0 likes | 7 Views
Hu1ed9i chu1ee9ng u1ed1ng cu1ed5 tay u1edf bu00e0 bu1ea7u cu00f3 nguy hiu1ec3m khu00f4ng vu00e0 u1ea3nh hu01b0u1edfng nhu01b0 thu1ebf nu00e0o u0111u1ebfn su1ee9c khu1ecfe cu1ee7a mu1eb9 trong thu1eddi gian mang thai.
E N D
Phụ nữ mang thai mắc chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? Hội chứng ống cổ tay thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai và ở bất kì thời gian nào, nhưng có xu hướng rơi vào thai kỳ thứ hai và thứ ba. Sau khi sinh con, hội chứng này có thể chấm dứt, tiếp tục hoặc thậm chí phát triển. Băn khoăn không biết hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm hay không. Tìm hiểu những tác động của hội chứng này đến sức khỏe thai kỳ trong bài viết sau đây. Xem thêm: uống canxi bị đi ngoài có sao không Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là gì? Hội chứng ống cổ tay là tình trạng rất nhiều đối tượng gặp phải trong đó có bà bầu. Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm đối tượng dễ mắc hội chứng ống cổ tay bởi khi mang bầu, cơ thể tăng trưởng nhiều hormone nên lượng chất nhầy cũng tăng cao, từ đó dễ tích tụ trong cơ thể và dẫn đến chèn ép dây thần kinh ở ống cổ tay. Dây thần kinh giữa nằm trong ống cổ tay là một trong những dây thần kinh chính ở bàn tay. Đây là sợi ngoại biên bắt nguồn từ nhóm rễ thần kinh ở tủy cổ. Dây thần kinh giữa đi xuống cánh tay và cẳng tay, chui qua đường hầm ống cổ tay và đi vào bàn tay. Chức năng của dây thần kinh giữa là cảm nhận cảm giác ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và 1 nửa ngón đeo nhẫn. Đồng thời, dây thần kinh giữa cũng chịu trách nhiệm vận động cho các cơ xung quanh gốc ngón tay cái. Khi bị chèn ép, các chức năng của thần kinh giữa bị hạn chế gây nên hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay khi mang thai có thể xảy ra ở mọi lần mang thai. Phụ nữ mắc hội chứng này vào lần mang thai trước sẽ có nguy cơ tái phát cao khi mang bầu lần tiếp theo. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Phụ nữ mang thai mắc chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? Hội chứng ống cổ tay khi mang thai khiến cho mẹ bầu dễ gặp những tình trạng như: Ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể cảm thấy tê bì tay, ngứa ran, nóng rát và đau đớn, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và 1 phần ngón đeo nhẫn, triệu chứng tê bì đôi khi lan lên cẳng tay và cánh tay. Nếu tình trạng nặng hơn có thể khiến tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút và có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các động tác mà bình thường vẫn làm tốt như cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách… Lúc ban đầu, các tác động đến sức khỏe còn nhẹ khiến mẹ bầu đôi khi không nhận biết được. Chỉ đến khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn hoặc kéo dài trong thời gian dài hơn thì tình trạng chèn ép trên thần kinh giữa đã thực sự nặng nề. Xem thêm: các loại thuốc sắt tốt cho bà bầu Cách điều trị hội chứng ống cổ tay ở bà bầu Để chữa đau khớp cổ tay, bà bầu có thể tham khảo các phương pháp chữa trị bằng các cách tự nhiên dưới đây: Vận động tay: Nếu tính chất công việc của các mẹ đòi hỏi phải dùng tay nhiều, ví dụ như gõ máy tính hoặc đánh đàn, mẹ nên dừng tay lại và mát-xa tay thường xuyên. Điều chỉnh lại tư thế ngồi: Tư thế ngồi không đúng có thể khiến các mẹ bị tê tay nhiều hơn. Quy tắc là khi ngồi cổ tay của mẹ phải thẳng, và khuỷu tay của mẹ phải cao hơn bàn tay. Điều chỉnh lại tư thế ngủ: Để có được giấc ngủ sâu và không bị tê tay, các mẹ cần tránh gối đầu bằng tay hoặc đặt tay cao quá đầu để ngủ.
Tránh dùng chất kích thích: Các loại chất kích thích như caffeine và nicotine có thể khiến tình trạng bị tê tay của các mẹ trở nên tồi tệ hơn. Sử dụng liệu pháp châm cứu: Châm cứu giúp giảm đau và lưu thông khí khuyết. Châm cứu cũng an toàn cho bà bầu và được các bác sĩ khuyên áp dụng để cải thiện hội chứng ống cổ tay. Xem thêm: thai nhẹ cân nên ăn gì Cách chữa hội chứng ống cổ tay ở bà bầu đã được trình bày trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ đã tìm được cách làm hay giúp cải thiện tình trạng trên, giảm đau đơn khó chịu do tình trạng này gây nên.