450 likes | 719 Views
BÀI 7. GIA ĐÌNH. SỐNG VÀ LOAN BÁO. TIN MỪNG (II). Hôm nay, ơn cứu độ đã đến trong gia đình này (x. Lc 19, 9). 51. H.- Cha mẹ sống và loan báo Tin Mừng thế nào ?. T.- Trong gia đình,/ cha mẹ sống và loan báo Tin Mừng / bằng cách kiến tạo bầu khí thánh thiện,/.
E N D
BÀI 7 GIA ĐÌNH SỐNG VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG (II) Hôm nay, ơn cứu độ đã đến trong gia đình này(x. Lc 19, 9)
51 H.- Cha mẹ sống và loan báo Tin Mừng thế nào ?
T.- Trong gia đình,/ cha mẹ sống và loan báo Tin Mừng / bằng cách kiến tạo bầu khí thánh thiện,/
hòa thuận,/ yêu thương,/ tín nhiệm,/ để huấn luyện con cái các đức tính nhân bản /
và nhân đức siêu nhiên. / Ngoài xã hội,/ cha mẹ cần có những liên hệ tốt đẹp với mọi người,/
sống tình làng nghĩa xóm,/ quan tâm tới các dịp hiếu hỷ / để thực hiện tinh thần bác ái Công giáo./
52 H.- Con cái sống và loan báo Tin Mừng thế nào ?
T.- Trong gia đình,/ con cái sống và loan báo Tin Mừng bằng cách yêu mến,/
kính trọng và vâng phục cha mẹ / theo gương Chúa Giêsu tại gia đình Nagiarét./
Ngoài xã hội,/ biết kính thầy,/ yêu bạn,/ siêng năng học tập,/ trung thực trong thi cử,/ tận tình giúp đỡ
bạn bè,/ nhất là những bạn yếu kém,/ nghèo khó,/ mời bạn bè tham dự các lễ công giáo /
như lễ Giáng sinh,/ Phục sinh,/ ngày kính nhớ Tổ tiên (mồng Hai tết nguyên đán),
lễ Cầu hồn…/ và khéo léo trình bày ý nghĩa công giáo,/ tạo «sân chơi chư dân» / cho bạn bè.
53 H.- Anh chị em sống và loan báo Tin Mừng thế nào ?
T.- Trong gia đình,/ anh chị em sống và loan báo Tin Mừng bằng cách yêu thương đùm bọc,/
khích lệ nhau học giáo lý cũng như văn hóa,/ đồng thời tham dự các sinh hoạt gia đình và giáo xứ./
Ngoài xã hội,/ biết động viên nhau sống tốt với mọi người.
54 H.- Những khoảnh khắc buồn vui trong gia đình có giá trị nào cho việc sống và Loan báo Tin Mừng ?
T.- Những khoảnh khắc buồn vui trong gia đình có giá trị giáo dục cụ thể,/
vừa rèn luyện đức tin,/ vừa giúp gia đình hiệp thông với nhau cách mật thiết hơn./
55 H.- Khi có người nhà lãnh nhận Bí tích, gia đình nên làm gì ?
T.- Gia đình nên cùng nhau tham dự Nghi lễ,/ tổ chức giờ kinh cảm tạ Chúa.
Một bữa ăn nhỏ sẽ tăng thêm niềm vui và gắn bó tình nghĩa ruột thịt ./
56 H.- Khi thành công như được mùa, thi đậu, có công ăn việc làm... gia đình nên làm gì ?
T.- Gia đình nên tạ ơn Chúa / và cố gắng sử dụng ơn lành ấy cách hữu ích cho bản thân/ gia đình và xã hội./
57 H.- Khi cuộc sống trở nên khó khăn, cam go, gia đình nên làm gì ?
T.- Gia đình nên bình tĩnh và cầu nguyện,/ vì “phải cầu nguyện để đôi bạn yêu ơn gọi của mình,/
ngay khi đường đời cam go,/ gặp nhiều đoạn chật hẹp và dốc thẳng”[1]. [1] ĐTC GIOAN PHAOLÔ II, Thư gửi các gia đình, 2/2/1994, số 14.
58 H.- Khi người nhà đau bệnh, gia đình cần có thái độ nào ?
T.- Gia đình cần đón nhận trong tinh thần đức tin và tận tụy /
chăm sóc cứu chữa,/ để góp phần cứu độ bản thân và thế giới.
59 H.- Khi mất tiền mất của, gia đình nên hành xử thế nào ?
T.- Thường tình “của đau con xót ”/ nhưng gia đình cần noi gương ông Gióp:/
“Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Chúa” [1]G 1,21.
đồng thời cũng nhận ra sự mong manh của tiền bạc vật chất,/ để biết nương tựa vào Chúa.
60 H.- Khi người nhà qua đời, gia đình nên có tâm tình và hành xử thế nào?
T.- Gia đình biết vượt qua buồn khổ tự nhiên / và sống Đức tin về mầu nhiệm Phục sinh
của Chúa Giêsu Kitô và của tín hữu:/ “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”[1][1] Thánh PHANXICÔ ASSISI, Kinh Hòa bình.
Gia đình hiệp thông cầu nguyện,/ xin Lễ và tổ chức an táng theo truyền thống Kitô giáo./
61 H.- Ngày giỗ của người nhà, gia đình nên tổ chức thế nào ?
T.- Ngày giỗ là cơ hội thuận lợi để nhớ và tỏ bày lòng hiếu thảo đối với người đã ra đi,/ đồng thời củng cố
tình gia đình./ Đối với gia đình Công giáo/ cầu nguyện là việc quan trọng nhất./ Cỗ bàn,/ nếu có,/ nên thanh đạm.
“Mỗi hành động thiện chí là bậc đá dẫn tới Thiên đàng” Henry Beecheer