xácđịnh giọng cho phù hợp lứa tuổi học sinh, giúp các em có một chút kiến thức về nhạc lý các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn hình nốt như nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng…tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc.Ngoài ra người giáo viên phải biết tạo cho các em một tâm thế thoải mái, tự tin một hứng thú tràn đầy khi học Âm nhạc. Là một giáo viên qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc, với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗlực học hỏi của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số“Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4” II.THỰC TRẠNG. 1.Thuận lợi: Năm 2015, tôi được phân công giảng dạy môn Âm nhạc của trường trường tiểu học Nguyễn Tất Thành –Cư Kuin –Đăk Lăk. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trườngthầy và trò chúng tôi luôn có được những điều kiện thuận lợi nhất để giảng dạy và học tập.Nhà trường trang bị đầy đủ các trangthiết bị phục vụ cho công tác dạy - học như đàn, thanh phách, băng nhạc máy nghe…. Người viết: Nguyễn Văn Thảo 3 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  4. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Giáo viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cựctheo dự án VNENgây được hứng thú cho học sinh. Đa số học sinh là người kinh, các em có mặt bằng chung về trình độ rất tốt, tiếp thu bài nhanh, sáng tạo trong thể hiện các ca khúc dành cho thiếu nhi và đặc biệt là các em rất thích được biểu diễn. 2. Khó khăn: Những năm trước đây, việc luân chuyển giáo viên còn chậm trễ. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.Bên cạnh đó các em còn lúng túng trong việc hát kết hợp gõ đệm, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát. Vì thế, các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Sau đây là bảng số liệu thống kê đầu năm của học sinh khối 4, trường tiểu học Nguyễn Tất Thànhnăm học 2015-3016: Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành các nội tốt các nội các nội dung Tổng số Khối dung bài học bài học dung bài học học sinh SL % SL % SL % 53 8 25 20 Khối 4 15,1% 47,2% 37,7% Người viết: Nguyễn Văn Thảo 4 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  5. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 III. GIẢI PHÁP. Để có một tiếtdạy và học Âm nhạc hiệu quả, gây được hứng thú cho học sinh trướctiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng ca hát, phát âm quan sát nghe, cảm thụ bài hát và tập hát truyền cảm, tập gõ đệm các kiểu cho đúng và nhịp nhàng. Sang lớp 4 các kỹ thuật đó vẫn được duy trì nhưng được nâng cao hơn. Ở lớp 4, các em được làm quen với một chương trìnhÂm nhạc riêng biệt. Vậyđể đáp ứng được với yêu cầu chung của bộ môn thì học sinh phải nắm bắt chắc về các kĩ thuật thanh nhạc. Đồng thời, giáo viên phải nắm vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng sẵncó của các em học sinh một cách tốt nhất. Để thực hiện tốt các yếu tố trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau: 1. Xác định mục tiêu dạy hát: Học hát chiếm thời lượng nhiều nhất. Mỗi bài hát được dạy trong một tiết, sau đó được ôn tập trong tiết tiếp theo. Cho nên, GV phải xác định rõ mục tiêu của việc học hát trong kế hoạch bài học vừa đảm bảo theo chuẩn KTKN vừa đảm bảo phát huy theo năng lực HS. Cần xác định các mục tiêu cần đạt trong dạy hát như sau: a) Mục tiêu về kiến thức:Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp các em có thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của HS. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn từ của HS trở nên phong phú và sinh động hơn. Tùy vào từng bài hát cụ thể, dựa vào yêu cầu của chuẩn KTKN, GV chọn lọc và truyền đạt theo từng điều kiện và đối tượng cụ thể. b) Mục tiêu về kĩ năng:Đây là mục tiêu trọng tâm của việc học hát. Dạy hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của HS, giúp các em hát đúng giai điệu và lới ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình Người viết: Nguyễn Văn Thảo 5 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  6. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp HS trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi… Không nên đòi hỏi quá cao đối với HS, cần bám sát chuẩn KTKN và chú ý phát triển các HS có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em được bộc lộ năng khiếu của mình. c) Mục tiêu về tình cảm và thái độ:Dạy hát nhằm giáo dục HS những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu âm nhạc (yêu quê hương đất nước, con người…), có khả năng tham gia ca hát trong và ngoài nhà trường. Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi HS trảiqua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được những điều đó. Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, GV phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng trong kế hoạch bài dạy để từ đó áp dụng có hiệu quả khi lên lớp. Đối với cả cấp học, điều này được thực hiện rất thuận lợi vì nội dung được truyền tải đến HS được liên tục và có hệ thống. Càng thuận lợi hơn đối với những GV đảm nhiệm tất cả các khối lớp trong bậchọc vì GV có sự tiếp cận và nắm bắt được đa số các đối tượng HS trong quá trình dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, từ đó GV có thể dễ dàng đặt ra nội dung và yêu cầu phù hợp cho HS ởkhối lớp 4. 2. Xác định và xây dựng phương pháp dạy hát theo chuẩn KTKN: Trong quá trình dạy học có thể áp dụng tiến trình và phương pháp dạy hát sau: * Hoạt động cơ bản - Giới thiệu bài hát. - Nghe hát mẫu. - Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu. - Khởi động giọng. - Tập hát từng câu. - Hát cả bài. * Hoạt động thực hành Người viết: Nguyễn Văn Thảo 6 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  7. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 - Kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca - Vận động, phụ họa. * Hoạt động ứng dụng - Củng cố, đánh giá. Tuy nhiên, trong quá trình lên lớp các bước trong trình tự dạy một bài hát nên vận dụng linh hoạt, không nên áp dụng cứng nhắc theo một khuôn mẫu cố định và phân chia thời gian hợp lí. GV cần chuẩn bị các bước cho từng bài hát cụ thể theo nội dung như sau: a) Giới thiệu bài hát:Ngoài giới thiệu tên bài, tên tác giả, xuất xứ, nội dung, chủ đề…Nếu là dân ca, nên có giới thiệu về vùng, miền. b) Nghe hát mẫu:GV có thể tự trình bày bài hát với sự chuẩn bị chu đáo hoặc cho HS nghe qua băng đĩa. Khi trình bày bài hát, GV cần trình bày chuẩn xác, có thể kết hợp động tác minh họa kèm theo sẽ làm cho HS thấy thích thú hơn. Nếu cho HS nghe qua băng, đĩa phải chuẩn bị cẩn thận đĩa nhạc, máy nghe tránh để HS chờ đợi gây ức chế tâm lí. Việc hát mẫu cho HS có những ưu điểm mà người GV cần khai thác như: Giúp HS cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn bởi cách hát của GV gần gũi các em hơn so với đĩa nhạc. HS cảm thấy hào hứng khi nghe thầy cô hát. Thể hiện được năng lực âm nhạc và cảm xúc của GV. c) Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu:GV hướng dẫn HS đọc lời sau đó chia đoạn, chia câu để thuận lợi cho việc luyện tập từng câu. d) Khởi động giọng: Giúp HS khởi động giọng trước khi tập hát. GV cho HS luyện theo đàn và dùng nguyên âm ghép phụ âm. Ví dụ: “mi –ma…”. Cao độ đi lên dần rồi đi xuống dần. e) Dạy hát từng câu:GV đàn cho HS nghe nhẩm và tập hát hòa giọng theo đàn. Những câu hát khó, luyến láy nhiều GV cần hát mẫu vì HS nghe đàn không thể thể hiện rõ bằng nghe giọng hát. Đôi khi, GV nên chỉ định HS giỏi hát mẫu thay cho GV nhằm phát huy tính tích cực của HS đồng thời làm cho môitrường học tập trở nên gần gũi và thân thiện hơn. Trong khi dạy từng câu, GV cần cho HS nhận xét và kết hợp sửa sai cho các em. Người viết: Nguyễn Văn Thảo 7 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  8. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 g) Hát cả bài:GV cho HS hát cả bài theo giai điệu của đàn, chú ý những chỗ ngân, nghỉ và sửa sai cho các em, lưu ý HS cách phát âm, hát rõ lời và cảm xúc của bài hát, tránh gào thét đây là lỗi hay mắc phải ở HS TH, sau đó kết hợp nhạc đệm, nhạc đệm GV chuẩn bị và lưu sẳn trong đàn. GV hướng dẫn HS trình bày bài hát với nhiều hình thức như đơn ca, song ca, tốp ca… h) Kết hợp gõ đệm, vận động và phụ họa:GV hướng dẫn cho HS thực hiện gõ đệm, cách gõ đệm tùy thuộc vào từng bài cụ thể. Lưu ý các bài hát có nhịp lấy đà. Phần kết hợp vận động và phụ họa không đòi hỏi nhất thiết HS phải thực hiện thật thành thạo vì vận động và phụ họa có thể tiến hành ở tiết tiếp theo ở phần ôn tập bài hát. Tiết học hát chủ yếu HS biết kết hợp gõ đệm, GV hướng dẫn một vài động tác cho các em làm quen với nhịp của bài, ở tiết tiếp theo khi đã thuộc lời ca các em kết hợp thực hiện vận động và phụ họa dễ dàng hơn. k) Củng cố, đánh giá.:Cho các em trình bày theo cá nhân, nhóm hoặc theo tổ, GV có thể tranh thủ kiểm tra mức độ tiếp thu của các em. Tùy vào từng bài hát mà GV có thể ápdụngkết hợp trò chơi, thi đua để giờ học thêm phong phú sinh động hơn. 3. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc : Ở lớp 3 các em đã được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc….Để có thể học tập đọc nhạc tốt phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý khi nhìn vào bài tập đọc nhạc các em mới đọc nhạc tốt được. Lên lớp 4, giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh. Giúp các em nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn...dấu lặng đen, lặng đơn... Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3. Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn …học sinh đính nốt nhạc bằng bảng Người viết: Nguyễn Văn Thảo 8 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  9. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 nam châm đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Hoặc cho các em nhớ lại vị trí các nốt nhạc bằng khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3. Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài về dấu luyến, dấu quay lại… A. Thực hiện đúng cao độ và trường độ . Học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài tập đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành.Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố độ cao, độ dài âm thanh để luyện riêng khi thuần thục mới ghép lại độ cao và độ dài cho học sinh. a) Luyện tập về cao độ: Học sinh tiểu học chưa quen với độ cao các nốt nhạc nên luyện tập về cao độ là rất khó đối với các em. Giáo viên dùng đàn organ đánh giai điệu một lần cho học sinh nghe sau đó đàn từng câu học sinh nghe nhìn từng nốt nhạc để đọc.Với các em phải tiến hành từ những âm dễ đọc nhất phù hợp tầm giọng các em rồi mới mở rộng thành 5 âm, 6 âm. Trước hết tập những vần ít âm với âm son làm trung tâm như (mi son la son đô) đến quãng 5 (Rê mi pha son la hay Đô rê mi pha son). Sau khi hình thành thang 5 âm ta dạy tiếp quãng 6 ghép lại (Đô rê mi pha son la) và tùy vào từng bài tập đọc nhạc mà ta luyện cao độ cho phù hợp. b) Luyện tập về trường độ: Học sinh tiểu học nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một lúc sẽ làm cho các em lúng túng nhất là đối với những học sinh khôngcó năng khiếu. Để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ riêng bằng cách gõ tiết tấu lấy đơn vị phách làm cơ sở có thể vỗ tay theo phách hoặc theo tiết tấu. Giáo viên ghi tiết tấu của bài nhạc vào bảng phụ cho học sinh luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách nhạc cụ để gõ. Để học sinh thích thú tạo không khí sinh động giáo viên có thể cho các em gõ tiết tấu và đọc bằng các tiếng tượng thanh ví dụ như: rinh, tùng, cắc, ếch, ộp…. Người viết: Nguyễn Văn Thảo 9 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  10. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Hoặc đọc các âm với những tên gần gũi với ký hiệu Âm nhạc như nốt đen đọc là “đen”, nốt móc đơn đọc là “đơn”, dấu lặng đọc là “lặng”, nốt trắng đọc là “trắng”. Luyện tập tiết tấu giúp các em biết độ dài các nốt nhạc, luyện bằngtiết tấu âm tượng thanh kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm bằng nhạc cụsẽlàm cho lớp học sinh động học sinh khắc sâu kiến thức. Khi học sinh luyện tập tiết tấu tốt thì áp dụng vào bài cũng sẽtốt hơn. Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu giáo viên phải vận dụng các phương pháp linh hoạt hoặc dưới dạngtrò chơi tổ chức nhóm, tổ, bàn…học sinh luyện tập phù hợp với từng bài. c) Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời: Các em đọc nhạc và ghép lời ca không đều do các em không tập trung lắng nghe khi giáo viên bắt giọng và các em bị cuốn nhịp không đọc đúng nhịp không giữ được nhịp độ ban đầu và có xu hướng nhanh dần lên. Muốn học sinh đọc đúng nhạc hát lời ca đều giọng diễn cảm giáo viên phải chú ý bắt giọng tạo được sự chú ý củahọc sinh. Dạy học sinh chính xác về cao độ và trường độ, cho học sinh đọc nhạc và hát lời ca kết hợpgõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca đều chính xác sẽ giúp học sinh hát lời chính xác và đúng nhịp.Kết hợp với âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài. Học sinh nghe và nhận xét bạn, giáo viên nhận xét chung sửa sai uốn nắn kịp thời động viên học sinh hát sai để giúp các em hát đúng. Ở một số câu đọc nhạc ở cuối câu có chỗ ngân dài 2 hoặc 3 phách thì giáo viên nên đếm phách để học sinh ngân cho đủ và kết hợp vỗ tay theo phách học sinh sẽ hát và ngân cho đủ, kết hợp vỗ tay theo phách học sinh sẽ hát đúng trường độ . Sau khi tập đọc nhạc xong muốn ghép lời ca diễn cảm và đúng trước hết các em phải thực hiện đúng cao độ, trường độ như đã nêu trên. Người viết: Nguyễn Văn Thảo 10 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  11. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Giáo viên nên giới thiệu nội dung bài nhạc nói về gì, sắc thái thể hiện ra sao vui hay êm dịu…Nhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết tấu của bài hát phải đưa tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát, phải có cảm xúc khi hát thể hiện được tâm hồn của mình vào nội dung tác phẩm như (tình bạn bè, cha mẹ, thầy cô quê hương, mái trường…). Hướng dẫn các em phát âm rõ lời, chính xác gọn tiếng chỗ nào luyến lên hay luyến xuống phải thể hiện được. Trong lúc tập hát cũng như tập đọc nhạc không nên cho các em hát to quá gây ra khan tiếng mệt giọng ảnh hưởng đến giọng hát và không thể hiện nội dung bài tập. Giáo viên khi bắt giọng cho học sinh đọc nhạc hoặc hát giáo viên nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn organ hoặc kèn Melodion…tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp.… Về tư thế đứng hát chúng ta phải cho các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư thế ngồi hát cũng như khi đứng hát giáo viên chú ý đến các emlà lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngảnghiêng dựa dẫm vào nhau hoặc là tỳ ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái,hai tay để ở đùi hoặc trên bàn một cách tự nhiên để dùng tay vỗ tay hoặc gõ đệm các loại nhạc cụ cho tiếng hát. Trong hai tư thế đứng hát và ngồi hát nên cho các em tư thế đứng hát là tốt nhất. Nhưng lưu ý một điều là không nên cho các em đứng lâu quá nếu không sẽ làm cho các em mệt mỏi gây ảnh hưởng đến chất lượng của tiết học, nên linh động luân phiên giữa tư thế đứng hát và ngồi hát và phân bố thời gian cho hợp lý. ❖ ❖Luyện hát đúng giai điệu: Giới thiệu bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh. Các em nghe hát mẫu và đọc lời ca, giải nghĩa những từ khó để giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Ví dụ: Trong bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (Nhạc và lời Người viết: Nguyễn Văn Thảo 11 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  12. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 của Mộng Lân). Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ như sau: Lớp chúng mình / rất rất vui,/ anh em ta chan hòa tình thân./… Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải hướng dẫn các em khởi động giọng. Ví dụ: Khi tập hát cần sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau. Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, giáo viên đàn, hát mẫu. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca, tự tin. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được bài tập. 4. Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm: Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú, giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. Ví dụ: Bài "Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng, sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau. *Gõ theo tiết tấu: X X X X X X X Người viết: Nguyễn Văn Thảo 12 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  13. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 *Gõ đệm theo phách: X X X X Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu (x) tương ứng với tiếng được gõ trong ô nhịp. Không giải thích vì sao chỉ nhận xét về hai cách gõ. Sau đó hướng dẫn học sinh cách tự xác định tiết tấu, phách ở những câu còn lại trong bài hát. Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ trên. Ví dụ: Bài hát : "Gà gáy" dân ca Cống, lời mới nhạc sĩ Huy Trân. Để các em hát và gõ đúng nhịp, phách, tiết tấu thì lần lượt cho học sinh nêu 3 cách gõ đệm với câu hát 1 *Gõ đệm theo tiết tấu: x x x x x x x x x x *Gõ đệm theo phách: x x x x x x x x *Gõ đệm theo nhịp 2: x x x x Người viết: Nguyễn Văn Thảo 13 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  14. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Để củng cố kĩ năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững giai điệu của bài hơn. Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 có 3 phách trong một nhịp thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp, thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách.Ví dụ: Bài "Cùng múa hát dưới trăng" ✓Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất: Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính bằng một nốt móc đơn. Tiếng “ Mặt” là phách lấy đà ta không gõ. x - - x - - x - - Tiếng "trăng" là phách mạnh hai tay vỗ vào nhau (x) ở phách 1, tiếng "tròn", 'nhô" là phách nhẹ hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn (-) ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài. ✓Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ hai: Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau. Thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được nhịp độbài hát. Đồng thời góp phần tạo thêm sự hào hứng cho học sinh. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau mà còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp. Ví dụ: bài "Tập tầm vông". Có đảo phách chỗ tiếng “vó, tay”. x x x x x x x x x x xx Người viết: Nguyễn Văn Thảo 14 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  15. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng dẫn học sinh biết cách xác định nhịp, phách trong bài. 5. Luyện hát thể hiện tính chất nhạc điệu, kết hợp vận động: Tiết 2 trọng tâm là luyện tập, cho HS nghe bài hát qua băng để nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Phát hiện những câu, từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa. Giáo viên đàn đúng theo bản nhạc khoảng 2 lần, hát mẫu lại câuhát đó và bắt nhịp cho tập lại. Thực hiện hát gõ đệm theo tiết tấu, thể hiện tính chất nhạc điệu của bài. Hát ôn dưới dạng trò chơi: hát đuổi, hát đối đáp, bên hát lời, bên gõ đệm theo phách, nhịp, hát kết hợp vận động. Ví dụ: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể chỉ cho các em gõ theo tiết tấu của bài.Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Hơn thế nữa, trong khi dạy tôi luôn mở rộng hiểu biết xung quanh bài hát như giới thiệu về tác giả, về nội dung, liên hệ với các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, giới thiệu các bài hát khác viết cùng chủ đề…Đặc biệt, tôi luôn chú trọng đến nội dung của bài hát nhằm liên hệ thực tế để giáo dục tình yêu quê hương, yêu ông bà cha mẹ, yêu thầy cô, yêu bạn bè, đoàn kết giúp bạn…Ví dụ: Khi dạy bài:“ Những bông hoa những bài ca”, Nhạc và lời: Hoàng Long.Tôi sẽ giới thiệu cho các em biết ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam, qua giai điệu và ca từ của bài hát, tôi giáo dục lòng kính yêu và lòng biết ơn đối với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em. Ngoài ra tôi còn giới thiệu những bài hát cùng chủ đề lòng biết ơn đối với thầy cô giáo như: Bông hồng tặng cô, Bụi phấn, … Người viết: Nguyễn Văn Thảo 15 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  16. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng khi dạy âm nhạc và đã thành công. Song trong quá trình thực hiện tôi khám phá ra rằng các biện pháp trên chưa đủ nên đã bổ sung nhiều thủ pháp khác không kém phần tâm đắc như sau: * Một số thủ pháp dạy học sinh hát chuẩn xác một bài hát: •Thủ pháp “Trò chơi”:Tôi đã linh hoạt sử dụng Trò chơi âm nhạc tuỳ vào từng bài học, mục tiêu tiết học, cảm nhận của học sinh. Học sinh rất hưng phấn khi học tiết âm nhạc và còn giúp các em thư giãn giữa các tiết học. Ví dụ: Trong tiết ôn tập bài hát Đếm sao tôi sử dụng trò chơi hát bằng nguyên âm (O, A, U, I). Tôi dùng kí hiệu tay cho các em nhìn và hát nhằm củng cố về tiết tấu và cao độcho học sinh... •Thủ pháp “ phiên âm”:(cho những tiếng hát có âm láy, luyến) - Giáo viên chỉ ra những tiếng hát có âm luyến, láy trong câu hát. Vừa giải thích cách luyến, láy vừa phiên âm trên bảng cho học sinh nhận biết. Ví dụ: Bài Em yêu hoà bình- Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn “... yêu từng gốc đa, bờ tre đường làng” tiếng hát “tre” và “đường” là hai âm luyến giáo viên phiên âm giải thích như sau: “ Tre”= tre...è (son-pha) “ đường”= đường...ương ( rề-la). GV hát mẫu vài lần, tập riêng các tiếng hát có âm luyến vài lần rồi mới chuyển sang dạy cả câu hát. •Thủ pháp “ thêm bớt đấu thanh”:(sử dụng cho những câu hát có âm vực trầm, cao, nửa cung nhằm giúp cho học sinh hát đúng cao độ): - Sau khi đàn giai điệu và hát mẫu câu hát cần tập, giáo viên chỉ ra những tiếng hát cần thêm bớt dấu thanh. - Dùng phấn màu thêm hoặc bỏ dấu thanh những tiếng khó hát. Ví dụ: Dạy bài “Chị Ong Nâu và Em bé” Nhạc và lời Tân Huyền có các câu hát “Chị Ong Nâu nâu nâu nâu” ( đồ,pha,pha,pha,pha) ta dùng thanh huyền thêm vào tiếng “ Chị” = chì .Câu “ Ông mặt trời mới dậy” ( pha, rê-đồ, rê-pha, rê) ta thêm bớt dấu thanh như sau: “ Mới dậy” = mơi dầy ( bỏ thanh sắc ở tiếng “mới”, thêm thanh huyền ở tiếng “ dậy”. Người viết: Nguyễn Văn Thảo 16 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  17. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 *Giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu câu hát đó rồi bắt giọng cho học sinh tập hát. •Thủ pháp “gõ đệm theo phách”: Những chỗ có đảo phách, nghịch phách trường hợp rất khó dạy cho HS hát đúng vì trọng âm của tiết tấu không trùng với trọng âm của nhịp như bài “Tiếng hát bạn bè mình” Nhạc và lời Lê Hoàng Minh.Bài “Em yêu hoà bình”. Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn. Với trường hợp này GV cần phân tích rõ cách gõ phách và dùng mũi tên (→) ghi vào bên dưới các tiếng hát. Phân tích cho HS nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ phách xuống, tiếng hát nào rơi vào lúc động tác đưa phách lên, tiếng hát nào ngân dài cả 2 động tác gõ xuống và đưa lên. - GV hát mẫu kết hợp dùng thước đánh theo mũi tên đã ghi vài lần. - Bắt giọng cho HS tập hát từ tốc độ chậm đến nhanh cho thật thuần thục rồi mới chuyển sang câu hát khác. •Thủ pháp “ đếm phách”: Có những tiếng hát phải ngân dài 3 phách trở lên, các em thường ngân dài không đủ phách nên vào hát câu hát tiếp sau thường bị sai nhịp. Muốn khắc phục trường hợp này, giáo viên cần phải tập chính xác ngay từ đầu các câu hát đó: Khi HS hát tới chỗ có ngân dài, giáo viên và HS cùng đếm, gõ phách bằng những tiếng đếm “Hai-ba” hay “ Một- hai”, “ Hai-một” hoặc “hai-ba-bốn-năm” …( đếm thành tiếng những lần đầu sau đó tập đếm thầm) Mỗi một học sinh phải đảm bảo có một Thanh phách nhằm luyện tập tốt khả năng phân biệt nhịp, phách và tiết tấu.Ví dụ: Dạy bài hát “ Đếm sao” Nhạc và lời Văn Chung... Trước khi cho HS hát nối từ câu 1 sang câu 2, từ câu 2 sang câu 3, GV lưu ý các em phải ngân dài tiếng “sao” (son trắng chấm dôi) tiếng vàng (mi trắng chấm dôi) trong thời gian đếm “hai-ba” mới vào hát tiếp câu sau. Hoặc bài “Tre ngà bên lăng Bác” Nhạc và lời Hàn Ngọc Bích. Người viết: Nguyễn Văn Thảo 17 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  18. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 Trong khi HS đang ngân dài tiếng “ hoa” cuối câu “đón nắng đâu về mà thêu hoa thêu hoa” giáo viên liền đếm “hai-ba-bốn-năm” giúp các em vào câu hát “rất trong là tiếng chim...” được đúng nhịp. •Thủ pháp “chỉ huy” (làm nhạc trưởng) Một nhược điểm mà HS hay mắc phải trong bài hát tập thể là hát bị “cuốn nhịp” tức là các em không giữ được theo nhịp độ ban đầu và có xu thế hát nhanh dần lên do cảm thụ âm nhạc còn yếu cùng vớisự ồ ạt khi hát tập thể nên việc này rất khó khắc phục. Muốn hạn chế tối đa nhược điểm này, giáo viên lưu ý ngay từ lúc bắt đầu dạy hát và thực hiện tốt các việc sau: - Dạy chính xác về trường độ và cao độ. - Cho các em vừa hát, vừa gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách - GV có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện về nhịp độ - Lần lượt hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. Mục tiêu là để HS có thể hát với mọi tốc độ mà vẫn làm chủ về nhịp độ. - Hát theo chỉ huy, GV đánh nhịp thật chắc chắn. Khi phát hiện ra những chỗ nào có xu thế nhanh dần, phải cho ngừng lại nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Ví dụ: Khi dạy bài “ Ước mơ” nhạc: Trung Quốc, tôi cần luyện tập và tạo cho các em gõ phách một cách chính xác, nhất là ở những chỗ nghỉ một phách rưỡi. •Thủ pháp “Tập đọc nhạc”: Để tiết học được sôi nổi và gây hào hứng cho các em trong tiết học tôi luôn kết hợp với trò chơi hay đố vui. Gõ tiết tấu để đoán bài hát. Rèn luyện cho học sinh có thói quen nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc ( khe, dòng, nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép). Tập cho các em gõ phách đều đặn, nhiều lần. Với cách làm như vậy, tôi nhận thấy không khí lớp học sinh động, sôi nổi hẳn lên. Em nào cũng muốn trình bày bài hát vừa được học, hăng hái tìm ra được những câu hát hay, đồng thời cũng vui vẻ sửa lại lỗi hát chưa chuẩn. Điều đó chứng tỏ giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Người viết: Nguyễn Văn Thảo 18 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  19. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 IV.KẾT QUẢ: Sau khi tôi áp dụng các biện pháp trên thấy rằng có kết quả chuyển biến rất rõ rệt. Cụ thể các em học sinh lớp 4 khi học Âmnhạc đã tiến bộ rõ rệt, tiếp thu rất mau và thực hiện rất tốttình cảm theo từng nội dung của từng tác phẩm. Dưới đây là bảng số liệu thống kê thời điểm sau khi áp dụng các giải pháp trên: Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành các nội tốt các nội các nội dung Tổng số Khối dung bài học bài học dung bài học học sinh SL % SL % SL % 53 18 29 6 Khối 4 34% 54,7% 11,3% V. KẾT LUẬN: Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao nên việc dạy học môn Âm nhạc ở trường tiểuhọcnói chung và các học sinh lớp 4 nói riêng. Với khả năng nhận thức của các em qua môn Âm nhạc tôi đã đưa vào thực tế các biện pháp trên để học sinh thực hiện tốt giờ học Âm nhạcvà thu được kết quả đáng khích lệ. Học sinh càng yêu mến môn học, các em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, bước đầuthể hiện được tình cảm của mình khi hát và các em rất hào hứng tham gia học tậptuy nhiên trong quá trình giảng dạy người giáo viên cũng phải biết linh hoạt, tùy theo từng đối tượng học sinh mà ta có thể tạo ra những cách thức, biện pháp giảng dạy thích hợp đểđạt được hiệu quả cuối cùng là học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức, tiếp thu và thực hiện tốt bài học nói riêng và đạt được mục tiêu của chương trình Âm nhạc nói chung. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinhlớp 4. Tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để đem đến cho các em những giờ học thú vị và hiệu quả. Trong thời gian ngắn với kinh nghiệm hiểu biết còn hạn chế thì giải pháp củatôi đưa ra chắc chắnsẽ Người viết: Nguyễn Văn Thảo 19 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

  20. Phương pháp dạy học âm nhạc lớp 4 không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp của quý thầy cô và củahội đồng sư phạm. Tôi xin chân thành cảm ơn. Eahu, ngày 20 tháng 12 năm 2015 Nguyễn Văn Thảo Người viết Người viết: Nguyễn Văn Thảo 20 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com

More Related