0 likes | 12 Views
Mu00ec tu00f4m lu00e0 thu1ef1c phu1ea9m vu1eeba thu01a1m ngon vu1eeba tiu1ec7n lu1ee3i, hu01b0u01a1ng vu1ecb hu1ea5p du1eabn cu1ee7a mu00ec tu00f4m khiu1ebfn nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi luu00f4n cu00f3 cu1ea3m giu00e1c thu00e8m u0103n, bao gu1ed3m cu1ea3 bu00e0 bu1ea7u. Vu1eady bu00e0 bu1ea7u u0103n mu00ec tu00f4m cu00f3 tu1ed1t khu00f4ng?
E N D
Bà bầu có được ăn mì tôm không? Mì tôm là món ăn nhanh và tiện lợi nhưng mặn và có nhiều gia vị cay nóng. Bà bầu mang thai ăn mì gói có sao không? Có ảnh hưởng tới thai nhi không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu Bà bầu có được ăn mì tôm không? Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm, nếu được thì không nên ăn mì tôm. Bởi dinh dưỡng của mì tôm khá nghèo nàn. Hơn nữa, mì tôm chứa một số thành phần có hại cho cơ thể mẹ bầu như: Bột mì tinh chế: đây là dạng bột mì được loại bỏ các tạp chất để được hỗn hợp tinh khiết. Xong, quá trình này cũng khiến các chất dinh dưỡng bị loại bỏ. Do đó, khi ăn mì tôm mẹ bầu chỉ có cảm giác no chứ không đem lại lợi ích. Muối: trong 100g mì tôm có thể chứa đến 2,5g muối, tiêu thụ quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là bà bầu. Mẹ ăn nhiều mì tôm dễ gặp phải tình trạng cao huyết áp thai kỳ. Chất bảo quản: trong mì tôm có chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu tổng hợp,…gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Bột ngọt: trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều bột ngọt trong thời gian ngắn và cơ thể không đào thải ra hết được sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoài mì tôm, mẹ cũng cần chú ý thành phần này trong các thực phẩm khác. Chất béo chuyển hóa: hàm lượng này chiếm phần lớn trong thành phần của gói mì tôm và có hại đối với sức khỏe mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi. Tertiary Butylhydroquinone: đây là dẫn xuất của dầu mỏ, chất có hại giữ vai trò bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, thường được dùng trong sản xuất mì tôm. Chất
này sẽ không gây hại nếu ăn ở lượng nhỏ, xong, nếu ăn trong thời gian dài có thể gây ra hậu quả không mong muốn. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Tác hại của việc ăn mì tôm gói khi mang thai Giai đoạn mang thai là thời điểm mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Sau đây, là 4 tác hại khi sử dụng thực phẩm này nhé: Tăng nguy cơ béo phì: do mì tôm chứa hàm lượng chất béo và lượng đường cao nhưng lại có ít dinh dưỡng nên dễ khiến mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát, béo phì,… Việc tăng cân quá mức sẽ kéo theo các nguy cơ sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, em bé chậm phát triển… Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: mẹ tiêu thụ nhiều lượng muối và chất bảo quản trong mì tôm sẽ dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,… Tăng nguy cơ cao huyết áp thai kỳ: tiêu thụ nhiều muối trong mì tôm còn khiến mẹ phải đối mặt với nguy cơ cao huyết áp thai kỳ, biến chứng thai sản, tiền sản giật, sinh non. Thiếu chất dinh dưỡng cho thai nhi: ăn mì tôm làm cơ thể mẹ no nhanh nhưng cũng đói nhanh và không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé như: sắt và canxi, chất xơ, axit folic,… Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, chẳng hạn như chậm tăng cân, còi xương, thần kinh và não bộ không đầy đủ,… Xem thêm: bà bầu nên uống sắt và canxi từ tháng thứ mấy Cách ăn mì tôm an toàn dành cho mẹ bầu
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá thèm ăn mì tôm thì vẫn có những cách ăn có thể khiến mẹ bầu có thể ăn được món mình yêu thích nhưng vẫn đảm bảo được tình trạng sức khỏe của mình và bé. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những cách sau đây: Thay đổi phương pháp chế biến: cách chế biến mì tôm thông thường là cho nước sôi vào mì và đợi 3 phút. Cách này nhanh chóng, tiện lợi xong vẫn giữ lại các chất độc hại có trong mì tôm. Thay vào đó, để đảm bảo an toàn, mẹ nên luộc sơ mì với nước sôi rồi vớt ra bỏ phần nước luộc này đi sau đó cho mì vào nước sôi và nấu lại một lần nữa. Không sử dụng gói dầu mỡ: các nhà nghiên cứu cho rằng, gói dầu mỡ có trong mì tôm có khả năng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ những đồ ăn khác. Do đó, mẹ bầu nên thay thế gói dầu mỡ bằng gia vị thông thường đồng thời nêm nếm theo khẩu vị. Ăn mì kết hợp với thức ăn: khi ăn mì mẹ bầu có thể cho thêm rau xanh, trứng, thịt bò,… vào ăn vừa giúp tăng hương vị vừa cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Không uống quá nhiều nước mì: mẹ bầu không nên uống hết nước mì sau khi ăn xong bởi các chất có hại trong mì tôm vẫn có thể đọng lại trong nước mì. Ngoài ra, ở chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ cũng cần chú ý đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng bằng cách ăn đa dạng các thực phẩm, có thể sử dụng mua thêm viên uống bổ sung các vi chất thiết yếu như sắt, canxi, DHA cho bà bầu. Mẹ lưu ý uống đúng liều lượng và uống đúng cách theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết trên đã giải đáp xong thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu là bà bầu ăn mì tôm có tốt không? Qua đó cũng hướng dẫn giúp mẹ ăn mì đúng cách vừa ngon miệng vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi phát triển bình thường. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!