160 likes | 380 Views
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUANG TRUNG ĐÀ NẴNG. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 12. MÔN: LỊCH SỬ. NĂM HỌC: 2008 – 2009. GVTH: ĐỖ THỊ HƯƠNG. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 12. MÔN: LỊCH SỬ. NĂM HỌC: 2008 – 2009. THỜI GIAN: 60 Phút ( Không kể thời gian phát đề). ….…… ………. ĐỀ SỐ 1.
E N D
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUANG TRUNG ĐÀ NẴNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 12 MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2008 – 2009 GVTH: ĐỖ THỊ HƯƠNG
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 12 MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2008 – 2009 THỜI GIAN: 60 Phút ( Không kể thời gian phát đề) ….…………… ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (4 điểm) Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? Câu 2: (4 điểm) Lập bảng So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 1961 – 1965 và “Chiến tranh cục bộ” 1965 – 1968 của Mỹ ở miền Nam Việt Nam? Câu 3: (2điểm) Em hiểu chiến lược “chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam như thế nào?
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 12 MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2008 – 2009 THỜI GIAN: 60 Phút ( Không kể thời gian phát đề) ….…………… Câu 1: (4 điểm) Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ tiếp sau thắng lợi Ấp Bắc (1/1963). Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc? ĐỀ SỐ 2 Câu 2: (4 điểm) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? Câu 3: (2 điểm) Em hiểu chiến lược “chiến tranh cục bộ ”(1961-1965) mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam như thế nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN: LỊCH SỬ
ĐỀ 1 Câu 1: (4 điểm) Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? a/Hoàn cảnh: - Từ 1957, Diệm tăng cường chính sách “tố cộng”, “việt cộng”, với luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, lực lượng cách mạng miền Nam gặp nhiều tổn thất. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mĩ - Diệm càng gay gắt hơn bao giờ hết.... - Yêu cầu phải có biện pháp đấu tranh quyết liệt để vượt qua thử thách. - Tháng 1/1959, hội nghị TW lần thứ 15 đã quyết định: để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm. kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu trang chính trị.......
Câu 1: (4 điểm) Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? b/ Diễn biến: - Dưới sự soi sáng của nghị quyết 15, từ những cuộc khởi nghĩa ban đầu ở Bắc Ái, Trà Bồng đã bùng nổ. khắp miền Nam thành cao trào “Đồng Khởi”. - Ngày 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp huyện Mỏ Cày đã nổi dậy diệt ác ôn. phá đồn bốt địch, lập chính quyền cách mạng, cuộc khởi nghĩa lan ra huyện Mỏ Cày rồi cả tỉnh Bến Tre...... - Từ Bến Tre, phong trào “Đồng Khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ.. Tây Nguyên và một số nơi Trung Trung Bộ....
Câu 1: (4 điểm) Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? c/ Kết quả: - Đến cuối 1960, ở Nam Bộ cách mạng làm chủ 600 xã/1298 xã, trong đó có 116 xã giải phóng hoàn toàn Ở các tỉnh ven biển Trung bộ, có 904 thôn/ 3829 thôn đuợc giải phóng, ở Tây Nguyên có 3200 thôn/ 5721 thôn được giải phóng........ - Chính quyền cách mạng được thành lập ở những vùng giải phóng... d/ Ý nghĩa: - “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam,làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm..... - “Đồng khởi” đánh dấu bước nhảy vọt đầu tiên ở cách mạng miền Nam. từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công...... Từ trong khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.....
Câu 2: (4 điểm) Lập bảng So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 1961 – 1965 và “Chiến tranh cục bộ” 1965 – 1968 của Mỹ ở miền Nam Việt Nam? • a/ Giống nhau: • Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. thuộc chiến lược “phản ứng linh hoạt”..... • Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng và nhân dân ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ...... • - Đều do Mĩ trang bị và chỉ huy.
Câu 2: (4 điểm) Lập bảng So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 1961 – 1965 và “Chiến tranh cục bộ” 1965 – 1968 của Mỹ ở miền Nam Việt Nam? b/ Khác nhau: - “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân ngụy là chính, do Mĩ trang bị và chỉ huy. , thực chất là thực hiện âm mưu “ dùng người Việt đánh người Việt”... - “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân các nước thân Mĩ và quân ngụy. , trong đó quân Mĩ là chính... - “Chiến tranh đặc biệt” chỉ tiến hành ở miền Nam. - “Chiến tranh cục bộ” vừa tiến hành miền Nam vừa được hỗ trợ bởi chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. - Quy mô “Chiến tranh cục bộ” lớn hơn và ác liệt hơn.
Câu 3: (2điểm) Em hiểu chiến lược “chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam như thế nào? -CTĐB là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. -Được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai là chủ yếu, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào trang thiết bị và phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta ...
ĐỀ 2 Câu 1: (4 điểm) Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ tiếp sau thắng lợi Ấp Bắc (1/1963). Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc? • Thắng lợi: • -Trong Đông - Xuân (1964 – 1965), quân ta mở chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam Bộ, giành thắng lợi ở Bình Giã(2/12/1964)..... • -Tiếp đó quân ta giành thắng lợi ở An Lão(Bình Định), Ba Gia(Qngãi), Đồng Xoài(Bình Phước)..... • -Phong trào đấu tranh chính trị ở Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, nhất là phong trào Phật tử năm 1963 làm rung chuyển chính quyền Diệm.
ĐỀ 2 Câu 1: (4 điểm) Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ tiếp sau thắng lợi Ấp Bắc (1/1963). Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc? *Ý nghĩa: - Chiến thắng Ấp Bắc đập tan chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại “CTĐB”.... - Sau Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc diệt giặc lập công”
Câu 2: (4 điểm) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? • a/ Hoàn cảnh: • Bước vào mùa xuân 1968, so sánh lực lượng có lợi cho ta, đồng thời muốn lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong cuộc bầu cử tổng thống(1968). • Ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trên toàn miền Nam, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đánh sập nguy quân nguỵ quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán rút quân về nước...
Câu 2: (4 điểm) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? b/ Diễn biến: - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân, đã diễn ra qua 3 đợt Quân dân ta đồng loạt tấn công và nổi dậy trên khắp miền Nam, tấn công 37/44 thị xã, 5 trong 6 thành phố, hàng trăm thị trấn quận lỵ và hầu khắp các “ Ấp chiến lược” các vùng nông thôn... - Tại Sài Gòn, ta tấn công vào cơ quan đầu não của địch như tòa đại sứ Mĩ, dinh Độc Lập, ... - Trong đợt 1, chưa đầy 2 tháng, ta loại 147.000 tên địch, có 43.000 Mĩ, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh. - Trong đợt 2 và 3, ta gặp nhiều khó khăn, không đạt được mục tiêu đề ra.....
Câu 2: (4 điểm) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa? c/ Ý nghĩa: - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân có ý nghĩa hết sức to lớn, đây là bước nhảy vọt thứ 2 của cách mạng miền Nam, đã mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đánh bại cơ bản chiến lược “chiến tranh cục bộ” buộc chúng phải tuyên bố phi Mĩ hoá chiến tranh. - Chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và phải chấp nhận đàm phán với ta ở hiệp định PaRi
Câu 3: (2 điểm) Em hiểu chiến lược “chiến tranh cục bộ ”(1961-1965) mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam như thế nào? -CTCB Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ . -Được tiến hành bằng quân Mĩ, quân chư hầu và quân đội Sài Gòn, trong đó lực lượng chính là quân Mĩ. Lực lượng lúc cao nhất khoảng 1,5 triệu quân.( trong đó quân Mĩ hơn nữa triệu).