1 / 3

Nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân và cách giảm đau

Bu00e0 bu1ea7u bu1ecb u0111au bu1eafp chu00e2n lu00e0 hiu1ec7n tu01b0u1ee3ng hay gu1eb7p phu1ea3i u1edf phu1ee5 nu1eef mang thai vu00e0 mang lu1ea1i nhiu1ec1u su1ef1 mu1ec7t mu1ecfi, khu00f4ng thou1ea3i mu00e1i, u1ea3nh hu01b0u1edfng tu1edbi chu1ea5t lu01b0u1ee3ng cuu1ed9c su1ed1ng hu00e0ng ngu00e0y.

Download Presentation

Nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân và cách giảm đau

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân và cách giảm đau Rất nhiều bà bầu bị đau bắp chân, đặc biệt là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, sức khỏe bị giảm sút. Tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân và cách cải thiện phù hợp, tốt nhất cho bà bầu và thai nhi. Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu Nguyên nhân gây đau bắp chân khi mang thai Đau bắp chân khi mang thai có thể xuất phát từ những thay đổi sinh lý trong thai kỳ hoặc yếu tố bệnh lý từ trước đó. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng đau nhức chân ở mẹ bầu: Tăng cân: Sự phát triển của thai nhi ngày một lớn trong bụng mẹ làm các bà bầu tăng cân nhanh chóng, tạo áp lực lớn lên các dây chằng của mẹ bầu. Trong thời gian dài các dây chằng bị kéo căng sẽ tạo ra tình trạng vòm chân thấp, làm cho gân bàn chân bị dàn phẳng. Hiện tượng này kéo căng gân gan chân, mà hệ thống dây chằng giúp giữ vòm chân hình cung, làm cho bàn chân đau nhức. Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ hormone của cơ thể tăng lên đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ làm cơ thể mẹ sản sinh ra Relaxin – đảm nhận vai trò làm giãn cơ và dây chằng vùng chậu, dẫn tới giãn cơ và dây chằng vùng chân và làm đau nhức chân, bắp chân. Quá trình tuần hoàn máu thay đổi: Mang thai làm quá trình tuần hoàn máu tới chân thay đổi, làm ứ dịch ở chân cũng như xung quanh mắt cá chân. Bên cạnh đó, tử cung to ra chèn ép các mạch máu làm máu không lưu thông được, bị giữ lại gây phù nề tại chân.

  2. Đau bắp chân do chuột rút: Bà bầu bị chuột rút chân do thiếu magie, canxi hoặc bị dư thừa photpho, đặc biệt sau khi đã đi lại và hoạt động nhiều vào ban ngày thì mẹ dễ chuột rút hơn, làm bị đau tại bắp chân. Giãn tĩnh mạch: Một trong những nguyên nhân làm cho bà bầu bị đau bắp chân là giãn tính mạch khi mang thai. Điều này do cơ thể sản sinh thêm máu trong hệ tuần hoàn, làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch và khiến tĩnh mạch giãn ra, gây ra tình trạng đau bắp chân. Sai tư thế vận động: Khả năng vận động của bà bầu bị ảnh hưởng khi trọng tâm cơ thể bị lệch do thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn. Vận động ít, tư thế ngồi, ngủ hay đứng không phù hợp gây chèn ép mạch máu ở chân, giảm lượng máu lưu thông tới chân và giảm lượng oxy cung cấp, khiến mẹ bầu bị đau mỏi chân tay. Đau bắp chân do thiếu nước: Khi bị thiếu nước hay mất nước, quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ bị trì trệ, dẫn tới việc ứ đọng các acid lactic gây đau nhức cơ xương. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất Cách khắc phục bà bầu bị căng cơ chân Sau khi xác định được nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân thì mẹ điều mẹ quan tâm tiếp theo đó là cách ngăn ngừa và khắc phục hiện tượng này. Để khắc phục hiện tượng đau bắp chân mẹ có thể làm như sau: Chế độ ăn bị thiếu hụt vi chất cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bắp chân, do đó, mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu magie và canxi trong khẩu phần ăn như trứng, cá, hải sản, tăng cường thêm các loại rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt dinh dưỡng.. Uống nhiều nước mỗi ngày kể cả nước lọc, nước ép trái cây hay sữa bà bầu, bổ sung đầy đủ, tránh để tới khi khát mới uống.

  3. Tập các bài tập nâng cao chân cách trái tim khoảng 15-30cm trong 15-20 phút với gối, chăn để tăng cường lưu thông máu. Nằm nghiêng khi ngủ để giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới của chân và làm chân cảm thấy thư giãn hơn. Chườm nóng hay chườm lạnh để giảm phù nề và đau nhức nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, mẹ có thể thử cách tắm nước ấm để giảm đau nhức. Xoa bóp chân sử dụng tinh dầu phù hợp như tinh dầu hoa cúc, hoa oải hương, bạc hà.. mang tới sự thư giãn, thoải mái và giảm chứng đau mỏi cho các mẹ. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, bà bầu cần duy trì một chế độ ăn giàu canxi và magie để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cơ thể cần, giúp hệ xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, mẹ hãy kết hợp sử dụng đầy đủ các viên uống sắt, canxi, DHA, axit folic mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và em bé. Xem thêm: mẹ bầu uống sắt và canxi đến khi nào Xác định nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân là điều cần thiết, giúp định hướng được phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, hướng dẫn điều trị. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an!

More Related