980 likes | 2.81k Views
CHƯƠNG XVII: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Khái quát về sự ra đời của Viện kiểm sát trong Lịch sử lập hiến Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân. Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi).
E N D
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Khái quát về sự ra đời của Viện kiểm sát trong Lịch sử lập hiến Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) • ”Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. • Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”.
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân • Thực hành quyền công tố • Kiểm sát các hoạt động tư pháp
Chức năng thực hành quyền công tố Thực hành quyền công tố là việc đưa vụ án ra toà với quyền truy tố và buộc tội đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các qui định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
Đặc điểm của hoạt động công tố: • Về mặt nội dung: Quyền công tố là quyền truy tố một người ra trước tòa án để buộc tội vì người đó đã thực hiện một tội phạm. • Quyền công tố chỉ do một cơ quan thực hiện đó là Viện kiểm sát. • Quyền công tố được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Về mặt nội dung là Bộ luật hình sự, về mặt thủ tục là Bộ luật tố tụng hình sự. • Quyền công tố được thực hiện qua các hoạt động tố tụng nhất định
Hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự • Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. • Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự... • Kiểm sát việc thi hành án • Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Đặc điểm của chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân • Kiểm sát là chức năng duy nhất, hoạt động chủ yếu, chuyên trách của Viện kiểm sát • Viện kiểm sát nhân dân chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp • Viện kiểm sát nhân dân chủ yếu chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, đã xác định nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật chứ không ra quyết định xử lý. • Là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án. • Mục đích của hoạt động kiểm sát….
VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm: • Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; • Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; • Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh; • Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau: Điều 3 • Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự • Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp; • Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; • Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự…. • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân; • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân: • Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố VAHS, khởi tố bị can; • Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra …… • Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV…; nếu hành vi của ĐTV có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; • Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT theo quy định…; • Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT; • Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân: • Đọc cáo trạng, quyết định của VKSND liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà; • Thực hiện việc luận tội… tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc…tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác …; • Phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
Công tác kiểm sát điều tra 1. Kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT; 2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; 3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật; 4. Yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu xử lý nghiêm minh ĐTV đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra; 5. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Công tác kiểm sát xét xử • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; • Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; • Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân: 1. Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; yêu cầu TAND hoặc tự mình xác minh … 2. Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật; 3. Tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án; 4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND; 5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; 6. Kiểm sát các bản án và quyết định của TAND; 7. Yêu cầu TAND áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; 8. Yêu cầu TAND cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án dân sự… để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân 1. Yêu cầu Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc THA… 2. Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc THA của cơ quan THA cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc THA; 3. Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích; 4. Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật; 5. Kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan THA cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc THA; yêu cầu đình chỉ việc THA, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc THA, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc THA; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự.
Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù Viện kiểm sát nhân dân 1. Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam; 2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam…; gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ; 3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam… 4. Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, … kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho VKSND 5. Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam…; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam…; 6. Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam…, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.
I. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân. • Thời kì trước Hiến pháp năm 1946 • Thời kì 1946 – 1960 • Thời kì 1960 - 1980 • Thời kì 1980 -1992 • Thời kì 1992 đến trước khi sửa đổi Hiến pháp 1992. • Thời kì sau khi sửa đổi Hiến pháp 1992 năm 2001
2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động • Nguyên tắc tập trung dân chủ • Nguyên tắc tập trung thống nhất
3.1. Hệ thống cơ quan kiểm sát : • Viện kiểm sát nhân dân tối cao; • Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; • Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; • Các Viện kiểm sát quân sự;
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO UBKS - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT QSTW UBKS - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH UBKS - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT QS CẤP QUÂN KHU UBKS - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ KHU VỰC VIỆN TRƯỞNG VIỆN TRƯỞNG Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát
3.2. Tổ chức của VKSNDTC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO UỶ BAN KIỂM SÁT VIỆN TRƯỞNG VKS QSTW CỤC VỤ VIỆN VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO …
UỶ BAN KIỂM SÁT VKSTC THÀNH PHẦN NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
THÀNH PHẦN UBKS VKSNDTC • Viện trưởng; • Các Phó Viện trưởng; • Một số Kiểm sát viên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nhiệm vụ quyền hạn của UBKS • Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của toàn ngành; • Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH; báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, UBTVQH và CTN; • Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; • Báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC trình UBTVQH về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC; kiến nghị của VKSNDTC về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ; những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng, những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát yêu cầu.
Nguyên tắc làm việc của UBKS • Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; • trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. • Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Viện trưởng Viện kiểm sát NDTC • Là người đứng đầu toàn ngành kiểm sát • Do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội, nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ Quốc hội • Chịu trách nhiệm trước Quốc hội • Nhiệm vụ quyền hạn: …
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng VKSND về mọi mặt; quyết định những vấn đề về công tác kiểm sát không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát; 2. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với ngành kiểm sát; 3. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của VKSND và VKSQS các cấp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành kiểm sát; 4. Quy định bộ máy làm việc của VKSND tối cao và trình UBTVQH phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của VKSND địa phương; quy định bộ máy làm việc của VKSQS sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình UBTVQH phê chuẩn; 5. Chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh khi thấy cần thiết cho việc áp dụng thống nhất pháp luật; 6. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình; 7. Tổ chức việc thống kê tội phạm; 8. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán TANDTC bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Tổ chức Viện kiểm sát cấp tỉnh • Uỷ ban kiểm sát (Viện trưởng, phó Viện trưởng, một số kiểm sát viên do VTVKSNDTC quyết định theo đề nghị của VTVKSND cấp tỉnh); • Viện trưởng, Phó viện trưởng, kiểm sát viên • Các phòng, Văn phòng
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBKS • a) Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; • b) Báo cáo tổng kết công tác với VKSNDTC; báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp; • c) Những vụ án hình sự, dân sự… quan trọng; • d) Những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Nguyên tắc làm việc • Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát biểu quyết tán thành; • Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. • Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Về kiểm sát viên và Điều tra viên • 1. Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. • 2. Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm. • 3. Nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, Điều tra viên là năm năm.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có: • 1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; • 2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh • 3. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện • 4. Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự các cấp bao gồm Kiểm sát viên VKSQS TW đồng thời là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên VKSQS cấp quân khu bao gồm Kiểm sát viên VKSQS quân khu và tương đương; Kiểm sát viên VKSQS khu vực.
Tiêu chuẩn của kiểm sát viên Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên. (Điều 2 Pháp lệnh)
Tiêu chuẩn của kiểm sát viên Công dân Việt Nam Có phẩm chất, chính trị, đạo đức tốt… Có trình độ cử nhân luật Được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát Có thời gian công tác thực tiễn Có sức khoẻ đảm bảo… Có năng lực thực hiện công tác…
Yêu cầu về kinh nghiệm công tác pháp lý đối với Kiểm sát viên (CÓ QUY ĐỊNH NGOẠI LỆ)