0 likes | 8 Views
Uu1ed1n vu00e1n lu00e0 mu0169i tiu00eam cu1ea7n thiu1ebft u0111u1ed1i vu1edbi bu00e0 bu1ea7u. Tuy nhiu00ean, nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi chu01b0a biu1ebft nu00ean tiu00eam uu1ed1n vu00e1n cho bu00e0 bu1ea7u khi nu00e0o vu00e0 thu1eddi u0111iu1ec3m tiu00eam mu0169i nhu1eafc lu1ea1i vu1edbi tu1eebng u0111u1ed1i tu01b0u1ee3ng.
E N D
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván vào thời điểm nào? Chích ngừa uốn ván cho bà bầu vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho mẹ và bé. Vậy nên tiêm uốn ván cho bà bầu khi nào? Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu Vì sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván? Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh ngắn và biến chứng nặng nề với tỷ lệ tử vong cao. Với trẻ sơ sinh, nếu mắc bệnh uốn ván thì tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Khi nhiễm vi khuẩn uốn ván, chúng sẽ tiết độc tố dẫn đến các cơn co cứng và tấn công hệ thần kinh, đi vào máu. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong do mắc bệnh là rất cao. Hiện nay, tiêm vắc xin uốn ván là cách phòng bệnh tốt nhất nên khi mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo nên tiêm ngừa để vừa bảo vệ mẹ và bảo vệ em bé trong suốt quá trình mang thai và chào đời. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván vào thời điểm nào? Phụ nữ mang thai nên thực hiện theo đúng lịch tiêm phòng của trung tâm y tế dựa trên giai đoạn mang thai của mình. Về thời gian tiêm phòng, Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định như sau: Với mẹ bầu lần đầu mang thai các bác sĩ sản khoa thường khuyến cáo thời điểm tiêm tốt nhất cho mũi tiêm uốn ván 1 là từ tuần thai thứ 20 trở đi. Mũi 2 sẽ tiêm sau đó 1 tháng, tối thiểu là 28 ngày.
Thai phụ nên sắp xếp tiêm đúng thời gian được khuyến cáo vì nếu mẹ tiêm muộn, chưa hoàn thành đủ 2 mũi trước sinh tối thiểu 2 tuần thì cơ thể vẫn chưa đủ kháng thể để bảo vệ, mẹ và em bé vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nếu mẹ mang thai lần đầu thì cần tiêm 2 mũi trong thai kỳ như lịch nêu trên. Nếu mang thai lần 2, lần 3 thì mẹ chỉ cần tiêm 1 mũi. Trong vòng 5 năm, nếu mẹ tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì sau đó sẽ không phải tiêm thêm nếu mang thai. Xem thêm: mẹ bầu uống sắt và canxi đến khi nào Lưu ý quan trọng khi mẹ bầu tiêm ngừa uốn ván Ngoài việc lưu ý mẹ bầu tiêm uốn ván tuần bao nhiêu, phụ nữ mang thai còn cần tuân thủ những điều sau đây khi tiêm phòng uốn ván: Cần lựa chọn địa chỉ tiêm uy tín, đảm bảo vắc xin có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng. Hơn nữa, tiêm ở cơ sở uy tín cũng giúp mẹ an tâm hơn nếu chẳng may xảy ra vấn đề trong và sau tiêm sẽ được các bác sĩ xử trí kịp thời, không gây hậu quả nguy hiểm. Có 3 loại vắc xin khác nhau, mẹ cũng nên tìm hiểu để chọn loại phù hợp nhất với mình cả về công dụng và giá cả. Nhớ đúng lịch tiêm ngừa để tránh tiêm quá sát ngày sinh hoặc tiêm thiếu mũi tiêm sẽ không đem lại hiệu quả phòng ngừa tốt nhất và có thể gây hại cho em bé. Sau khi tiêm, mẹ có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, nổi ban, khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi, sưng đau vị trí tiêm… Đây đều là những phản ứng phụ bình thường nên mẹ không cần lo lắng. Những biểu hiện này chứng tỏ cơ thể đang tạo ra kháng thể để chống lại tác nhân gây hại được đưa vào. Trước khi tiêm, hãy thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, có bị dị ứng với thành phần nào không để bác sĩ tư vấn lựa chọn tiêm chủng an toàn nhất.
Đặc biệt, bên cạnh tiêm ngừa đầy đủ theo khuyến cáo, mẹ đừng quên mua bổ sung sắt và canxi cho bà bầu tại đây, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai kỳ, giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về việc tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu, các mẹ nên tham khảo để thực hiện bổ sung đầy đủ các mũi tiêm giúp bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kì cho đến thời điểm chuyển dạ sinh nở.