0 likes | 3 Views
Mu00f4n Tou00e1n u1edf cu1ea5p Tiu1ec3u hu1ecdc cu00f3 vai tru00f2 ru1ea5t quan tru1ecdng. Ngou00e0i viu1ec7c cung cu1ea5p <br>kiu1ebfn thu1ee9c cu01a1 bu1ea3n ban u0111u1ea7u lu00e0 cu01a1 su1edf vu00e0 nu1ec1n tu1ea3ng u0111u1ec3 hu1ecdc sinh hu1ecdc u1edf cu00e1c bu1eadc hu1ecdc cao <br>hu01a1n thu00ec cu00f2n hu00ecnh thu00e0nh cho hu1ecdc sinh cu00e1c ku0129 nu0103ng thu1ef1c hu00e0nh tu00ednh, u0111o lu01b0u1eddng, giu1ea3i bu00e0i <br>tou00e1n cu00f3 nhiu1ec1u u1ee9ng du1ee5ng thiu1ebft thu1ef1c trong u0111u1eddi su1ed1ng. Thu00f4ng qua du1ea1y hu1ecdc tou00e1n giu00fap <br>hu1ecdc sinh bu01b0u1edbc u0111u1ea7u phu00e1t triu1ec3n nu0103ng lu1ef1c tu01b0 duy, khu1ea3 nu0103ng suy luu1eadn hu1ee3p lu00fd, diu1ec5n u0111u1ea1t <br>u0111u00fang, phu00e1t hiu1ec7n - giu1ea3i quyu1ebft cu00e1c vu1ea5n u0111u1ec1 u0111u01a1n giu1ea3n gu1ea7n gu0169i trong cuu1ed9c su1ed1ng; tu1eeb u0111u00f3 <br>ku00edch thu00edch tru00ed tu01b0u1edfng tu01b0u1ee3ng, chu0103m hu1ecdc, hu1ee9ng thu00fa hu1ecdc; hu00ecnh thu00e0nh bu01b0u1edbc u0111u1ea7u phu01b0u01a1ng <br>phu00e1p tu1ef1 hu1ecdc vu00e0 lu00e0m viu1ec7c cu00f3 ku1ebf hou1ea1ch, khoa
E N D
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 MỞĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Lí do về mặt lí luận: Môn Toán ở cấp Tiểu học có vai trò rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu là cơ sở và nền tảng để học sinh học ở các bậc học cao hơn thì còn hình thành cho học sinh các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Thông qua dạy học toán giúp học sinh bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý, diễn đạt đúng, phát hiện - giải quyết các vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống; từ đó kích thích trí tưởng tượng, chăm học, hứng thú học; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Một trong những hoạt động không thể thiếu trong dạy học toán đó là “giải toán”. Mạch kiến thức về giải toán được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức về số học; đại lượng và đo đại lượng; yếu tố hình học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 với lượng kiến thức nâng cao dần. Hoạt động giải toán bao gồm các thao tác: Xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện (dữ kiện đã cho với dữ kiện cần tìm), chọn phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Thông qua dạy giải toán, học sinh biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề; biết nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp; rút ra quy tắc khái quát,... Yêu cầu chủ yếu của giải toán là: - Bài giải không có sai sót (về kiến thức toán học, phương pháp suy luận, tính sai, sử dụng sai ký hiệu, ngôn ngữ diễn đạt sai, hình vẽ sai). - Bài giải phải có cơ sở lý luận. - Bài giải phải đầy đủ.(xét tất cả các trường hợp có thể xảy ra của một bài toán). - Bài giải phải đơn giản. (cách ngắn gọn nhất). Để đạt các mục tiêu yêu cầu nêu trên đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập toán, giúp học sinh nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ toán,..; trình tự giải một bài toán; các bước giải toán; trú trọng rèn kỹ năng giải toán. 1.2. Lí do về thực tiễn: Đối với học sinh Tiểu học, các em đãđược làm quen với những dạng toán cơ bản. Từ việc vẽ những sơ đồ cụ thể, các em dễ dàng tìm ra được các lời giải bài toán. Chẳng hạn, bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ, hiệu và tỉ của hai sốđó… 1/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 Mặt khác, xuất phát từ việc giải toán trong các trường Tiểu học nói chung, đối với từng khối, lớp ở từng trường nói riêng và ngay tại lớp 5E do tôi giảng dạy và chủ nhiệm còn gặp những khó khăn nhất định: Học sinh chưa nắm chắc các dạng toán, trong quá trình giải toán còn chưa tuân thủ theo một trình tự giải nhất định, nắm chưa vững các bước giải toán, tính sáng tạo –linh hoạt khi giải toán còn hạn chế, trình bày bài giải chưa khoa học,.. Xuất phát từ lí do nêu trên nên tôi đã nghiên cứu và lựa chọnđề tài là: “Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”, vận dụng tại lớp tôi giảng dạy đã đạt được hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán lớp 5. 2. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài: “Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”, có mục đích : Tìm hiểu sâu sắc hơn về mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Toán lớp 5. Đặc biệt là giải các dạng bài toán ở lớp 5. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng: * Đối tượng nghiên cứu: Các bài toán giải trong chương trình Toán 5 và “Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”. * Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5E và lớp 5D. * Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này áp dụng rộng rãi cho tất cảgiáo viên. Đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5, nhằm để nâng cao hiệu quả dạy - học. * Thời gian thực hiện: Từnăm học 2015 – 2016 và những năm tiếp theo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đề xuất một số kinh nghiệm, hướng dẫn học sinh các cách giải dạng toán về tỉ số phần trăm theo các bước đổi mới. Phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh. - Trao đổi trong tổ chuyên môn cùng áp dụng, thực hiện góp phần khắc phục những hạn chế khi dạy các dạng bài về tỉ số phần trăm. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, giáo trình có nội dung liên quan đến “Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”. - Phương pháp điều tra: Dự giờ, trao đổi với các đồng nghiệp về những khó khăn cũng như những thuận lợi khi thực hiện dạy và học toán trên lớp. - Phương pháp đối chứng: Tổ chức so sánh, đối chứng kết quảtrước và sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quảcũng như hạn chế nhằm tìm ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lí. 2/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu của giải pháp đề ra. Kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽđi sâu giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi “Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”. Từđó, đưa ra một sốphương pháp ứng dụng và được tiến hành thực nghiệm dạy học sinh tại lớp 5D và 5E. - Thời gian nghiên cứu đề tài: Từtháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 3/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: “Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”. 1.1. Thế nào là “Phương pháp giải toán”? - Giải toán: Là hoạt động làm tính để từ những đại lượng đã cho tìm ra đại lượng chưa biết. - Phương pháp giải toán: Nghĩa là, hình thành các kĩ năng giải toán ở mỗi học sinh, học sinh biết vận dụng kiến thức toán thu nhận được vào giải toán, luyện cho được và ở mức thuần thục. 1.2. Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5: * Về giải toán: Học sinh biết giải, trình bày bài giải các bài toán có đến 4 bước tính. * Dạng toán: - Các bài toán đơn giản về quan hệ tỉ lệ (bằng phương pháp “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”). - Các bài toán về tỉ số phần trăm (Tìm tỉ số phần trăm của hai số; Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; Tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó). - Các bài toán đơn giản về chuyển động đều (Tính vận tốc; Tính quãng đường; Tính thời gian; Bài toán chuyển động ngượcchiều trong cùng một thời gian; Bài toán chuyển động cùng chiều). - Các bài toán ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống. - Các bài toán có nội dung hình học (liên quan đến các hình đã học). 2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giải toán ở lớp 5. 2.1. Thuận lợi: + Giáo viên - Được sự quan tâm và chỉđạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹnăng cho học sinh Tiểu học vv… cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. - Được sựgiúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn. - Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp vềchuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm. 4/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 + Học sinh: - Học sinh học đúng độ tuổi 100%. - Ởđộ tuổi Tiểu học các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệđộng viên khen thưởng vv…. - Có được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh về việc học tập của con em mình, một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên, và tích cực phối hợp với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: chuẩn bịđầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà. - Có nhiều phụhuynh đã quan tâm hướng dẫn các em, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập như mua sắm quạt điện và máy chiếu. 2.2. Khó khăn Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau: + Giáo viên: - Công nghệ thông tin phát triển nhanh mà trình độ tin học của tôi lại hạn chế nên bản thân cập chậm. - Nơi công tác còn xa nên đi lại rất vất vảảnh hưởng nhiều đến chuyên môn. + Học sinh: - Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏhơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. - Còn một phần ít phụhuynh không và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt đểcon em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em ôn bài, học bài ở nhà. - Cá biệt còn có trường hợp học sinh cha mẹđi làm ăn xa phải ở với ông bà, do đó sự quan tâm tới việc ôn bài và học bài hôm sau không được sát sao nên ảnh hưởng đến độ tiếp thu liên tục của bài học trong chương trình làm hổng kiến thức của học sinh. 3. Thực trạng về “ Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”: 3.1. Thực trạng: Các loại bài tập toán ở phổ thông nói chung được chia hai loại cơ bản: Bài tập có quy tắc giải và bài tập không có quy tắc giải. Với Tiểu học nói riêng, chia ba loại toán: Toán đơn, toán hợp, toán điển hình. Việc nắm các dạng toán và phương pháp giải toán ở mỗi dạng toán vẫn còn những hạn chế. + Ví dụ 1: Dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. 5/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 Học sinh chưa nắm được cách tìm hai số: Số lớn = ( tổng + hiệu) : 2 Số bé = ( tổng –hiệu ) : 2 hoặc: Tổng –số lớn Hay có thể tìm số bé trước, số lớn sau: Số bé = ( tổng –hiệu ) : 2 Số lớn = ( tổng + hiệu) : 2 hoặc: Tổng –số bé + Ví dụ 2: Dạng toán “ Tìm số trung bình cộng”. Học sinh còn chưa ghi nhớ được: Số trung bình cộng = tổng các số : số số hạng + Ví dụ 3: Bài toán về “ chuyển động đều” Học sinh vận dụng chưa thành thạo các công thức, còn nhầm lẫn các công thức ( v = s : t ; t = s : v ; s = v x t) Học sinh còn mơ hồ về cách tính vận tốc xuôi dòng, vận tốc ngược dòng của chuyển động trên dòng nước: vxuôi dòng = vthực+ vdòng nước vngược dòng = vthực - vdòng nước vxuôi dòng - vngược dòng = vdòng nước x 2 * Trong quá trình giải toán học sinh chưa nắm được trình tự và các bước giải toán. + Ví dụ: (Bài 2 –SGK Toán 5-Trang 170): Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 120 m. Chiều dài hơn chiều rộng 10 m. Tính diện tích mảnh đất đó. Học sinh muốn tính được diện tích mảnh đất phải biết chiều dài, chiều rộng. Muốn tìm chiều dài, chiều rộng phải biết nửa chu vi. Các bước giải ở bài toán này là: Vận dụng các bước giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số”. Sau đó, vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích mảnh đất. (Bài toán có nội dung hình học). Ở bài toán này học sinh thường mắc sai sót: Bước 1: Xác định tổng, hiệu của hai số. + Hai số cần tìm: chiều dài, chiều rộng. + Hiệu hai số: 10 m. + Tổng hai số: nửa chu vi (120 : 2 = 60 (m)). Học sinh hay nhầmtổng là: 120 m. Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ: Học sinh hay mắc phải lỗi không vẽ sơ đồ, hoặc vẽ sơ đồ thiếu chính xác. Bước 3: Tìm từng số: Chiều dài mảnh đất là: ( 60 + 10) : 2 = 35 (m) Chiều rộng mảnh đất là: 60 - 35 = 25 (m) 6/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 * Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật (35 x 25 =875 (m2) -> học sinh còn nhầm sang công thức tính chu vi, chưa chính xáctên đơn vị diện tích hoặc thiếu tên đơn vị. Bước 4: Thử lại và ghi đáp số. Học sinh chưa kiểm tra kết quả, thiếu đáp số, thiếu tên đơn vị,hoặc chưa đúng tên đơn vị. *Một số học sinh giải bài còn thiếu cơ sở lí luận, hay kết luận vội vàng. Ví dụ: Tính chiều dài hình chữ nhật có chiều rộng 3,2 cm và có diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh 4cm. Học sinh thường tính: Diện tích hình chữ nhật là: 4 x 4 = 16 (cm2) -> Thiếu lập luận căn cứ, đúng phải là: Diện tích hình vuông (hay: Diện tích hình chữ nhật) là: 4 x 4 = 16 (cm2) * Bài giải của học sinh chưa đầy đủ, chưa ngắn gọn. + Ví du 1: Tìm số tự nhiên x, biết : 63,9 < x < 65,8 x = 64 ; 65 Học sinh thường tìm thiếu giá trị (x = 65). Như vậy, bài giải còn chưa đầy đủ, chưa xét các trường hợp có thể xảy ra của bài toán. 3.2. Khảo sát chất lượng đầu năm: Kết quả Lớp học sinh Sốlượng Lớp đối chứng (5D) 31 Lớp thực nghiệm (5E) 31 * Nhận xét: Tổng số Hoàn thành Chưa hoàn thành Sốlượng 7 7 % 77,4 67,7 % 22,6 32,3 24 21 Qua số liệu thống kê cho thấy số học sinh lớp 5E xếp loại hoàn thành còn chưa cao, số học sinh xếp loại chưa hoàn thành còn khá cao. Còn lớp 5D học sinh xếp loại chưa hoàn thành ít hơn. Điều đó cho thấy học sinh lớp 5E chưa nắm vững về cách giải toán. Dựa vào kết quả bảng thống kê càng thấy rõ hơn. Lớp 5E có 21 em xếp loại hoàn thành, có 10 em xếp loại chưa hoàn thành vì các em tính toán chưa cẩn thận dẫn đến kết quảchưa chính xác, các em không biết tóm tắt bài toán, không hiểu bài toán nên dẫn đến không giải được bài toán. Từ kết quả khảo sát trên, tôi có thểđưa ra một số nguyên nhân sau: - Về giáo viên: Còn chủquan, chưa trú trọng các khâu trong hướng dẫn các bước giải cho học sinh. Chưa khắc sâu và so sánh cho học sinh phân biệt rõ cách giải của 3 kiểu bài giải ở dạng toán này. 7/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 - Về học sinh: + Học sinh hiểu bài và vận dụng vào làm bài tập chưa đều, nhiều em kĩnăng nhận dạng toán và giải chưa chắc chắn. + Do phần lớn các em còn chủ quan khi làm bài, chưa nhớ kĩ các phương pháp giải dạng toán này. Mặt khác, cũng có thể là các em chưa được củng cố rõ nét về 3 kiểu bài trong dạng toán này nên sựsai đó không tránh khỏi. Còn nữa, đây là các bài toán áp dụng rất thực tế mà các em quên mất phương pháp thử lại nên kết quảđưa ra rất đáng tiếc. 4. Giải pháp về “Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”. 4.1. Giải pháp 1: Xác định dạng toán * Các dạng toán trong chương trình toán lớp 5: + Ôn tập: - Tìm số trung bình cộng. - Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. - Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. + Bổ sung và học mới: - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Bài toán về tỉ số phần trăm. - Bài toán về chuyển động đều. - Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích). * Xác định dạng toán: Trong quá trình giải toán, học sinh phải nắm được các dạng toán thì việc vận dụng kiến thức vào giải toán mới có hiệu quả: nhanh, đúng hướng, chính xác. + Ví dụ: (Bài 1 - SGK trang 19). Mua 12 quyển vở hết 24000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? -> Dạng toán: Bài toán liên quan đến tỉ lệ. (“Tỉ lệ thuận” -> Chưa đưa ra khái niệm, thuật ngữ). Đây là bài toán liên quan đến tỉ lệ, học sinh phải xác định được hai đại lượng (quyển vở; giá tiền); đại lượng 1 (quyển vở) tăng thì đại lượng 2 (giá tiền) cũng tăng (số lần như nhau). Từ đó, lựa chọn phương pháp giải mới đúng hướng (“Rút về đơn vị”). <=> Tìm giá tiền 1 quyển vở -> Tìm số tiền mua 30 quyển vở. 8/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 4.2. Giải pháp 2: Tìm các bước giải toán: (Việc nắm các bước giải toán rất quan trọng). * Quá trình giải toán được tiến hành qua 4 bước: Bước 1: Phân tích đề bài. Bước 2: Lập mối quan hệ. Bước 3: Lập kế hoạch giải - giải. Bước 4: Kiểm tra kết quả. * Thực hiện các bước giải toán: Bước 1: Phân tích đề bài. - Học sinh cần đọc kỹ đề bài để hiểu nội dung (cách diễn đạt, ý nghĩa - nội dung đề). - Phân tích đề: dữ kiện đã cho, dữ kiện chưa biết (dữ kiện ẩn), quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm. + Ví dụ: (Bài 4 - SGK trang 20). Một người làm trong 2 ngày được trả 72000 đồng tiền công. Hỏi với mức trả công như thế, nếu làm trong 5 ngày thì người đó được trả bao nhiêu tiền? - Bài toán cho biết gì? (Làm trong 2 ngày được trả 72000 đồng) -> Dữ kiện đã cho. - Bài toán yêu cầu tìm gì? (Làm trong 5 ngày được trả bao nhiêu tiền?) -> Dữ kiện cần tìm. Bước 2: Lập mối quan hệ. Cần tập trung vào các yếu tố cơ bản của bài toán, tóm tắt bài toán dưới dạng ngắn gọn, cô đọng (bằng lời, hình vẽ hoặc sơ đồ đoạn thẳng,...). + Ví dụ 1: (Bài 1- SGK trang 22). Một lớp học có 28 học sinh, trong đó số em nam bằng2 5số em nữ. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu em nữ, bao nhiêu em nam? Tóm tắt: Nam: ? học sinh 28 học sinh Nữ: + Ví dụ 2: (Bài 3 - SGK trang 22). Một ô tô cứ đi 100 km thì tiêu thụ hết 12l xăng. Nếu ô tô đó đi quãng đường 50km thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng? Tóm tắt: 100km: 12l xăng. 50km: ... l xăng? ? học sinh 9/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 + Ví dụ 3: (Bài 2 - SGK trang 24). Một con chim sâu cân nặng 60g. Một con đà điểu cân nặng 120kg. Hỏi con đà điểu nặng gấp bao nhiêu lần con chim sâu? + Tóm tắt: Chim sâu: 60g. Đà điểu: 120kg. Đà điểu nặng gấp ... lần chim sâu? + Ví dụ 4: Cho hình thang ABCD có đáy bé AB = 9cm, đáy lớn CD = 16cm. Trên đáy lớn lấy điểm M sao cho DM = 7cm. Nối điểm B với điểm M được tam giác BMC có diện tích là 37,8 cm2. Tính diện tích hình thang ABCD. + Vẽ hình: 9cm A B 37,8 cm2 7777 7cm C M D 16cm Bước 3: Lập kế hoạch giải - giải: a. Tìm hướng giải: Vận dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. (Không thể thiếu bước này trong giải toán). + Ví dụ: (Bài 4 - SGK trang 30). Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 200m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bằng bao nhiêu héc-ta? - Muốn tính diện tích khu đất hình chữ nhật phải biết gì? (Chiều dài..... m?, chiều rộng...... m?). - Chiều dài biết chưa? (Đã biết chiều dài: 200m). - Chiều rộng biết chưa? (Chiều rộng bằng 3 4chiều dài). - Tìm chiều rộng bằng cách nào?(Lấy chiều dài : 4 3 hoặc chiều dài 3 4) - Biết chiều dài, biết chiều rộng -> Tính diện tích ta làm thế nào? (Lấy chiều dài chiều rộng). - Để đơn vị diện tích bằng héc - ta, ta phải làm gì? (Đổi m2 =........ ha). Sơ đồ kế hoạch giải như sau: 10/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 Diện tích khu đất (....m2?, ....ha?). Chiều dài Chiều rộng Chiều dài : 4 3 (hoặc: Chiều dài 3 4) b. Giải bài: Thực hiện các phép tính nêu trong bước tìm hướng giải. + Bài giải gồm: Câu lời giải Phép tính Đáp số. + Ví dụ: Bài giải của bài 4 - SGK trang 30 (nêu ở phần a). Chiều rộng khu đất hình chữ nhật là: 200 3 4 = 150 (m) Diện tích khu đất hình chữ nhật là: 200 150 = 30000 (m2) 30000 m2 = 3 ha Đáp số: 30000 m2; 3ha + Lưu ý: Học sinh thường mắc phải lỗi trình bày bài giải như: Câu lời giải viết lùi ra thụt vào và còn viết tắt, phép tính không thẳng nhau, đáp số viết vào giữa trang giấy, ... Giáo viên cần uốn nắn kịp thời cho học sinh, chẳng hạn: Đầu các câu lời giải viết thẳng nhau và không được viết tắt; đầu phép tính viết thẳng đầu phép tính, đáp số viết lùi về bên phải lời giải, có tên đơn vị ở sau kết quả tính và cho trong ngoặc đơn,... Bước 4: Kiểm tra kết quả. Gồm: Đọc lại, kiểm tra các bước giải. Tìm cách giải khác để đối chiếu, so sánh. Thay dữ kiện đã tìm kiểm tra tính logic của đề toán. 4.3. Giải pháp 3: Rèn kĩ năng giải toán: - Thực hành giải các bài toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đủ các dạng toán. - Tìm tòi, sáng tạo trong giải toán bằng cách: giải nhiều cách khác nhau và biết cách đơn giản nhất, ngắn gọn nhất, phù hợp trình độ nhận thức. + Ví dụ: (Bài 1 - SGK trang 19) Mua 12 quyển vở hết 24000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? * Bài này có thể giải 2 cách: (Vận dụng sau khi học “Ôn tập và bổ sung về giải toán”) 11/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 -> Bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. + Cách 1: (Đối tượng học sinh đại trà) -> Phương pháp “rút về đơn vị” Giá tiền 1 quyển vở là: 24000 : 12 = 2000 (đồng) Số tiền mua 30 quyển vở là: 2000 30 = 60000 (đồng) Đáp số: 60000 đồng + Cách 2: (Đối tượng học sinh khá - giỏi) -> Phương pháp “tìm tỉ số”. 30 quyển vở gấp 12 quyển vở số lần là: 30 : 12 = 5 2(lần) Số tiền mua 30 quyển vở là: 24000 5 2= 60000 (đồng) Đáp số: 60000 đồng * Sau khi học về số thập phân, học sinh có thể giải cách 2 như sau: 30 quyển vở gấp 12 quyển vở số lần là: 30 : 12 = 2,5 (lần) Số tiền mua 30 quyển vở là: 24000 2,5 = 60000 (đồng) Đáp số: 60000 đồng + Ví dụ 2: (Bài 2 - SGK trang 104). Một khu đất có kích thước theo hình vẽ dưới đây. Tính diện tích khu đất đó. 50 m 40,5m 40,5m 50 m 30 m 100,5 m 12/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 * Bài toán này củng cố kỹ năng thực hành tính diện tích các hình đã học. * Có thể giải nhiều cách: + Cách 1: * Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật: (1), (2), (3) như hình vẽ, hình (1) và (3) có kích thước bằng nhau. (1) 50 m 40,5m (2) 40,5m 50 m (3) 30 m 100,5 m * Tính: Diện tích hình chữ nhật (1) và (3) là: (100,5 30) 2 = 6030 (m2) Diện tích hình chữ nhật 2 là: (100,5 - 40,5) (50 - 30) = 1200 (m2) Diện tích khu đất là: 6030 + 1200 = 7230 (m2) Đáp số: 7230 m2. + Cách 2: * Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật: (1), (2), (3) như hình vẽ, hình (1) và (3) có kích thước bằng nhau. (1) 50 m 40,5m (3) 50 m (2) 40,5m 30 m 100,5 m 13/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 * Tính: Diện tích hình chữ nhật 1 và 3 là: Diện tích hình chữ nhật 2 là: Diện tích khu đất là: Đáp số: 7230 m2. + Cách 3: Hình chữ nhật ABCD bao phủ khu đất như hình vẽ: (40,5 30) 2 = 2430 (m2) (50 + 30) (100,5 - 40,5) = 4800 (m2) 2430 + 4800 = 7230 (m2) (2) 50 m 40,5m (1) 100,5 m * Tính: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: (100,5 + 40,5) (50 + 30) = 11280 (m2) Diện tích hình chữ nhật (1) và (2) (phần trống) là: (50 40,5) 2 = 4050 (m2) Diện tích khu đất là: 11280 - 4050 = 7230 (m2) Đáp số: 7230 m2. + Cách 4: Chia khu đất thành 3 hình chữ nhật: (1), (2), (3) như hình vẽ: (3) 40,5m 50 m 30 m 50 m (2) 40,5m (1) 50 m 40,5m 30 m 100,5 m 14/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 * Tính: Diện tích hình chữ nhật (1) là: Diện tích hình chữ nhật (2) là: Diện tích hình chữ nhật (3) là: Diện tích khu đất là: Đáp số: 7230 m2. 5. Hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp Qua nghiên cứu vận dụng các giải pháp đã nêu vào trong giảng dạy, chất lượng môn Toán có sự chuyển biến rõ rệt, học sinh đã nắm vững các dạng toán, giải khá thành thạo ở từng dạng; đặc biệt,các em đã có kỹ năng giải toán nắm chắc các bước giải và có sự sáng tạo, diễn đạt ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính logic toán học. Cụ thể kết quả đạt được về chất lượng môn Toán giữa học kì II năm học 2015 –2016 như sau: + Trước khi dạy thực nghiệm của 2 lớp: Lớp 5E và lớp 5D: 100,5 30 = 3015 (m2) (100,5 - 40,5) 50 = 3000 (m2) 40,5 30 = 1215 (m2) 3015 + 3000 + 1215 = 7230 (m2) Kết quả Tổng số học sinh Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Sốlượng % Sốlượng % Lớp đối chứng (5D) 31 24 77,4 7 22,6 Lớp thực nghiệm (5E) 31 21 67,7 7 22,6 + Sau khi dạy thực nghiệm của 2 lớp: Lớp 5E và lớp 5D Kết quả Tổng số học sinh Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Sốlượng % Sốlượng % Lớp đối chứng (5D) 31 28 90,3 3 9,7 Lớp thực nghiệm (5E) 31 30 96,8 1 3,2 + Trước và sau khi dạy thực nghiệm của lớp 5E: Kết quả Tổng số học sinh Hoàn thành Chưa hoàn thành Thời gian Sốlượng % Sốlượng % Trước khi thực nghiệm 31 21 67,7 10 32,3 Sau khi thực nghiệm 31 30 96,8 1 3,2 15/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung: Dạy học môn Toán nói chungvà dạy giải toán nói riêng rất quan trọng, cấp bách và cần thiết. Việc giúp học sinh có được kinh nghiệm giải toán thông qua luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức, luyện kỹ năng tính toán đã góp phần phát triển năng lực tư duy, óc suy luận hợp lí, khả năng quan sát, tìm tòi, khám phá, phát hiện và giải quyết các vấn đề gần gũi trong cuộc sống, giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, chăm học, hứng thú học toán. Giáo dục các em có phương pháp tự học, làm việc chủ động, linh hoạt, sáng tạo, khoa học; khắcphục ở học sinh cách suy nghĩ máy móc, dập khuôn. 2. Bài học kinh nghiệm: Để rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 5 đạt hiệu quả cao, cần lưu ý các vấn đề sau: - Nắm chắc các dạng toán, các bước giải toán ở từng dạng toán. - Thành thạo 4 bước giải 1 bài toán - Thực hành giải toán ở mức độ khó dần, nên tìm tòi nhiều cách giải. Với các giải pháp nêu trên, tôi đã giúp học sinh giải quyết được những khó khăn trong quá trình giải toán, giúp các em vững kiến thức, tự tin về kỹ năng giải toán và gợi ở các em lòng yêu thích môn Toán, ham mê giải toán. Qua đó, đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán. 3. Đề xuất, khuyếnnghị * Đối với học sinh: - Học sinh chăm chỉ luyện đọc tích cực hơn. - Tích cực làm và tham khảo các dạng toán . * Đối với phụ huynh học sinh: - Luôn quan tâm kèm các em học ởnhà. Động viên khích lệcác em để các em thích học bài. * Đối với giáo viên: + Chúng ta cần phải thực sựquan tâm yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học đểgiúp các em thích đi học và yêu thích môn học. + Cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, nắm vững cơ sở lý luận và các phương pháp giải toán. Đặc biệt, cần nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa, hệ thống kiến thức cơ bản, hệ thống các dạng bài tập mang tính đặc thù và phương pháp giải từng loại bài một cách chặt chẽ. 16/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 * Đối với nhà trường: + Cần mua bổ sung thêm nhiều sách tham khảo cho thư viện để học sinh được đọc và đểgiúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn. + Tổ chức chuyên đề hội thảo phân môn Toán ở tất cả các khối lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn! * Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức chuyên đề môn Toán theo cụm trong mỗinăm học. Do trình độ và kinh nghiệm của bản thân tôi còn hạn chế, trong khoảng thời gian ngắn nên quá trình nghiên cứu và thể hiện của đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sựđóng góp ý kiến chân thành của các thầy (cô) giáo và các bạn đểđề tài của tôi hoàn thiện hơn. Trên đây là một số“Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5”, các thầy, cô có thể vận dụngcho các khối lớp ở các trường Tiểu học. Tôi rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các đồng nghiệp, của tổ khối chuyên môn, hội đồng khoa học Nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạođể chất lượng dạy học môn Toán đạt kết quả cao. Tôi xin cam đoan trước Nhà trường. Sáng kiến của Tôi là bản thân tôi tự viết. Tôi không sao chép dưới bất cứ hình thức nào. Nếu sai tôi chịu trách nhiệm. Xác nhận của Thủtrưởng đơn vị Hiệu trưởng 17/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Nhà xuất bản Năm xuất bản Tên tài liệu Tác giả 1 Sách giáo khoa Toán 5 Vũ Văn Dương Nguyễn Thị Bình NXBGD Hà Nội 2006 2 Đỗ Trung Hiệu ĐỗĐình Hoan Vũ Dương Thụy Vũ Quốc Chung Giáo trình dạy học môn Toán ở Tiểu học NXB Đại học Sư phạm 2006 3 Nguyễn Tuấn Lê Thu Huyền Nguyễn ThịHương Đoàn Thị Lan NXB Hà Nội Thiết giảng Toán 5 kế bài 2009 4 Phương dạy học các môn học ở lớp 5 pháp Ngô Trần Ái Nguyễn Quý Thao NXBGD Hà Nội 2007 18/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com
Phương pháp giải một số dạng toán ở lớp 5 19/17 SangKienKinhNghiemKetNoiTriThuc.com