0 likes | 2 Views
Cu00f3 thu1ec3 nu00f3i, cu1ed1t lu00f5i cu1ee7a viu1ec7c tu1ea1o hu1ee9ng thu00fa, tu1ea1o tu00e2m thu1ebf hu01b0ng phu1ea5n, tu00edch cu1ef1c cho <br>hu1ecdc sinh trong hu1ecdc tu1eadp bu1ed9 mu00f4n nu00f3i chung vu00e0 mu00f4n Ngu1eef vu0103n nu00f3i riu00eang lu00e0 u0111u1ed5i mu1edbi <br>phu01b0u01a1ng phu00e1p du1ea1y hu1ecdc, du1ea1y hu1ecdc theo hu01b0u1edbng lu1ea5y hou1ea1t u0111u1ed9ng hu1ecdc tu1eadp cu1ee7a hu1ecdc sinh lu00e0m <br>trung tu00e2m, hu1ecdc tru00f2 lu00e0 ngu01b0u1eddi chu1ee7 u0111u1ed9ng khu00e1m phu00e1, lu0129nh hu1ed9i kiu1ebfn thu1ee9c, ngu01b0u1eddi thu1ea7y u0111u00f3ng <br>vai tru00f2 lu00e0 ngu01b0u1eddi tu1ed5 chu1ee9c, chu1ec9 u0111u1ea1o. Vu00ec vu1eady, viu1ec7c nghiu00ean cu1ee9u tu00ecm nhu1eefng hu01b0u1edbng tiu1ebfp cu1eadn <br>bu00e0i hu1ecdc linh hou1ea1t, khoa hu1ecdc, hu1ee3p lu00ed nhu1eb1m tu1ea1o hu1ee9ng thu00fa hu1ecdc tu1eadp cu1ee7a hu1ecdc sinh trong du1ea1y <br>hu1ecdc Ngu1eef vu0103n lu00e0 ru1ea5t cu1ea7n thiu1ebft.
E N D
MỤC LỤC I. LỜIGIỚITHIỆU ........................................................................................... 1 II. TÊN SÁNG KIẾN ......................................................................................... 2 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ................................................................................ 2 IV. CHỦĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN ........................................................ 2 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN............................................................ 2 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ .. 3 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN ................................................... 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 3 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3 1.1. Cơsở lí luận chung ................................................................................... 3 1.2. Các khái niệmcơbản ............................................................................... 4 1.3. Các góc độ tác độngcủasựhứng thú........................................................ 5 2. Cơsởthựctiễnđề tài ................................................................................... 6 2.1. Khảo sát sốliệu ........................................................................................ 6 2.2. Về phía giáo viên...................................................................................... 7 2.3. Về phía ngườihọc .................................................................................... 7 3. Tiểukếtchương 1........................................................................................ 7 CHƯƠNG 2: ĐADẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨCHỌCTẬP ......................... 9 1. Tạo tâm thếhọctập ..................................................................................... 9 1.1. Tác độngbằng tình cảm ........................................................................... 9 1.2. Xây dựng không khí lớphọc .................................................................. 10 2. Linh hoạt,đadạng trong phương pháp ...................................................... 10 2.1. Linh hoạt trong phương pháp ................................................................. 10 2.2. Đưa ra các tình huống có vấnđề ............................................................. 11 3. Ứngdụng công nghệ thông tin .................................................................. 12 4. Lồng ghép các trò chơi trong dạyhọcNgữvăn ......................................... 13 4.1. Mộtsố hình thứclồng ghép trò chơi trong dạyhọcNgữvăn .................. 14 4.2. Quy trình thựchiện................................................................................. 15 4.3. Cách thứctổchức ................................................................................... 15 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH ............ 17 1. Vềphươngdiện lý luận ............................................................................. 17 2. Vềphươngdiệnthựctiễn .......................................................................... 17 2.1 Đốivới giáo viên ..................................................................................... 17 2.2. Đốivới HS ............................................................................................. 17 3. Một vài sốliệucụthểvề giá trịlợi ích khi áp dụng sáng kiến ................... 18 3.1. Kếtquảtừ các phiếuhỏi ......................................................................... 18 3.2. Kếtquảtừ quan sát thựctế ..................................................................... 19 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
3.3. Kếtquảđiều tra ...................................................................................... 19 KẾTLUẬN ...................................................................................................... 20 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT .................................... 20 IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ................... 20 X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN ................................ 20 XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ ..... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 22 SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung GDNN - GDTX Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên GV Giáo viên HS Học sinh NLXH Nghị luận xã hội NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa VH Văn học SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜIGIỚITHIỆU Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban, chọn ngành nghề theo khối hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập trong việc lựa chọn môn học. Các môn xã hội có xu hướng bị coi nhẹ. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Thời gian qua, ngành giáo dục đãthực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên, điều khiến cho những giáo viên dạy văn băn khoăn, trăn trở hơn hết đó là học sinh thường lựa chọn các môn học tự nhiên với mục tiêu chọn trường, ngành, nghề sau này dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhiều học sinh cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng chán học văn, hoặc học mang tính đối phó. Học sinh thích học văn ngày càng ít đi. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp, tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông, yêu thương chiasẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trang sách, thông qua từng tác phẩm là điều rất cần thiết.“Vănhọc là nhân học”học văn là để hình thành nhân cách con người. Và Ngữ văn là môn học quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. Tìm hướng tiếp cận, đổi mới phương pháp, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, khơi gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồn của con người là vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết. Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta. Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát tính tích cực sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi dậy đam mê học tậpở học sinh. Ngày nay, với xu thế, tác động của cơ chế thị trường, nhiều giá trị nhân văn, nhiều yếu tố văn hóa đang trở nên bị coi nhẹ, bị lai tạp, giao thoa, mai một. Từ thực D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 1Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n tế ấy, đòi hỏi giáo viên nói chung và đặc biệt là các thầy cô –giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng phải nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình –những người nghệ sĩ tâm hồn là vô cùng quan trọng và nhiều thử thách. Thực tế ấy cũng khiến cho việc tổ chức, dẫn dắt học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương, tìm hiểu các giá trị nhân văn, đạo lí truyền thống càng trở nên nhọc nhằn hơn. Nó đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn ngoài chuyên môn vững vàng cần có tâm thế tốt, luôn nhiệt huyết, yêu nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích cực cho học sinh trong học tập bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những hướng tiếp cận bài học linh hoạt, khoa học, hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của bản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ học văn, học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tôi chọn đề tài:“Đadạng hóa các hình thứchọctập môn Ngữvănnhằm tạohứng thú cho học sinhở Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc”. II. TÊN SÁNG KIẾN “Đadạng hóa các hình thứchọctập môn Ngữvănnhằmtạohứng thú cho học sinhở Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc”. III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên: DươngThị Minh Thắng - Địachỉ: Trung tâm GDNN-GDTX Yên lạc - Sốđiệnthoại: 0836996855 - Địachỉ gmail: thangttyl@gmail.com IV. CHỦĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến đồng thời là chủđầu tư của sáng kiến kinh nghiệm. V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữvăn lớp 12 tại Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 2Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC DÙNG THỬ Từtháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơsở lí luận chung Bác Hồ đã từng căn dặn các thế hệ học sinh : “Non sông Việt Nam có trở nên tươiđẹpđược hay không, dân tộcViệt Nam có bướctớiđài vinh quanh để sánh vai với các cườngquốcnăm châu được hay không, chính là nhờmộtphầnlớnở công họctậpcủa các em.” Và như Jacques Delors đã nói : “Giáo dục là một trong những công cụmạnhnhất mà chúng ta có trong tay đểđàotạo nên tương lai”. Đảng và Nhà nước ta đã luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Chúng ta đang trên đà đổi mới, hội nhập cùng xu thế chung của thời đại. Cùng với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự đổi mới, đổi mới toàn diện để bắt kịp thời đại. Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sựnghiệpcủa toàn Đảng, toàn dân và giáo viên là nhân tốquyếtđịnhchấtlượng giáo dục” (Nghị quyết TW II – Khóa VIII). Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.Đổimớicănbản, toàn diệnnền giáo dụcViệt Nam theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhậpquốctế, trong đó,đổimớicơchếquản lý giáo dục, phát triểnđộingũ giáo viên và cán bộquản lý là khâu then chốt.Tập trung nâng cao chấtlượng giáo dục,đàotạo, coi trọng giáo dụcđạođức,lốisống, nănglực sáng tạo,kỹnăngthực hành, khảnănglậpnghiệp.Đổimớicơchế tài chính giáo dục.Thựchiệnkiểmđịnhchấtlượng giáo dục,đàotạoởtấtcả các bậchọc. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,kếthợpchặtchẽgiữa nhà trườngvới gia đình và xã hội”. Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dụcphổ thông phải phát huy tích tích cực,tự giác, chủđộng, sáng tạocủahọc sinh; phù hợpvớiđặcđiểmtừnglớp học, môn học;bồidưỡngphương pháp tựhọc,khảnăng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năngvậndụngkiếnthức vào thựctiễn, tác độngđến tình cảm,đemlạiniềm vui, hứng thú họctập cho học sinh”. Như vậy, vai trò của giáo dục là cực kì quan trọng, liên quan đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn nhận thức rất rõ điều đó. Trong xu thế mới, điều kiện phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 3Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n đại hóa đất nước giáo dục càng được ưu tiên hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu mới, nhất thiết phải đẩy mạnh đổi mới, đổi mới toàn diện giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là với môn Ngữ văn là điều rất cần thiết. Trong đó nhiệm vụ đầutiên là làm cách nào để người học luôn sẵn tâm thế và yêu thích môn học, từ đó say mê, chủ động tích cực coi học tập là nhiệm vụ hàng đầu. 1.2. Các khái niệmcơbản Với đề tài đã lựa chọn“Hướngtiếpcận bài họcnhằmtạohứng thú cho học sinh khi học môn Ngữvănlớp 12 THPT”trước hết tôi muốn làm rõ một số vấn đề: Hướng tiếp cận, hứng thú, hứng thú học tập là gì? – Theo TừđiểntiếngViệt (nhà xuấtbảntrẻ, 2002), hướngđược hiểu làphía, mặt,ngoảnhvề. Ở đây chúng ta có thể hiểuhướnglà phương thức, phương hướng, góc độ, chiều hướng tiếp cận vấn đề. – Theo TừđiểntiếngViệt (nhà xuấtbảntrẻ, 2002, tiếpcận là gầnkề, sát cạnh. –Từ những năm 90 của thế kỉ trước, khi so sánh quốc tế về thiết kế chương trình giáo dục, người ta thường nêu lên hai cáchtiếpcận chính: + Thứ nhấtlà tiếp cận dựa vào nội dung hoặc chủ đề và thứ hai là tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra. Để ngắn gọn xin gọi cách 1 là tiếp cận nội dung và cách 2 là tiếp cận kết quả đầu ra. + Tiếp cận nội dung là cách nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/môn học nào đó. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinhcần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung học vấn của một khoa học bộ môn nên thường mang tính “hàn lâm”, nặng về lý thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học. + Thứ hai là tiếp cận kết quả đầu ra, là cách tiếp cận nêu rõ kết quảnhững khả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi : chúng ta muốn học sinh biết và có thể làm được những gì? Như vậy, có thể hiểuhướngtiếpcậnlà phương pháp, cách thức, góc độ tìm hiểu làm rõ một vấn đề, nội dung nào đó và hướng đến đạt được mục đích đề ra. Ở đây chúng ta có thể hiểu đó là hướng tiếp cận bài học, hướng tìm hiểu nội dung nhằm tạo hứng thú, say mê kích thích khả năng học tập của học sinh. –Theo Đại từ điển Tiếng Việt –Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998, hứng thúcó hai nghĩa, đó là “Biểuhiệncủamột nhu cầu, làm cho chủthể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lựcđểcốgắngthực hiện” và “hứng thú là sự ham thích”. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 4Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n Qua khái niệm trên ta thấy rằng:hứng thúcó nghĩa làtâm trạng vui vẻ, thích thú, hào hứngcủa con ngườiđốivớimộthoạtđộng nào đó.Ở đây là hứng thú, chủ động tích cực học tập nói chung và với môn Ngữ văn nói riêng. Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, dễ thành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là động lực thúc đẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người phải hoạt động tích cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo. Hứng thú có nhiều tác dụng trong cuộc sống nói chung và trong dạy học nói riêng. 1.3. Các góc độ tác độngcủasựhứng thú 1.3.1. Tác độngcủahứng thú trong cuộcsống –Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực, duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người. –Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm con người chịu khó tìm tòi và sáng tạo. –Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cách con người, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt động khác. –Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn. 1.3.2. Tác độngcủahứng thú trong dạyhọc Dạy học là một nghệ thuật, người dạy –giáo viên là những “kỹ sư tâm hồn”, sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt –con người (nhân cách). Nó không hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào. Điều đó đặt ra nhữngyêu cầu khắt khe đối với giáo viên. Theo William A. Ward thì: “Ngườithầy trung bình chỉbiết nói, Ngườithầygiỏibiếtgiải thích, Ngườithầyxuất chúng biết minh họa, Ngườithầyvĩđạibiết cách truyềncảmhứng” Từ đó ta thấy việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh,người học là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ: “Chúng ta không thểdạy ai làm bấtcứđiều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điềuđó” (Theo Galileo Galilei). Cho nên, nếu khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực, giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác, không bị ép buộc,… Khi hứng thú học tập, người học sẽ: D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 5Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n –Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra. –Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa hiểu rõ ràng. –Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học. –Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống khó khăn… –Hứng thú còn giúp học sinh tích cực học tập qua những cấp độ từ thấp đến cao: + Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động ca thầy, của bạn… + Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề… + Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. Tóm lại, khi học sinh hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí thi đua học tập sôi nổi, tích cực, say mê học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu… đây chính là một trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng. Và tôi tin rằng quá trình dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao. “Hứng thú, ham mê họctập là một trong nhữngnguồngốcchủyếunhấtcủa việchọctập có kếtquả cao, là con đườngdẫnđến sáng tạo và tài năng.”(Viện KHGD –“Mộtsốvấnđề lý luận và thựctiễn”.) 2. Cơsởthựctiễnđề tài Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục nước ta hiện nay, đặc biệt đối với hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có việc dạy và học môn Ngữ văn. Những năm gần đây, việc tích cực đổi mới, đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục củachúng ta đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, bất cập và cần tích cực đổi mới hơn nữa. Dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THPT chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, sự mến mộ yếu thích của người học đối với môn học không còn nhiều mặn mà. 2.1. Khảo sát sốliệu Bảng 1: Khảo sát số liệu học sinh yêu thích hứng thú với môn học đầu năm học 2019 – 2020 lớp 12A1 Mức độ hứng thú Đối tượng khảo sát Thích Không thích Bình thường Sĩ số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 33 8 24 13 39 12 37 D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 6Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n Số liệu được khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 lớp 12A1. Nhận thấy, tỷ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học là không cao, chỉ chiếm 24S%. Theo tôi, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. 2.2. Về phía giáo viên Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn hiện nay trong các trường THPT, từ việc thiết kế chương trình chưa hợp lý : nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phí thời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ của học sinh; việc thiếu thốn về trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan, dụng cụ nghe nhìn, tài liệu tham khảo… cho giáo viên cũng như học sinh khiến cho việc áp dụng dạy học theo phương pháp mới gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân cơ bản nữa là việc vận dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy ở môn Ngữ văn chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì thế, dẫn đến việc dạy –học chay tràn lan, đơn điệu, nặng về thuyết giảng một chiều, để trò ghi chép rồi học thuộc ý của thầy. Cách học theo lối thụ động đó sẽ không gây được sự hào hứng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong mỗi giờ học. Do đó, những kiến thức học sinh thu nhận được thiếu sâu sắc, không để lại những ấn tượng lâu dài. 2.3. Về phía ngườihọc Phải thừa nhận một thực tế là đa số học sinh hiện nay không thích học môn Ngữ văn, không có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương. Do tính đặc thù môn học,là một môn học mang tính cảm xúc, tư duy trừu tượng, chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hóa, tâm lí, cảm xúc, đòi hỏi người học phải có trí tưởng tượng phong phú. Đây cũng là môn học mà nội dung không chỉ hiện ra trên dạng câu từ mà nó còn bao hàm, ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa (đặc biệt phần văn học), vì thế việc tiếp nhận môn học này đối với học sinh là rất khó khăn. Mà học sinh nhiều em rất thiếu lòng quyết tâm học tập, cứ khó khăn là nản, bỏ…không học, dẫn đến yếu kém rồi chán môn học đó. 3. Tiểukếtchương 1 Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học môn Ngữ văn ở bậc THPT. Điều quan trọng là dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực,và sáng tạo làm cho học sinh say mê học tập. Dạy học theo hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn bậc THPT, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. tăng D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 7Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức bài học một cách máy móc. Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đội ngũ GV, HS và cơ sở thiết bị dạy học Ngữ văn, cùng với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn tôi nhận thấy đề tài hoàn toàn có khả năng thực thi ở trường THPT. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 8Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n CHƯƠNG 2: ĐADẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨCHỌCTẬP MÔN NGỮVĂNNHẰMTẠOHỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GDNN-GDTX YÊN LẠC Trước đây, phương pháp dạy học thường thiên về truyền thụ, học ghi nhớ nhiều, gây áp lực đối với người học. Từ đó tạo ra tâm lí sợ học, sợ học thuộc. Với phương pháp dạy học thường áp dụng trước đây, học sinh luôn thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ rồi sẽ tái hiện một cách máy móc những gì giáo viên truyền đạt. Điều này phần nào đã thủ tiêu khả năng sáng tạo, tư duy của người học, biến người học thành những người quen suy nghĩ và diễn đạt bằng những ý thuộc lòng, bằng những lời có sẵn của thầy cô, sách vở. Do đó, học sinh luôn lệ thuộc vào sách vở, học sinh không hào hứng chủ động, thiếu sáng tạo và thiếu tự tin. Những trăn trở làm sao học sinh của mình luôn yêu thích môn Ngữ văn; làm thế nào để chất lượng học tập môn Ngữ văn được nâng cao và điều quan trọng là làm sao để người học luôn chủ động tích cực, say mê, tự tin trong học tập; biết vận dụng kiến thức vào thực tế; chủ động khám phá, phát hiện những cái hay, cái đẹp, các giá trị tác phẩm văn chương; bồi dưỡng tình yêu đối với văn học, bồi dưỡng tâm hồn, giá trị nhân văn… luôn là điều trăn trở mà tôi tin rằng không chỉ bản thân tôi mà có lẽ là của tất cả những thầy cô, đồng nghiệp của tôi luôn đau đáu. Xuất phát từ thực trạng ấy, từ thực tế giảng dạy của bản thân, qua trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, mong góp phần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay, cải thiện được quan điểm tình cảm, ý thức học tâp của học sinh đối với môn Ngữ văn, đặc biệt đối với học sinh ở bậc THPT. 1. Tạo tâm thếhọctập 1.1. Tác độngbằng tình cảm Đồng chí Lê Duẩn từng nói:“Thầy giáo không chỉdạy cho học trò bằngnhững công thức,bằngnhững câu, nhữngtừ có sẵn mà phảidạybằngtấtcả tâm hồnmình”. Để học sinh luôn chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứng thú với môn học, trước hết, giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả trái tim và lòng tâm huyết của mình, phải để người học cảm nhận được tâm hồn mình trong mỗi bài giảng. Thực sự quan tâm đến học trò, biết lắng nghe, chia sẻ với những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Sẵn sàng là người bạn chia sẻ. Từ đó tạo được niềm tin, xóa bớt được khoảng cách giữa giáo viên với học sinh (tâm lí, tuổi tác…), tạo ra không khí học tập thân thiết, gần gũi… Theo quy luật lây lan tình cảm, từ chỗ yêu quí, trân trọng thầy cô đến thích học môn học đó là một khoảng cách rất ngắn. Từ đó học sinh yêu thích, say mê học môn học mà mình dạy. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 9Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n 1.2. Xây dựng không khí lớphọc Học tập căng thẳng thường làm chúng ta mệt mỏi về tinh thần. Chỉ có sự tận tình, tổ chức giờ học một cách khoa học, sinh độngmới kích thích sự hứng thú học tập trong học sinh. Tạo ra bầu không khí học thoải mái, tích cực, có tính thi đua giữa các học sinh là rất cần thiết. Như vậy, không khí lớp học có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, cảm xúc tích cực sẽ làm tăng hiệu suất của hoạt động nhận thức trong học sinh. Có nhà giáo dục đã từng nói “Một ông thầy mà không dạyđược cho học trò ham muốnhọctập thì chỉ là đập búa trên sắtnguội mà thôi.” Cho nên, giáo viên phải biết cách tạo không khí thoải mái khi vào lớp học. Giáo viên có thể tạo không khí lớp học bằng dẫn các chuyện vui, các câu thơ, câu văn hay, bằng cách đặt vấn đề bất ngờ, gợi được sự chú ý, bằng các tranh ảnh, sơ đồ… để gợi hứng thú, kích thích trí tò mò muốn khám phá bài học cho học sinh. Trong tiết dạy, chỉ cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, một mẩu truyện về nhà văn… sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi tích cực; học sinh sẽ bị cuốn hút vào những giai thoại, hay những liên hệ mà giáo viên kể. Từ đó họcsinh sẽ hứng thú và tiếpthu bài tốt hơn. Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp mang lại sẽ kích thích các học sinh tích cực làm việc hơn, tư duy sẽ được thúc đẩy. HS sẽ chủ động đi sâu tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của vự việc, hiện tượng; kết quả là học sinh nhanh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. 2. Linh hoạt,đadạng trong phương pháp 2.1. Linh hoạt trong phương pháp GV luôn vận dụng nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt mỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt. Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫngiáo viên cho học sinh điền thông tin vào phiếu, hoặc ghi sẵn trên bảng và để trống phần thông tin cần điền: 1. Tác giả: a. Cuộcđời: –Năm sinh: ……………., năm mất…….. – Tên khai sinh:…………………………. –Quê quán:…………………………. –Xuất thân trong gia đình:………. –Sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời:…… D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 10Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n b. Sựnghiệp sáng tác: –Các tác phẩm chính:……………. –Phong cách nghệ thuật:…… 2. Tác phẩm: –Xuất xứ:… –Thể loại : …. Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào chỗ còn trống. Học sinh thay nhau làm, có thể phân theo nhóm thực hiệntheo yêu cầu của giáo viên. Lớp học sẽ sinh động và học viên hứng thú học tập hơn. Từ đó, ta thấy rằng các học sinh sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu trong giờ học có sự xen kẽ nhau giữa các hoạt động dạy học. 2.2. Đưa ra các tình huống có vấnđề Dạy học theo tình huống là giáo viên không trình bày đơn thuần nội dung bài học mà sắp xếp lại tài liệu sao cho toàn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia thành một số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi kích thích hứng thú cho học sinh và khéo léo đưa các học sinh vào những tình huống có vấn đề. Từ đó mà bắt đầu những phần của bài giảng. Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khi nào chưa tìm ra được câu trả lời. Giáo viên, từng bước hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Từng bước chiếm lĩnh kiến thức, không những tạo nên sự hưng phấn mà động lực thúc đẩy khả năng tự học, hiểu và sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. VD: Phân tích tình huống truyện trong "Chiếc thuyền ngoài xa" Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toà án huyện –Ở ngoài bãi biển + Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng: Bức tranh thiên nhiên toàn bích của chiếc thuyền lưới vó đang tiến gần bờ trong buổi sớm mai “trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu... tôi tưởng chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự hoàn thiện...”. Trong đôi mắt người nghệ sĩ khát khao cái đẹp thì đó là “cảnh đắt trời cho” chứa đựng chân lí sự hoàn thiện, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc. + Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí, phi nghệ thuật: Cảnh tượng xấu xí: người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, người đàn ông cục mịch, hung bạo. Thiếu tính người: người chồng đánh đập vợ thô bạo, đứa con bảo vệ mẹ, đánh lại cha =>Người nghệ sĩ cay đắng nhận ra: đằng sau cái đẹp cảnh “đắt” trời cho là khung cảnh xấu xí, chứa đựng sự thật tàn nhẫn - nạn bạo hành gia đình. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 11Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n Việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn. Bởi lẽ, nếu chỉ sa đà với những lí thuyết khô khan mà xa rời thực tế thì bài học sẽ thiếu tính thực tiễn, mất đi tính thuyết phục và sự lôi cuốn, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Ngữ văn là môn học đặc thù, phản ánh thực tế cuộc sống qua những hoàn cảnh, tính cách, số phận xuất phát từ ngoài đời sống. Nhiều kỹ năng, kiến thức các em học được sẽ được vận dụng vào rất nhiều tìnhhuống của cuộc sống. Vì vậy, gắn dạy học với thực tế cuộc sống không những có tính chất bắt buộc trong dạy học Ngữ văn mà còn rất cần thiết để gây hứng thú học tập cho học sinh. 3. Ứngdụng công nghệ thông tin Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng hỗ trợ của phương tiện, công nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những đoạn phim, những tranh ảnh, những khúc ngâm, bài thơ được phổ nhạc… vào quá trình giảng dạy, không những tạo không khí hứng thú học tập, mà đó là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để học sinh nhận biết, hiểu bài sâu sắc. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững các quy trình về soạn bài giáo án điện tử. Qua quá trình soạn giảng và giảng dạy, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: * Yêu cầu về nội dung: Bài giảng điện tử khi trình bày nội dung lí thuyết cần cô đọng và được minh hoạ sinh động có tính tương tác cao mà các phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. * Yêu cầu về phần câu hỏi giải đáp: Câu hỏi nêu ra nhằm để cho học sinh có thể vừa nghe, (hoặc nhìn); giáo viên có thể đưa hệ thống câu hỏi trên màn trình chiếu. Các câu hỏi nêu ra theo nhiều cấp độ (câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp có tác dụng gợi mở, dẫn dắt học sinh nhằm hình thành kiến thức mới. Có thể dùng nhiều câu hỏi: tái hiện, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dùng phiếu học tập …) nhằm phân loại được đối tượng. Có như vậy mới kích thích sự học tập của học sinh. (Lưu ý tránh những câu hỏi quá dễ hay quá khó). Hệ thống câu hỏi thể hiện rõ tính chất đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề. Với câu trả lời trắc nghiệm khách quan: Trong thiết kế, giáo viên cần kết hợp hiệu ứng của màu chữ, âm thanh, hình ảnh để thể hiện sự tán thưởng, cổ vũ nồng nhiệt đối với học sinh cho câu trả lời đúng. Với những câu trả lời chưa chính xác thì thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở, đưa ra một gợi ý hoặc chỉ ra chỗ sai để học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 12Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n * Yêu cầu về phần trình bày khi thiết kế bài giảng điện tử: Mỗi bài giảng điện tử phần thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau: –Đầy đủ: Giáo viên phải chuyển tải đủ yêu cầu về nội dung của bài học. (Đối với một bài đọc hiểu, tiếng Việt hay Làm văn thì phần trình chiếu có thể chỉ giới thiệu hình ảnh, xem như đó là bảng phụ còn phần trình bày nội dung chính ở bảng đen) –Chính xác: Khi giáo viên chuyển tải hình ảnh, âm thanh, video hay một số ví dụ và các phần nội dung của bài học phải đảm bảo không có thông tin sai sót. –Trực quan: Màu chữ, cỡ chữ, hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, video clip phải sinh động hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học. Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học thì việc sử dụng phương tiện băng đĩa hình trong việc dạy và học môn Ngữ văn hiện nay rất cần thiết. Đây cũng là một nguồn tri thức rất sinh động, vì vậy băng đĩa hình cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho HS khai thác kiến thức trong từng bài học. Ngoài ra băng hình còn mang tính chất minh họa và hỗ trợ cho bài giảng để tạo hứng thú cho HS. Việc sử dụng băng đĩa hình cần phải tuân thủ một số quy tắc sau: –Phải căn cứ vào nội dung và mục đích của bài học để chọn ra những hình ảnh thật đắt sao cho sát với nội dung bài học. GV phải xem băng thử ở nhà cho thành thạo các thao tác để tránh mất thời gian nhiều ở lớp. Phải đảm bảo cho tất cả các HS đều được quan sát băng. ▪Không nên lạm dụng băng hình quá tải làm giảm đặc trưng bộ môn. ▪Phải có phòng bộ môn. Từ những thực tế trên trong quá trình dạy và học nếu như GV mà đưa thêm băng đĩa hình vào bài giảng thì kết quả đạt được là rất tốt và còn gây hứng thú cho HS tốt hơn. Mặt khác còn phát huy khả năng sáng tạo độc lập suy nghĩ của từng HS. HS tự giác chủ động tìm tòi những kiến thức mới và giải quyết vấn đề trong mỗi bài học, có ý thức vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày 4. Lồng ghép các trò chơi trong dạyhọcNgữvăn Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi –một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêmhứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất của mình, phát huy tư duy sáng tạo.. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 13Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ văn. 4.1. Mộtsố hình thứclồng ghép trò chơi trong dạyhọcNgữvăn 4.1.1.Nguyên tắc Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi và hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lý, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơiphải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui đối với người (đội) thua cuộc từ đó tạo nên sự dí dỏm, hứng thú. 4.1.2. Mộtsố hình thứclồng ghép trò chơi + Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học, để triển khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc –hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài…). + Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát. 4.1.3. Mộtsố trò chơi có thểvậndụnglồng ghép trong dạyhọcNgữvăn: Giáo viên có thể tự sáng tác ra những trò chơi phù hợp với tiết học theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Ô chữ, Hùng biện, Tiếp sức, Điền bảng, Rung chuông vàng… Do đặc thù của mỗi phân môn, việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những điểm khác nhau. * Vănhọc:Tùy thuộc dạng bài ( bài khái quát, ôn tập, đọc –hiểu văn bản…), lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải. * TiếngViệt:Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần phải gắn với các bài tập hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp này, giờ học TiếngViệt sẽ không còn khô cứng, học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của học sinh sẽ được bộc lộ tựnhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 14Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n * Làm văn:Chính là phần thực hành Văn học và Tiếng Việt. Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả tiết. Với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập,…hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…Do đó không nên gượng ép để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn. 4.2. Quy trình thựchiện * Chuẩnbị:Tùy theo mỗi trò chơi cụ thể sẽ có những phần chuẩn bị khác nhau. * Bước 1: Giáo viên dự kiến chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung của từng bài học. * Bước 2: Giáo viên nêu thể lệ trò chơi. * Bước 3: Học sinh tiến hành chơi trò chơi (với tư cách một cá nhân hoặc một nhóm), dưới sự kiểm soát của giáo viên. * Bước 4: Giáo viên đánh giá, cho điểm hoặc phát thưởng tùy theo sự đóng góp của mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm. 4.3. Cách thứctổchức Có rất nhiều trò chơi có thể gây hứng thú cho học sinh trong việc dạy và học môn Ngữ văn. Tuy nhiên trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ xin nêu một số trò chơi sau: 4.3.1. Trò chơiđiềnbảng(kết hợpvớithảoluận nhóm) * Đặc điểm: Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập, thay vì cho học sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể chia lớp thành các nhóm khác nhau và cho đại diện các nhóm lên bốc thăm để tìm công việc cho nhóm mình. Sau đó, các nhóm sẽ thay phiên nhau giải quyết công việc của nhóm mình. * Chuẩn bị: –Về phía giáo viên: + Kẻ sẵn một bảng tổng kết bao gồm các đơn vị kiến thức, trong đó chỉ có đề mục và các tiêu chí thống kê. + Các phiếu bốc thăm ứng với các nhóm. + Các thẻ kiến thức trắng đều nhau được cắt ra từ giấy Ao. + Keo dán, bút viết bảng (4 màu ứng với 4 nhóm). –Về phía học sinh: dựa vào SGK và soạn kĩ bài theo yêu cầu của giáo viên. 4.3.2. Trò chơi ô chữ (nhóm hoặc cá nhân) * Đặc điểm: D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 15Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n Đây là cách thức mô phỏng theo các sân chơi phổ biến hiện nay như: Đường lên đỉnh Ôlympia, Chiếc nón kỳ diệu… Nó có thể sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy hay trong các tiết ôn tập, thực hành. Trò chơi này khá quen thuộc và đã được áp dụng nhiều nhưng nólại được sự đón nhận rất nhiệt tình của các em học sinh. Chính vì thế nó mang lại hiệu quả rất cao. * Chuẩn bị: –Giáo viên soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các ô hàng ngang, học sinh dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc. Đây là ô chính mà nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi nhớ. –Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị sẵn ở bảng phụ hoặc giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin để trò chơi này hấp dẫn và mới lạ hơn. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 16Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ GIÁ TRỊ, LỢI ÍCH CỦA CÁC ĐADẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨCHỌCTẬP MÔN NGỮVĂN NHẰMTẠOHỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GDNN- GDTX YÊN LẠC Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc đa dạng hóa các hình thức học tập môn ngữvăn nhằm tạo hứng thú cho HS mà bản thân tôi đã thực hiện ở Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. Tuy đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhưng qua thực tế giảng dạy, khi vận dụng những kinh nghiệm này cho bản thân tôi và tổ nhóm chuyên môn, chúng tôi thấy những kinh nghiệm đó đã đem lại một số kết quả và lợi ích cơ bản sau: 1. Về phương diện lý luận –Thông qua các bài thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của đề tài: “đadạng hóa các hình thứchọctậpnhằmtạohứng thú cho học sinh khi học môn Ngữvănở trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc”. –Căn cứ vào kết quả thực nghiệm, phân tích xử lý các số liệu thu được để đánh giá khả năng áp dụng của đề tài. 2. Về phương diện thực tiễn 2.1 Đốivới giáo viên –Chọn lớp và chọn GV thực nghiệm, chọn lớp và GV đối chứng để thực nghiệm. –Chọn các bài thực nghiệm đáp ứng được yêu cầu của đề tài. –Chuẩnbị các điềukiệncầnthiếtvềcác mặt trong công tác thực nghiệm sư phạm: các giáo án và các phương tiện thiết bị dạy bài thực nghiệm. –Thống nhất với GV dạythực nghiệm về nội dung, phương pháp dạy từng bài thực nghiệm. –Tổ chức triển khai các bài thực nghiệm đã được chuẩn bị. –Đánh giá kết quả và rút ra kết luận. 2.2. Đối với HS - Tạo cho học sinh sự tự tin, chủđộng, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn. - Khi nắm được nội dung kiến thức của bài cũng như việc có kĩ năng làm văn tốt, các em học sinh sẽ dành nhiều thời gian để học tập hơn đối với môn Ngữvăn, dần hình thành thói quen trong học tập, để từđó kết quả học tập được nâng cao, đạt hiệu quảhơn. - Mặt khác, hạn chếđược những suy nghĩ, hành động tiêu cực của học sinh đối với bộ môn; tránh hiện tượng học chống đối trong học sinh. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 17Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n - Từ sự hứng thú trong giờ học, học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo, tìm tòi, phát triển khảnăng cảm thụvăn học cũng như những hiểu biết từ những kiến thức văn học. 3. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích khi áp dụng sáng kiến Qua thời gian bản thân tôi vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp dụng vào các giờ học cho học sinh lớp 12 ởtrường. Tôi thấy nếu tiến hành hướng dẫn học sinh theo các bước trên thì các em rất tích cực, hứng thú. Các em chủđộng, sôi nổi bày tỏquan điểm, ý kiến của mình. Các kiến thức được liên hệ, mở rộng gắn với thực tiễn nên các em hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớlâu hơn. Học sinh được phát triển các kĩ năng, năng lực giao tiếp, quan sát, thu nhận thông tin, trình bày vấn đề. Nhiều học sinh vốn nhút nhát cũng đã mạnh dạn hơn khi tham gia các tình huống học tập. Chính vì hứng thú học tập như vậy nên học sinh đã có những thay đổi nhận thức về bộ môn Ngữvăn. Kết quả kiểm tra sau bài học có thể thấy đa số các em tiếp nhận bài học nhanh hơn và hiệu quảcao hơn. *3.1. Kếtquảtừ các phiếuhỏi Với 5 câu hỏi cho một phiếu thăm dò ý kiến được phát đều cho 33 học sinh sau khi thống kê đã thu được kết quả như sau: Số phiếu phát ra: 33 phiếu Số phiếu thu vào: 33 phiếu Câu hỏi 1: Em yêu thích học môn Văn không? Số phiếu yêu thích học môn Văn là: 26 phiếu Số phiếu trả lời bình thường là: 7 phiếu Số phiếu trả lời không thích là: Không Câu hỏi 2: Em cảmthấyhọc môn Văn có khó không? Số phiếu trả lời bình thường: 20 phiếu Số phiếu trả lời môn Văn khó: 13 phiếu Câu hỏi 3: Em thấytậpthểlớp 12A1 có thích họcvăn không? Số phiếu trả lời cả lớp có thích: 26 phiếu Sốphiếu trả lời không biết rõ: 7 phiếu Số phiếu trả lời không thích lắm: 0 phiếu Câu hỏi 4: Em sẽ làm gì khi gặp bài văn khó? Cố gắng tìm cách phân tích đề, dàn ý, tham khảo sách: 24 phiếu Học hỏi người khác gợi ý: 9 phiếu Không hiểu và không làm: Không Câu hỏi 5: Em có thích đọc thêm sách tham khảovề môn văn không? Số người rất thích là: 28 phiếu D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 18Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n Số người không trả lời: 5 phiếu Theo như kết quả thống kê từ phiếu hỏi, ta thấy học sinh yêu thích môn văn đã chiếm gần 80% tổng số học sinh trong lớp, đây là một kết quả phản ánh thái độ tích cực của học sinh đối với môn học.Tuy nhiên vẫn có tới trên 20% học sinh trong lớp trả lời bình thường, và cho rằng môn văn là một môn học khó. Nhưng nhìn chung các học sinh đã có ý thức tìm tòi, lập dàn ý, tham khảo sách khi gặp bài khó hoặc hỏi người khác gợi ý… Điều đó chứng tỏ các học sinh đã có thái độ tích cực đối với việc học môn văn. Như vậy là sự hứng thú học tập môn Ngữ văn của các học sinh đã tốt hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn trong nhà trường. 3.2. Kếtquảtừ quan sát thựctế Với việc trựctiếp giảng dạy ở lớp 12A1, trong giờ học văn, các học sinh có ý thức học bài cũ, một số học sinh do nhút nhát nên không xung phong trả lời bài cũ hay tham gia xây dựng bài mới; nhưng đa số các học sinh đều có khả năng trả lời các câu hỏi ở những mức độ khác nhau. Một số học sinh còn có khả năng trả lời những câu hỏi nâng cao kiến thức để bài học được khắc sâu. Ý thức của học sinh trong việc học tập bộ môn hiện nay khá nghiêm túc, ý thức đó thể hiện qua việc tích cực trongxây dựng bài, chú ý nghe giảng và chép bài đầy đủ và được phản ánh qua chất lượng bài kiểm tra của học sinh . 3.3. Kếtquảđiều tra Trong học kì I năm học 2019 – 2020, tôi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy. Qua điều tra thăm dò lớp 12A1 mà tôi phụ trách giảng dạy, kết quả như sau: Kết quả điểm thi từ TB trở lên Số HS khảo sát Hứng thú với giải pháp của đề tài Hứng thúbộ môn Năm học Đầu năm HK I 2019 -2020 33 26 26 25 33 Với kết quả khảo sát như trên, qua việc đối chiếu, so sánh kết quả, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập vào giảng dạy Ngữ văn: tỉ lệ học sinh thích học văn tăng lên hơn rõ dệt. Từ đó cho thấy việc áp dụng các biện pháp gây hứng thú học tập hướng vào việc tạo tinh thần hưng phấn, thoải mái, xây dựng không khí lớp học sôi nổi, học sinh có thiện cảm môn Ngữ văn bước đầu đạthiệu quả. Nó đã góp phần nâng cao hơn chất lượng của các giờ học môn Ngữ văn. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 19Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n KẾTLUẬN Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là yêu cầu cấp thiết của giáo dục nước ta. Nó được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trú trọng. Đó cũng là cơ sở, là tiền đề, yêu cầu, động lực tạo nên một sự đổi thay toàn diện, cả về chiều sâu và chiều rộng; đổi mới từ nội dung đến phương pháp giảng dạy… Vấn đề nghiên cứu của đề tài này này chính là hệ quả tất yếu của quá trình ấy. Sau khi thực hiện đề tài: “Đadạng hóa các hình thứchọctậpnhằmtạohứng thú cho học sinh khi học môn Ngữvănở Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc”, tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh nghiệm tổ chức thực hiện nghiên cứu… nhưng so với mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, về cơ bản đề tài cũng đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau: –Bước đầu xác định được các hướng tiếp cận bài học : Nội dung –kết quả. –Góp phần xây dựng hệ thống lí luận về hứng thú học tập. –Xây dựng tìm hiểu và vận dụng được một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn cho người học. Đó là những kinh nghiệm của cá nhân, những vấn đề của đề tài đặt ra cũng mới chỉ là bước khởi đầu có tính định hướng, gợi ý; việc thực hiện nó như thế nào, hiệu quả ra sao còn tùy thuộc rất nhiều vào nghệ thuật vận dụng của thầy cô giáo và môi trường, cũngnhư hoàn cảnh, đối tượng học sinh…. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm này góp phần giúp người học có được sự hứng thú trong việc học tập môn Ngữ văn. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn và hơn nữa là góp phần “đánh thức” tình yêu của người học đối với môn Ngữ văn. VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Không. IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện nhà trường cần đảm bảo yếu tố vềcơ sở vật chất, thiết bị dạy học như phòng học bộ môn, máy chiếu, máy tính. - Giáo viên có kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong giảng dạy. - Học sinh chuẩn bị bài ởnhà chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả - Sáng kiến đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc tạo niềm tin và hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp học sinh thêm yêu thích môn học, D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 20Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, và hiệu quả giảng dạy cho bộ môn. - Sáng kiến đã góp phần kích thích khảnăng hứng thú, sự tự tin, sáng tạo trong học tập cho học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng của bộ môn trong các tiết học. - Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh hoạ tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất. - Sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho HS, GV bậc GDTX, THPT. 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy và kết quả bài làm của học sinh của môn học Ngữvăn các khối lớp ở Trung tâm GDNN-GDTX Yên lạc nói riêng và các Trung tâm, các trường phổthông trên đại bàn tỉnh. XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc Dạy học môn Ngữ Ngữvăn chương trình GDTX cấp THPT. 1 Dương Thị Minh Thắng Yên Lạc, ngày.....tháng......năm 2020. Thủtrưởng đơn vị Yên Lạc, ngày 12 tháng 05 năm 2020 Tác giả sáng kiến Dương Thị Minh Thắng D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 21Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n Ng÷ V¨n TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ Giáo dục và Đào tạo,Dự án đàotạo giáo viên trung họccơsở.Đổimới phương pháp dạyhọc trong các trườngđạihọc, cao đẳngđàotạo giáo viên trung họccơsở.Hà Nội tháng 9/2003. 2.Carl Rogers, Các phương pháp dạyhọchiệuquả. NXB trẻ, 2001. 3.ĐạitừđiểnTiếngViệt– NXB VHTT, 1998. 4.Jean Piaget, Tâm lý học và giáo dụchọc. NXB Giáo dục. 5.Luật giáo dục. NXB QG, Hà Nội , 1998. 6.N. M. Iacoplep. Phương pháp và kỹthuật lên lớpởtrườngphổ thông. NXB Giáo dục, 1975 – 1978. 7.Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, 11,12 –NXB Giáo dục. 8.VũNgọc Phan –Tụcngữ– ca dao – dân ca. NXB Giáo dục. 9.Các văn kiện về đổi mới giáo dục. 10.Một số website. D- ¬ng ThÞ Minh Th¾ng 22Trung t©m GDNN-GDTX Yªn L¹c SangKienKinhNghiemChanTroiSangTao.com