30 likes | 39 Views
Sau nhiu1ec1u nu0103m u0111i lu00e0m, mu1eb7c du00f9 lu01b0u01a1ng khu00e1 cao vu00e0 u1ed5n u0111u1ecbnh nhu01b0ng chu00ednh thu00f3i quen chi tiu00eau khu00f4ng hu1ee3p lu00fd nu00ean du1eabn u0111u1ebfn nguu1ed3n tu00e0i chu00ednh luu00f4n bu1ea5p bu00eanh. Nu1ebfu mong muu1ed1n tru1edf thu00e0nh mu1ed9t ngu01b0u1eddi thu00e0nh u0111u1ea1t, tu00e0i chu00ednh vu1eefng vu00e0ng, bu1ea1n nu00ean thay u0111u1ed5i thu00f3i quen chi tiu00eau "tu00f9y u00fd" cu1ee7a mu00ecnh bu1eb1ng 4 cu00e1ch hiu1ec7u quu1ea3 sau.<br>
E N D
Không phải lương mà chính thói quen chi tiêu quyết định sự giàu có của bạn! Sau nhiều năm đi làm, mặc dù lương khá cao và ổn định nhưng chính thói quen chi tiêu không hợp lý nên dẫn đến nguồn tài chính luôn bấp bênh. Nếu mong muốn trở thành một người thành đạt, tài chính vững vàng, bạn nên thay đổi thói quen chi tiêu "tùy ý" của mình bằng 4 cách hiệu quả sau. Thời mới ra trường, nhiều người chỉ có việc làm với mức lương có 5 – 6 triệu đồng. Mặc dù ở với bố mẹ, không phải chi trả tiền nhà và điện nước, nhưng vì thói quen ỷ lại, lại thích chơi bời nên một số bạn luôn ở trong tình trạng “cháy túi”. Có người sau đó cảm thấy hối hận nên đã tự hứa rằng: “Nếu sau này có việc làm lương cao 10 triệu, sẽ cố gắng chi tiêu 4 triệu, tiết kiệm từ 3 – 4 triệu mỗi tháng, 2 triệu sẽ gửi cho gia đình”. Nhưng trớ trêu thay khi được mức lương 10 triệu, sau khi đưa bố mẹ 2 triệu, bạn liền dùng hết 8 triệu còn lại. Và bạn ấy bị cuốn vòng luẩn quẩn “hết tiền – hối hận – có tiền – hết tiền” mãi không lối ra. 1. Chi tiền vào những thứ cần thiết, vừa đủ dùng Có một số bạn, sau khi nhận lương thì lao vào mua sắm, “quẹt thẻ” một cách không kiểm soát. Vào siêu thị ở quầy đồ ăn, bạn mua rất nhiều thực phẩm, kể cả những sản phẩm không cần thiết. Hậu quả, chưa dùng hết thì hơn 1/3 đồ ăn đã bị hư và không sử dụng được. Để tránh rơi vào trường hợp lãng phí tiền bạc và thức ăn bạn nên áp dụng những mẹo nhỏ sau: ● Kiểm tra trong tủ lạnh có gì, ghi ra những thứ thật sự cần mua chỉ để sử dụng hết trong 3 ngày. ● Đối với thực phẩm tươi sống thì nên mua trong ngày, nếu không có thời gian thì nên để đông lạnh và sử dụng tối đa trong 3 ngày.
● Lên thực đơn sẵn để mua vừa đủ dùng, không mua vì cảm thấy “thích”. 2. Đối với những vật dụng cá nhân nên mua loại tốt Hãy dẹp bỏ tư tưởng “rẻ đẹp là mua”, hãy đúng tiền đúng vật bạn nhé. Đối với quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện để có kế hoạch chi tiêu hợp lý, bạn nên áp dụng 4 bước sau: ● Bước 1: Kiểm tra tủ đồ ● Bước 2: Soạn và bỏ bớt hoặc thanh lý những món đồ bạn không dùng nhiều ● Bước 3: Ưu tiên mua quần áo đơn giản, có tính ứng dụng cao vì điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí đấy ● Bước 4: Tuyệt đối không có hàng “giá tốt – xịn – dùng lâu”. Vì vậy, trước khi mua một món đồ gì đó bạn nên cân nhắc về mục đích sử dụng để chọn mua sao cho phù hợp với túi tiền. Đối với những vật dụng cá nhân nên mua loại tốt để sử dụng được dài lâu
Nếu không cầm lòng được trước một món đồ gì đó chất lượng không tốt cũng như không cần thiết, hãy nhớ rằng: “Nếu bạn mua những thứ không cần thiết, sớm muộn gì bạn cũng phải bán đi thứ mình cần.” – Warren Buffet. 3. Cân nhắc và suy nghĩ kỹ trước khi mua đồ hiệu Nếu bạn muốn mua đồ hiệu hoặc đồ cao cấp vậy hãy tập tính kiên nhẫn và chỉ mua những thứ làm mình thật sự hài lòng. Có rất nhiều bạn vì không đủ khả năng tài chính nên mượn tiền với mức lãi suất khá cao để mua, sau đó phải đi làm để trả nợ, lãi mẹ lại đẻ thêm lãi con khiến bạn dễ rơi vào túng quẫn. 4. Trước khi muốn đầu tư hãy chuẩn bị kế hoạch tài chính Bạn muốn kinh doanh, mua nhà, mua xe hay đi du lịch dài ngày,… thì trước đó bạn nên có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn chủ động khi có những sự cố phát sinh về vòng vốn, giá đất tăng, lạm phát,… Do đó, luôn có sự chuẩn bị về tâm lý và tài chính là một việc không bao giờ thừa trước khi thực hiện những kế hoạch dài hạn. Với những lời khuyên trên đây, hy vọng bạn sẽ xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp và thông minh cho mình nhé.