1 / 19

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI THẢO TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN ỨNG HOÀ

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI THẢO TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN ỨNG HOÀ NĂM HỌC 2011 -2012. ĐƠN VỊ. TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA PHÚ. HỒNG QUANG. Người trí thức. Trẻ tuổi Yêu nước Kiên cường

adelio
Download Presentation

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI THẢO TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN ỨNG HOÀ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ HỘI THẢO TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN ỨNG HOÀ NĂM HỌC 2011 -2012 ĐƠN VỊ TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA PHÚ

  2. HỒNG QUANG Người trí thức Trẻ tuổi Yêu nước Kiên cường Bất khuất Liệt sĩ Hồng Quang (1918 – 1941)

  3. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TIỂU SỬ CỦA LIỆT SĨ HỒNG QUANG: Em hãy nêu tóm tắt tiểu sử của liệt sĩ Hồng Quang?

  4. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TIỂU SỬ CỦA LIỆT SĨ HỒNG QUANG: Tóm tắt tiểu sử của liệt sĩ Hồng Quang: Liệt sỹ Hồng Quang tên thật là Nguyễn Văn Trạch sinh ngày 18-3-1918 tại xóm Thống Nhất, thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú,huyện Ứng Hòa. Hồng Quang sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Ông nội của ông là Nguyễn Viết Bình đỗ Hoàng giáp tiến sỹ năm 1886

  5. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TIỂU SỬ CỦA LIỆT SĨ HỒNG QUANG: Tóm tắt tiểu sử của liệt sĩ Hồng Quang: thời Tự Đức, nguyên là quan đốc học các tỉnh : Thái bình,Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Hà Đông, sau đó từ quan về ở ẩn. Bố ông là Nguyễn Văn Lung một viên chức nghèo. Mẹ ông là Vũ Thị Viên một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực. Hồng Quang Ảnh gia đình liệt sĩ Hồng Quang

  6. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TIỂU SỬ CỦA LIỆT SĨ HỒNG QUANG: Tóm tắt tiểu sử của liệt sĩ Hồng Quang: Xuất thân trong một gia đình nhà nho hiếu học, yêu nước, từ thời thơ ấu, Hồng Quang đã bộc lộ tư chất gì?

  7. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TIỂU SỬ CỦA LIỆT SĨ HỒNG QUANG: Tóm tắt tiểu sử của liệt sĩ Hồng Quang: Ngay từ thời thơ ấu Hồng Quang đã sớm bộc lộ tư chất thông minh hiếu học và cũng sớm hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân,căm thù giặc Pháp xâm lược cùng bè lũ tay sai. Nuôi chí lớn cứu nước ,cứu nhà.

  8. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TIỂU SỬ CỦA LIỆT SĨ HỒNG QUANG: Tóm tắt tiểu sử của liệt sĩ Hồng Quang: Bằng nỗ lực của bản thân, Hồng Quang đã đạt được thành tích gì trong học tập?

  9. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ TIỂU SỬ CỦA LIỆT SĨ HỒNG QUANG: Tóm tắt tiểu sử của liệt sĩ Hồng Quang: Bằng nỗ lực phi thường của bản thân năm 18 tuổi Hồng Quang đã thi đỗ loại xuất sắc Đại học Luật Hà Nội.

  10. HOẠT ĐỘNG 2: HỒNG QUANG VỚI NHỮNG NĂM THÁNG HỌC TẬP VÀ THAM GIA CÁCH MẠNG. Được Đảng giác ngộ dìu dắt, anh đã nhận thức rõ được mục đích, lí tưởng thanh niên, anh đã đem hết cả tuổi trẻ để hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Hà Nội. Thời gian nào anh cùng với 20 thanh niên có trình độ học vấn khá, được dự một lớp huấn luyện về lí luận Chủ Nghĩa Mác Lê – nin? Đầu năm 1938, anh cùng với gần 20 thanh niên có trình độ học vấn khá, được dự một lớp huấn luyện về lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin do Trung ương mở. Ngày 5 - 5- 1938, anh được dự Hội Nghị toàn quốc của Đoàn Thanh niên dân chủ tổ chức tại số nhà 28 phố Hai Bà Trưng (Hà Nội).

  11. HOẠT ĐỘNG 2: HỒNG QUANG VỚI NHỮNG NĂM THÁNG HỌC TẬP VÀ THAM GIA CÁCH MẠNG. Sau khi ra tù tại trại giam Hoả Lò, anh đã làm gì? Anh hoạt động bí mật tại Phú Thọ và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

  12. HOẠT ĐỘNG 3: HỒNG QUANG NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN, KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT. Sau khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Anh được xứ uỷ điều về làm cán bộ tuyên huấn của Liên tỉnh B( gồm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh). Mùa hè năm 1941 Hồng Quang bị địch bắt tại Hưng Yên. Chúng đưa anh về nhà tù Hải Dương. Trong những ngày hỏi cung tại Nhà tù Hải Dương chúng đã tra tấn anh như thế nào? Chúng dùng gậy tre đực vụt ngang người từ chân đến đầu, rồi chúng tra tấn theo kiểu tàu ngầm (dìm anh vào bể nước), chúng Buộc hai chân của anh rồi kéo ngược chân lên trần nhà treo hàng tiếng đồng hồ, lần nào tra tấn anh cũng bị ngất lịm đi, chúng lại dội nước vào mặt anh cho anh tỉnh lại rồi tra tấn tiếp. Chúng đánh gãy cả chân lẫn tay, hai mắt sưng to không nhìn thấy gì

  13. HOẠT ĐỘNG 3: HỒNG QUANG NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN, KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng anh đã làm gì để giữ khí tiết Cách Mạng? Mặc dù bị tra tấn giã man rồi dụ dỗ khai báo nhưng anh đã tuyệt thực để phản đối. Anh đã vẽ lên tường xà lim một lá cờ búa liềm, thể hiện niềm tin tất thắng vào sự nghiệp Cách Mạng. Những lúc tỉnh táo, anh còn làm thơ để vạch mặt kẻ thù và Động viên Nhân dân lao khổ đứng lên làm Cách mạng, đánh đổ Pháp,Nhật. Hai bài thơ được viết trong Nhà tù Hải Dương, đó là: “Con muỗi” và bài “Ru con”.

  14. HOẠT ĐỘNG 3: HỒNG QUANG NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN, KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT. Sau 40 ngày đêm bị tra tấn đầy đoạ, Hồng Quang trút hơi thở cuối cùng vào ngày tháng năm nào? Khi đó anh bao nhiêu tuổi? Sau 40 ngày đêm bị tra tấn đầy đoạ, Hồng Quang trút hơi thở cuối cùng vào ngày 06/7/1941 khi anh mới 23 tuổi

  15. Ghi nhớ: Hồng Quang tên thật là Nguyễn Văn Trạch, sinh năm 1918, tại làng Đặng Giang, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) trong một gia đình nghèo, yêu nước. Ông là một trí thức được giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào Mặt trận Bình dân (1936-1939). Năm 1940, Hồng Quang được kết nạp vào Đảng. Cuối tháng 5-1941, ông được bổ sung vào Ban Cán sự tỉnh Hưng Yên, nhưng trên đường về cơ sở chẳng may sa vào tay giặc. Tại nhà lao Hải Dương, Hồng Quang bị tra tấn vô cùng dã man, nhưng ông đã nêu cao khí tiết cách mạng, giữ trọn lòng trung với Đảng, hiếu với dân, làm kẻ thù phải run sợ. Ông đã hy sinh ngày 6-7-1941, khi mới 23 tuổi.

  16. MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHỚ CÔNG LAO LiỆT SĨ HỒNG QUANG Sau ngày Kháng chiến chống Pháp thắng lợi.Tỉnh uỷ Hải Dương đã xây dựng một mộ đài trang trọng, đưa hài cốt liệt sĩ Hồng Quang về nghỉ tại đó. Ông: Lê Viết Trạch và ông Lê viết Thắng là hai người con quê hương viếng mộ Liệt sĩ Hồng Quang

  17. MỘT SỐ HÌNH Ảnh GHI NHỚ CÔNG LAO LiỆT SĨ HỒNG QUANG Một Đại lộ lớn nhất của Thành phố Hải Dương được mang tên: Đường HỒNG QUANG Đường Hồng Quang ở thành phố Hải Dương

  18. MỘT SỐ HÌNH Ảnh GHI NHỚ CÔNG LAO LiỆT SĨ HỒNG QUANG Trường Trung học Phổ thông đầu tiên của thành phố Hải Dương được thành lập tháng 9 – 1956, đã được mang tên HỒNG QUANG. Tại ngôi trưòng này đồng chí: Phạm Thế Duyệt nguyên uỷ viên thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị là lớp học trò khoá đầu tiên của ngôi trường này. (Toàn cảnh Trường THPT Hồng Quang ở thành phố Hải Dương).

  19. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Học sinh nhắc lại nội dung bài học: Hồng Quang tên thật là Nguyễn Văn Trạch, sinh năm 1918, tại làng Đặng Giang, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) trong một gia đình nghèo, yêu nước. Ông là một trí thức được giác ngộ cách mạng, tham gia phong trào Mặt trận Bình dân (1936-1939). Năm 1940, Hồng Quang được kết nạp vào Đảng. Cuối tháng 5-1941, ông được bổ sung vào Ban Cán sự tỉnh Hưng Yên, nhưng trên đường về cơ sở chẳng may sa vào tay giặc. Tại nhà lao Hải Dương, Hồng Quang bị tra tấn vô cùng dã man, nhưng ông đã nêu cao khí tiết cách mạng, giữ trọn lòng trung với Đảng, hiếu với dân, làm kẻ thù phải run sợ. Ông đã hy sinh ngày 6-7-1941, khi mới 23 tuổi. Về nhà học sinh sưu tầm một số tranh, ảnh và hoạt động của địa phương về Liệt sĩ Hồng Quang.

More Related