0 likes | 6 Views
u0110u1ed1i vu1edbi ngu01b0u1eddi bu00ecnh thu01b0u1eddng, mu1eafc bu1ec7nh tru1ea7m cu1ea3m cu00f3 thu1ec3 u1ea3nh hu01b0u1edfng lu1edbn u0111u1ebfn su1ee9c khu1ecfe. Cu00f2n u0111u1ed1i vu1edbi mu1eb9 bu1ea7u thu00ec tru1ea7m cu1ea3m khi mang thai cu00f3 nguy hiu1ec3m khu00f4ng?
E N D
Trầm cảm khi mang bầu có ảnh hưởng gì không? Trầm cảm khi mang thai là một dạng rối loạn cảm xúc nguy hiểm. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương Dấu hiệu bà bầu bị trầm cảm Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây xảy ra mỗi ngày trong cùng một khoảng thời gian là 2 tuần, bạn hãy đi gặp bác sĩ: Luôn có tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức Dễ nổi giận vô cớ dù chỉ là chuyện nhỏ, dễ khóc Thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng Không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích Dễ kích động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước đây Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài Ngại tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân trong gia đình, có xu hướng cô lập bản thân Có ý chống đối sự hướng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ Có xu hướng thích sử dụng các chất độc hại như rượu bia, hút thuốc Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất Đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này. Xem thêm: sắt canxi dha uống cách nhau bao lâu Phụ nữ mang thai bị trầm cảm có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, mẹ mắc bệnh trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể như sau: Với mẹ bầu: Trầm cảm thai kì có thể khiến mẹ suy sụp về tinh thần và dẫn đến tình trạng mất ngủ, chán ăn, bỏ ăn, … ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng. Nặng hơn còn có thể khiến mẹ có những hành động thiếu lý trí với bản thân và những người xung quanh, thậm chí là tự tử/ Với em bé, mẹ bị trầm cảm thai kì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực: Khi mẹ bầu bị trầm cảm, vùng hồi hải mã trong não của trẻ bị ảnh hưởng. Chức năng của vùng này là giúp trẻ có khả năng ghi nhớ và học tập tốt. Khi đo vùng hồi hải mã của 112 trẻ 6 tuổi có mẹ mắc chứng trầm cảm khi mang thai, kết quả cho thấy kích thước vùng này của chúng nhỏ hơn so với những trẻ có mẹ bình thường. Điều đó đủ để thấy rằng khả năng học tập của trẻ sẽ kém nếu mẹ bị stress kéo dài trong thai kỳ. Trẻ có thể bị tự kỷ, không thể tập trung, hay quên, hệ thần kinh kém phát triển, khó khăn trong giao tiếp với mọi người. Mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai sẽ dẫn đến việc ăn uống không ngon, nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc… Điều này làm cơ thể mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho em bé phát triển, đặc biệt là phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến trí não trẻ không được nhanh nhạy, từ đó khả năng ngôn ngữ cũng bị hạn chế hơn những đứa trẻ khác. Mẹ bầu nên biết rằng, nếu trong thời gian mang thai mẹ luôn mệt mỏi, căng thẳng quá mức dẫn đến trầm cảm khi mang thai thì hormone tâm lý của mẹ sẽ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó có thể khiến trẻ bị thiếu hụt hormon, khi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao. Nếu bà bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 2 lần, kéo dài đến 4 – 5 tuổi. Với mẹ bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ tự kỷ của đứa trẻ cũng cao gấp 2 lần nhưng kéo dài đến 7 – 8 tuổi. Một trong số những hậu quả nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai là bé mắc bệnh tăng động. Khi mang thai, nếu mẹ bầu luôn căng thẳng sẽ khiến lượng hormone cortisol và dopamin trong máu gia tăng. Những chất này có thể qua máu tới thai nhi khiến nồng độ của 2 chất này bị tăng đột ngột ở trẻ. Đặc điểm của 2 loại hormone này là làm tăng tính kích động, sự bồn chồn và giảm tập trung. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn hành vi ở trẻ. Trẻ em khi bị tăng động quá mức thường hay quên, không thể tập trung chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và trong quan hệ với mọi người. Xem thêm: dha và sắt có uống chung được không Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm Khi Mang Thai
Để mẹ có thể cân bằng cuộc sống sau sinh và có được sự chăm sóc cho bé sơ sinh toàn diện. Đây là một trong những phương pháp điều trị trầm cảm cho bà bầu: Liệu pháp tâm lý: Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý nên liệu pháp tâm lý là ưu tiên hàng đầu để giải quyết vấn đề này. Mẹ bầu nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để được tư vấn, tháo gỡ những rối loạn và cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh đó, mẹ hãy giành thời gian để thư giãn giúp mẹ tránh xa các suy nghĩ tiêu cực. Tập thể dục thường xuyên: Mẹ hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng hàng ngày bằng những bài thể dục đơn giản dành cho bà bầu. Bởi vận động giúp cho khí huyết lưu thông tốt hơn, cơ thể khỏe khoắn, nhẹ nhàng, nhờ đó tinh thần cũng trở nên thư thái hơn, tránh những suy nghĩ tiêu cực. Vai trò của người thân, bạn bè: Vai trò của người thân, bạn bè là rất quan trọng, giúp chia sẻ về mặt tinh thần, giúp đỡ, hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày cho bà bầu. Nhất là người chồng cần đặc biệt thể hiện sự quan tâm và dành nhiều thời gian hơn để tâm sự, chia sẻ với bà bầu giúp các mẹ giải tỏa những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Điều trị bằng thuốc: Với các mẹ có triệu chứng trầm cảm nặng, mẹ bầu sẽ cần được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc này được kê bởi bác sĩ chuyên khoa, mẹ không được tự ý sử dụng, bởi nếu sai liều lượng và cách dùng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bổ sung đủ dưỡng chất: Khi thiếu các dưỡng chất quan trọng, mẹ có thể tăng nguy cơ bị mắc bệnh trầm cảm. Do đó, một chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học là rất cần thiết. Mẹ hãy kết hợp thực đơn dinh dưỡng cùng với bổ sung sắt, canxi, DHA cho mẹ bầu giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể. Để chủ động phòng ngừa vấn đề này, trước khi quyết định sinh con, chị em cần tự chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết về mặt thể chất, tinh thần, kiến thức và tài chính. Tâm lý tự tin, vững vàng và sức khỏe dẻo dai, khỏe mạnh chính là chìa khóa vạn năng giúp hành trình làm mẹ trở nên thuận lợi, suôn sẻ hơn.