0 likes | 14 Views
Viu1ec7c tu1ea7m sou00e1t tiu1ec3u u0111u01b0u1eddng thai ku1ef3 lu00e0 ru1ea5t cu1ea7n thiu1ebft, vu1eady mu1eb9 bu1ea7u mu1ea5y thu00e1ng thu00ec u0111i xu00e9t nghiu1ec7m tiu1ec3u u0111u01b0u1eddng lu00e0 phu00f9 hu1ee3p?
E N D
Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường từ tháng thứ mấy? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ là “tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện. Do đó, việc tầm soát tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết, vậy mẹ bầu mấy tháng thì đi xét nghiệm tiểu đường là phù hợp? xem thêm: mẹ bầu nằm nghiêng bên trái la trai hay gái Hậu quả của tiểu đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may bị tình trạng này có thể ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi gồm có: Tác động của tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu Mẹ bầu đa ối tử cung to ra nhanh chóng, gây tổn thương cho hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tiền sản giật ở các thai phụ. Tăng nguy cơ khiến mẹ bị sảy thai, sinh non. Kéo dài thời gian sinh, tăng nguy cơ bị đa chấn thương cũng như bị chảy máu sau sinh. Tỷ lệ sinh mổ cao, rối loạn đường huyết gây hôn mê sâu. Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt - canxi Tác động của tiểu đường thai kỳ với thai nhi Tăng tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, không phát triển
Thai chết lưu. Em bé sau sinh bị vàng da, béo phì, suy hô hấp,… Bầu mấy tháng thì đi xét nghiệm tiểu đường? Phương pháp thường được sử dụng để xét nghiệm là dung nạp glucose. Theo các bác sĩ, thời điểm vàng để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho các bà bầu là từ tuần 24-28 của thai kỳ. Với những trường hợp có nguy cơ cao như người bị thừa cân béo phì, có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trước đó thì mẹ có thể đi khám sớm hơn. Đặc biệt với những mẹ bị khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, vùng kín bị ngứa ngáy, vết xước khó lành hay bị sụt cân mà không rõ lý do thì cũng nên thực hiện xét nghiệm sớm. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ cho bà bầu Đái tháo đường hay còn được gọi là tiểu đường thai kỳ không hiếm gặp ở các mẹ bầu, tuy nhiên, nếu mẹ nắm vững những nguyên tắc sau thì hoàn toàn có thể phòng tránh, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé: Thực hiện giảm cân trước khi mang thai và kiểm soát cân nặng tăng lên trong suốt các giai đoạn thai kỳ. Khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 10-12kg để không chỉ giúp phòng tránh tiểu đường mà còn phòng ngừa nhiều bệnh lý tim mạch. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Mẹ bầu nên ưu tiên ăn nhiều trái cây và rau củ quả, uống nhiều nước. Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá sức. Mẹ có thể tập luyện các bài tập khoa học phù hợp với thể trạng để rèn luyện sức khỏe tốt, giúp sinh nở dễ
hơn ví dụ như bơi lội, yoga bầu, đi bộ… Vận động cũng là cách giúp mẹ tiêu thụ lượng đường nạp vào cơ thể, từ đó kiểm soát được đường huyết, giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Đi khám định kỳ đều đặn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện ra bệnh nếu có và điều trị kịp thời. Tăng cường sử dụng thêm viên uống với các vi chất đặc biệt là loại sắt nào tốt cho bà bầu để bổ sung cho cơ thể hàm lượng vi chất cần thiết trong thai kỳ, phòng ngừa bị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý hay gặp ở bà bầu nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mẹ và bé. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con, mẹ bầu đừng quên ăn uống ngủ nghỉ điều độ và bổ sung các vitamin cần thiết nhé!