0 likes | 8 Views
Bu00e0 bu1ea7u mu1ea5y thu00e1ng hu1ebft nghu00e9n? Cu00e1c triu1ec7u chu1ee9ng su1ebd bu1eaft u0111u1ea7u giu1ea3m du1ea7n cho tu1edbi tuu1ea7n thu1ee9 14, cuu1ed1i thu00e1ng thu1ee9 3, u0111u1ea7u thu00e1ng thu1ee9 4 cu1ee7a thai ku1ef3 thu00ec hu1ea7u nhu01b0 nhu1eefng du1ea5u hiu1ec7u u1ed1m nghu00e9n u0111u1ec1u biu1ebfn mu1ea5t.
E N D
Mẹ có biết khi nào hết nghén? Ốm nghén là triệu chứng phổ biến, thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều mẹ bầu khó chịu. Vậy bà bầu mấy tháng hết nghén, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu về tình trạng ốm nghén và cách cải thiện. Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu Khi nào hết nghén? Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ gặp những dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn và khó chịu ở bụng. Đó là hiện tượng ốm nghén. Theo các chuyên gia, khoảng 80– 90% mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các cơn ốm nghén từ tuần thứ năm của thai kỳ, xong cũng có một số trường hợp mẹ bị ốm nghén trước khi mất kinh nguyệt. Mặc dù vậy, hầu hết mẹ bầu có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn trong khoảng 1 – 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Đến tuần thứ 6 và 7 của thai kỳ thì tình trạng này xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn. Đỉnh điểm của ốm nghén ở mỗi mẹ đều khác nhau, nhưng chủ yếu vào tuần thứ 9 của thai kỳ. Vậy bà bầu mấy tháng hết nghén? Các triệu chứng sẽ bắt đầu giảm dần cho tới tuần thứ 14, cuối tháng thứ 3, đầu tháng thứ 4 của thai kỳ thì hầu như những dấu hiệu ốm nghén đều biến mất. Đối với một số mẹ bầu, ốm nghén cũng có thể không biến mất và kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Điều này rất hiếm gặp, xong, khi gặp phải tình trạng ốm nghén kéo dài, liên tục thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Nhận biết dấu hiệu sắp hết nghén ở bà bầu
Mẹ bầu dễ dàng nhận biết các dấu hiệu sắp hết nghén có thể kể đến như: Giảm cảm giác buồn nôn: Cảm giác buồn nôn làm cho mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, mẹ sẽ cảm thấy lo lắng và ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Nhưng khi dấu hiệu buồn nôn của mẹ giảm xuống chỉ vài lần một tuần thì đó là tín hiệu mẹ sắp hết nghén. Có giấc ngủ ngon hơn: Khi nôn nhiều thì bụng của mẹ bầu sẽ co thắt thường xuyên hơn, làm ảnh hưởng tới suy nghĩ và tinh thần của mẹ bầu. Chính vì vậy mà khi mẹ ngủ ngon hơn chính là lúc sắp hết nghén. Ăn thấy ngon và ăn được nhiều hơn: Ốm nghén làm mẹ bầu cảm thấy đầy bụng, khó chịu, miệng cảm thấy mặn dẫn đến chán ăn (Lúc này mẹ nên sử dụng thêm viên uống sắt cho bà bầu, canxi, DHA nhằm đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể). Khi mẹ cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn thì cũng là lúc tình trạng ốm nghén giảm. Tâm trạng thoải mái và vui vẻ: Phụ nữ khi mang thai sẽ đều trải qua thời kỳ ốm nghén vì vậy mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái tránh căng thẳng và lo âu. Mẹ bầu nên chia sẻ những cảm xúc với chồng để giải tỏa căng thẳng và được đồng cảm hơn. Tăng cân: Tăng cân là dấu hiệu hết ốm nghén rõ ràng nhất vì khi tinh thần thoải mái thì ăn uống sẽ nhiều hơn, ngủ ngon giấc hơn và khi cảm giác buồn nôn ít đi thì thì là lúc thai nhi phát triển tốt nhất. Xem thêm: sắt với canxi uống cách nhau bao lâu Mách mẹ cách giảm ốm nghén khi mang thai Không có phương pháp hay loại thuốc điều trị nào có thể chữa dứt điểm triệu chứng ốm nghén. Mẹ có thể tham khảo một số cách sau để giảm sự khó chịu khi bị nghén: Sử dụng gừng: Gừng là phương thuốc tự nhiên để sử dụng làm giảm cơn ốm nghén và hạn chế cảm giác buồn nôn. Sử dụng gừng trong thai kỳ cũng rất an toàn và phù hợp. Tuy nhiên đối với những mẹ bị huyết áp thấp, lượng đường máu cao thì nên
hạn chế sử dụng gừng. Mẹ bầu nên sử dụng gừng trong các món ăn hoặc pha trà để làm giảm tình trạng buồn nôn. Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ: Cảm giác buồn nôn khiến cho mẹ bầu hạn chế ăn, vì vậy để tránh bị đói mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn thay vì ba bữa lớn. Để hạn chế cơn buồn nôn vào sáng sớm thì mẹ bầu nên ăn một chút bánh quy, bánh mì sau khi khi ngủ dậy. Hạn chế ăn một số thực phẩm: Mẹ bầu nên hạn chế ăn nhưng thức ăn có chứa nhiều chất béo hoặc dầu mỡ cũng như đồ ngọt, cay vì có thể sinh khí trong dạ dày. Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu protein, ít chất béo, nhạt và khô để hạn chế cơn ốm nghén. Xem thêm: những loại trái cây giảm nghén cho bà bầu Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho câu hỏi “ốm nghén kéo dài bao lâu”. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức lý thú và bổ ích cho nhiều mẹ bầu.