920 likes | 1.22k Views
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ Cục Nhập khẩu Quy trình áp thuế chống phá giá của Hoa Kỳ. Maria D’Andrea Meredith Rutherford Natasha Robinson Gary Taverman 26-29 tháng 3/2007 Thành phố HCM, Hà nội, Việt nam. Ph á giá là gì ?.
E N D
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ Cục Nhập khẩu Quy trình áp thuế chống phá giá của Hoa Kỳ Maria D’Andrea Meredith Rutherford Natasha Robinson Gary Taverman 26-29 tháng 3/2007 Thành phố HCM, Hà nội, Việt nam
Phá giá là gì? • “Bán phá giá” xảy ra khi một nhà sản xuất nước ngoài bán sản phẩm thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó tại thị trường của nước nhập khẩu. • Giá trị thông thường có thể là giá bán tại thị trường nội địa, thị trường của một nước thứ ba, giá trị cấu thành hay các yếu tố sản xuất trong trường hợp quốc gia xuất khẩu là một nước có nền kinh tế phi thị trường.
Đơn kiện và khởi xướng điều tra Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) Điều tra chống bán phá giá Khung thời gian Sự tham gia Thu thập thông tin Phương pháp luận Quyết định Thu thuế chống bán phá giá Lệnh áp thuế chống phá giá Rà soát hành chính Tổng quan
Đơn kiện • Bộ TM và ITC đồng thời nhận đơn kiện của ngành sản xuất trong nước Hoa Kỳ đang chịu thiệt hại. • Thông thường các cuộc điều tra chống bán phá giá được khởi xướng sau khi có đơn kiện của ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại. Tuy nhiên Bộ TM cũng có thể tự khởi xướng điều tra. • Theo luật của Mỹ điều tra chống bán phá giá sẽ được khởi xướng khi Bộ TM ra quyết định tiến hành điều tra chính thức dựa trên những thông tin sẵn có.
Yêu cầu đối với đơn kiện • Thủ tục điều tra chống bán phá giá • Những thủ tục cơ bản được qui định trong Đạo luật về Thuế quan sửa đổi năm 1930 (sau đây được gọi là “Đạo luật”) theo Luật các Hiệp định của Vòng Đàm phán Uruguay. • Nộp đơn kiện • Yêu cầu về nộp đơn kiện chống bán phá giá được liệt kê tại mục 732(b) của Đạo luật, và tại • Mục 351.202(a-c) trong qui định của Bộ TM.
Phạm vi Sản phẩm tương tự Sự hỗ trợ của ngành Cáo buộc phá giá Thiệt hại thực tế Yêu cầu đối với đơn kiện
Yêu cầu đối với đơn kiện: Phạm vi • Khi nộp đơn, bên khiếu kiện cần mô tả chi tiết loại hàng hoá yêu cầu điều tra bao gồm: • Các đặc điểm kỹ thuật và mục đích sử dụng của hàng hoá • Số phân loại hạng mục thuế quan hiện hành tại Mỹ (số HTS)
Yêu cầu đối với đơn kiện: Phạm vi • Đánh giá của Bộ TM về phạm vi của vụ kiện: • Nếu trước khi nộp đơn bên khiếu kiện có yêu cầu Bộ TM tư vấn về việc nộp đơn kiện thì Bộ TM phải đảm bảo rằng phạm vi của đơn kiện là sự phản ánh chính xác về loại sản phẩm đang chịu thiệt hại. • Các bên liên quan có thể đưa ra bình luận về phạm vi của vụ kiện trong thời hạn 20 ngày sau khi việc khởi xướng vụ kiện được thông báo trên Công báo của Liên bang.
Yêu cầu đối với đơn kiện: Sản phẩm tương tự • Bên khiếu kiện phải miêu tả rõ ràng sản phẩm tương tự của thị trường trong nước, tức là sản phẩm bán tại thị trường Mỹ có những đặc điểm giống nhất với sản phẩm được nhập khẩu đang bị điều tra. • Bộ TM sẽ quyết định về sản phẩm tương tự cho mục đích tiến hành điều tra, ITC cũng sẽ có quyết định riêng của mình về sản phẩm tương tự.
Yêu cầu đối với đơn kiện: Cáo buộc về bán phá giá • Cáo buộc về mức doanh số bán trong điều kiện thương mại không công bằng (phá giá) là lý do của mọi đơn kiện. Cáo buộc về bán phá giá cần cung cấp đủ các thông tin và dữ kiện cần thiết: • Việc tính toán giá cả hàng hoá bán ra tại thị trường Mỹ nội địa và • Giá trị thông thường của sản phẩm tương tự được nhập khẩu từ nước ngoài
Ví dụ về cách tính biên độ phá giá Giá bán tại thị trường Mỹ Giá trị thông thường So sánh giá bán tại thị trường Mỹ với giá trị thông thường Giá trị thông thường $136.00 Giá bán tại thị trường Mỹ $90.00 Mức chênh lệch bán phá giá $46.00 Mức chênh lệch bán phá giá trên giá bán tại thị trường Mỹ $46.00 / $90.00=51.11% Biên độ phá gía =
Yêu cầu đối với đơn kiện: Thiệt hại thực tế • Theo định nghĩa trong Đạo luật “thiệt hại thực tế” là sự thiệt hại mang tính hậu quả, thực tế hoặc quan trọng. • ITC chịu trách nhiệm xác định xem có phải ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại thực tế hay bị đe doạ chịu thiệt hại thực tế do tác động của loại hàng hoá nhập khẩu đang bị cáo buộc bán phá giá hay không.
Yêu cầu đối với đơn kiện: Thiệt hại • Bộ TM sẽ kiểm tra xem liệu đơn kiện có cung cấp đủ bằng chứng về thiệt hại thực tế hay đe doạ gây thiệt hại thực tế hay không. • Để đánh giá tính chính xác và đầy đủ của chứng cứ liên quan đến thiệt hại thực tế và cáo buộc về mối quan hệ nhân quả, Bộ TM sẽ so sánh các chứng cứ trong đơn kiện với những thông tin sẵn có hợp lý.
Yêu cầu đối với đơn kiện : Thiệt hại • Đánh giá về cáo buộc thiệt hại của Bộ TM • Giá bán tại thị trường trong nước giảm • Khối lượng sản xuất giảm • Khả năng khai thác công suất giảm • Thị phần và doanh thu giảm • Doanh thu mất di do hàng nhập khẩu • Khả năng lợi nhuận giảm • Số lượng công ăn việc làm giảm • Phá sản
Các thủ tục khởi xướng điều tra • Tự khởi xướng điều tra • Bộ TM có quyền tự khởi xướng điều tra chống phá giá theo luật của Mỹ. • Mục 732(a) (1) của Đạo luật – “Một cuộc điều tra chống phá giá sẽ được khởi xướng khi cơ quan quản lý dựa trên thông tin sẵn có quyết định điều tra xem có nên áp thuế chống phá giá theo mục 731 hay không.” • Thoả thuận về việc thực thi Điều VI của Hiệp định Chung về Thuế quan và Mậu dịch năm 1994, Điều 5.6“Trong trường hợp đặc biệt nếu các cơ quan chức năng liên quan quyết định khởi xướng điều tra mà không nhận được yêu cầu bằng văn bản của hoặc đại diện của ngành sản xuất trong nước về việc khởi xướng điều tra thì các cơ quan chức năng này phải thu thập đủ chứng cứ về phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được ghi trong đoạn 2 để giải thích cho việc khởi xướng điều tra của mình.”
Các thủ tục khởi xướng điều tra • Tự khởi xướng điều tra • Bộ TM đã hiểu điều khoản về “trong trường hợp đặc biệt” theo nghĩa hẹp và do đó trong vòng 20 năm qua Bộ TM mới chỉ tự khởi xướng điều tra có 3 vụ sau đây: • Vụ kiện thép nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào các năm 1979-1982:Một số loại thép sợi nhập từ Nhật Bản (2/7/1981); Thép tấm nhập từ Canada (24/11/1981); và một số loại thép sợi nhập từ Hàn Quốc (4/4/1979) và 2/7/1981) • Các thiết bị bán dẫn nhập từ Nhật Bản vào năm 1985 • Gỗ xốp nhập từ Canada vào năm 1991
Các thủ tục khởi xướng điều tra • Luật của Mỹ qui định rằng cần đáp ứng một số điều kiện pháp lý trước khi khởi xướng điều tra chống phá giá. Những qui định này được áp dụng cho cả trường hợp tự khởi xướng điều tra và điều tra theo đơn kiện: • Cần có chứng cớ về phá giá; và • Cần có chứng cớ chứng minh rằng ngành sản xuất trong nước của Mỹ hoặc là 1) đang chịu thiệt hại thực tế, 2) bị đe doạ chịu thiệt hại thực tế, hoặc 3) ngành sản xuất trong nước của Mỹ đang bị chậm trễ do hàng nhập khẩu.
Các thủ tục khởi xướng điều tra • Vai trò của Bộ TM • Bộ TM có toàn quyền khởi xướng hoặc không khởi xướng điều tra. • Sau khi nhận đơn kiện, Bộ TM có 20 ngày để đánh giá đơn kiện và quyết định có nên khởi xướng điều tra hay không. • Trong bản đánh giá đơn kiện, Bộ TM phân tích phạm vi điều tra, sản phẩm tương tự trong nước, sự hỗ trợ của ngành, cáo buộc về bán phá giá và thiệt hại/mối quan hệ nhân quả.
Các thủ tục khởi xướng điều tra • Thông báo Đăng ký Liên bang • Nếu Bộ TM quyết định rằng đơn kiện đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết thì Bộ TM sẽ đăng Thông báo Khởi xướng Điều tra trên Công báo của Liên Bang. • Danh mục kiểm tra trước khi khởi xướng điều tra • Danh mục kiểm tra sẽ được đệ trình trong hồ sơ thủ tục điều tra để cung cấp thêm các thông tin chi tiết. • Danh mục kiểm tra có thể giúp xác định thông tin trong đơn kiện.
Vai trò của Bộ TM so với ITC • Bộ TM và ITC ra quyết định độc lập riêng. • Bộ TM quyết định có phá giá xảy ra không và xảy ra ở mức độ nào. • ITC quyết định liệu ngành sản xuất trong nước mà đang cạnh tranh với sản phẩm bị cáo buộc bán phá giá có bị thiệt hại thực tế hoặc bị đe dọa gây thiệt hại thực tế hay không.
ITC là gì? • ITC là một cơ quan phi đảng phái, giống như một cơ quan tư pháp của Liên bang được Quốc hội Mỹ thành lập năm 1916 • Đứng đầu ITC là sáu uỷ viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng nghị viện Mỹ thông qua. Theo qui định, nhiều nhất là 3 uỷ viên được phép thuộc cùng một đảng phái chính trị; hiện nay ITC có 3 uỷ viên thuộc Đảng Dân chủ và 3 uỷ viên thuộc Đảng Cộng hoà. • ITC có trách nhiệm điều tra trong các vấn đề thương mại, thêm vào đó là điều tra thiệt hại trong các vụ kiện chống phá giá, bằng sáng chế, nhãn hiệu và vi phạm bản quyền của hàng nhập khẩu, cập nhật cho Lộ trình Thuế quan Hài hoà của Mỹ và một số nhiệm vụ khác.
Kết luận của ITC • Thiệt hại thực tế- Theo mục 771 (7) của Đạo luật - là thiệt hại mang tính chất hậu quả, thực tế hoặc quan trọng” • Đe doạ thiệt hại-Mục 771(7)(F)(i)-(ii) của Đạo luật – “Trong việc xác định xem liệu ngành sản xuất trong nước của Mỹ có bị đe doạ thiệt hại thực tế do hàng nhập khẩu (hoặc việc bán hàng nhập khẩu) đang bị điều tra hay không, Uỷ ban sẽ xem xét ... các yếu tố được đề cập đến trong khoản (i) trong việc quyết định ... liệu có thiệt hại thực tế xảy ra do hàng nhập khẩu hay không trừ khi có lệnh điều tra ...” • Chậm trễ thực tế- Mặc dù một số bên khiếu kiện nào đó có thể cáo buộc rằng ngành sản xuất trong nước của Mỹ “bị cản trở sự hình thành, phát triển” do hàng nhập khẩu; nhưng luật thì lại không đưa ra định nghĩa về “gây cản trở thực tế”, tuy nhiên ITC sẽ kiểm tra xem ngành sản suất trong nước cho loại hàng hóa bị điều tra đã được thành lập hay chưa, nếu chưa thì họ có gặp cản trở hay khó khăn thông thường gì trong việc thiết lập hay không hay hàng nhập khẩu bị điều tra có gây chậm trễ thực tế trong việc thiết lập ngành sản xuất trong nước hay không (trích từ Luật Chống Phá giá và Luật Chống trợ cấp của ITC - Mục II, điều 32)
Quyết định của ITC • Quyết định sơ bộ • Quyết định sơ bộ được ra trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp đơn kiện hoặc trong vòng 25 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ kiện chống bán phá giá. • Sáu giai đoạn: (1) tổ chức điều tra và lên lịch trình cho giai đoạn điều tra sơ bộ, (2) gửi bảng câu hỏi, (3) tổ chức cuộc họp và tóm tắt thông tin với nhân viên, (4) gửi báo cáo và thông báo cho nhân viên, (5) tóm tắt thông tin và bỏ phiếu, và (6) quyết định và quan điểm của Uỷ ban. • Quyết định cuối cùng • Trong điều kiện thông thường quyết định cuối cùng sẽ được ra trong vòng 280 ngày sau ngày nộp đơn kiện chống phá giá. • Tám giai đoạn: (1) lên lịch trình cho giai đoạn điều tra cuối cùng, (2) gửi bảng câu hỏi, (3) báo cáo gửi cho nhân viên trước khi tổ chức điều trần, (4) điều trần và tóm tắt, (5) báo cáo và thông báo cuối cùng gửi cho nhân viên, (6) đóng hồ sơ và cho các bên đưa ra nhận xét cuối cùng, (7) tóm tắt và bỏ phiếu, và (8) Ủy ban ra quyết định và xác định quan điểm. Xem trang http://www.usitc.gov/trade_remedy/731_ad_701_cvd/handbook.pdf để biết thêm thông tin chi tiết.
Ai có thể tham gia vào qúa trình điều tra chống bán phá giá? • “Các bên liên quan” muốn tham gia vào quá trình điều tra bao gồm: • nhà sản xuất nước ngoài hoặc nhà xuất khẩu, hoặc nhà nhập khẩu Mỹ của loại hàng hoá đang bị điều tra hoặc một hiệp hội ngành hàng mà đa số các thành viên là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu của loại hàng hoá đó. • chính phủ của một quốc gia mà trong đó hàng hoá được sản xuất hay từ đó hàng hoá được xuất khẩu. • nhà sản xuất hoặc nhà phân phối sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của Mỹ.
Ai có thể tham gia vào quá trình điều tra chống bán phá giá? • Các bên liên quan (tiếp) • Một liên đoàn lao động được chứng nhận hoặc được công nhận đại diện cho ngành sản xuất trong nước tham gia vào quá trình sản xuất hoặc phân phối loại hàng hoá tương tự tại Mỹ • Một hiệp hội ngành hàng mà đa số các thành viên sản xuất hay phân phối loại hàng hoá tương tự tại thị trường nội địa.
Nhận xét của người tiêu dùng và người sử dụng trong ngành • Luật của Mỹ tạo điều kiện cho người tiêu dùng và người sử dụng trong ngành cung cấp thông tin phù hợp về việc bán phá giá và thiệt hại.
Ai có thể tiếp cận thông tin trong hồ sơ? • Thông tin dành cho công chúng có thể được xem trong các bộ hồ sơ dành cho công chúng tại Bộ TM (Phòng B-099). • Thông tin về Kinh doanh của Hãng chỉ có thể được tiếp cận theo các điều khoản của Lệnh Bảo vệ Hành chính (APO). Xem điều 19 C.F.R 351.305 (b)(2). Chỉ có đại diện pháp lý của một bên liên quan thì mới không phải tuân theo APO trong việc tiếp cận các thông tin kinh doanh của thân chủ mình.
Quyết định điều tra cuối cùng của ITC Quyết định điều tra sơ bộ của Bộ TM Quyết định điều tra cuối cùng của Bộ TM Thời gian của các bước điều tra chống phá giá Quyết định điều tra sơ bộ của ITC 20 Days from Petition* 140 Days from * Nộp đơn kiện Khởi xướng điều tra 45 ngày kể từ ngày nộp đơn kiện 20 ngày kể từ ngày nộp đơn kiện * 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra* 75ngày kể từ ngày điều tra sơ bộ của Bộ TM * 45 ngàykể từ ngày điều tra cuối cùng của Bộ TM * Có thể được gia hạn trong hoàn cảnh đặc biệt
Thời gian của các bước điều tra của DOC trong các cuộc điều tra chống bán phá giá Bộ Thương mại tiến hành điều tra • Ban hành Bản câu hỏi • Thời hạn trả lời Bản câu hỏi • Ban hành Bản câu hỏi bổ sung • Thời hạn trả lời bản câu hỏi bổ sung Quyết định cuối cùng của DOC Quyết định cuối cùng của ITC Quyết định sơ bộ của ITC Quyết định sơ bộ của DOC • Phân tích đơn kiện • Đư ra thông báo tiến hành điều tra • Công bố thông báo trên Công báo liên bang • Công bố • Đính chính lỗi về mặt phương pháp • Ngừng việc giao dịch (tiếp tục hoặc dỡ bỏ) • Lệnh áp thuế AD (Nếu có phá giá và thiệt hại) • Ngừng giao dịch (tiếp tục nếu có thiệt hại) • Công bố Thông báo trên Công báo Liên bang • Công bố • Đính chính thông tin sai lệch về mặt phương pháp • Ngừng việc giao dịch (nếu co phá giá) • Thẩm tra & Báo cáo của DOC • Vụ việc & báo cáo phản biện • Điều trần
Điều tra • Khi ITC chuẩn bị đưa ra quyết định sơ bộ của mình về vấn đề thiệt hại, DOC chuẩn bị bản câu hỏi để gửi cho các bị đơn bắt buộc.
Các bị đơn bắt buộc • Khi không thể kiểm tra mỗi nhà sản xuất hoặc xuất khẩu, DOC hạn chế việc kiểm tra đối với: • Mẫu các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ngẫu nhiên có giá trị về mặt số liệu hoặc • các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu chiếm khối lượng lớn đối với mặt hàng bị điều tra có thể bị kiểm tra một cách hợp lý.
Các bị đơn tự nguyện • Khi DOC không thể kiểm tra tất cả các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu, các công ty không được lựa chọn có thể yêu cầu để được là các bị đơn tự nguyện. • DOC quyết định liệu có kiểm tra một bị đơn tự nguyện trên cơ sở từng bị đơn.
Giai đoạn điều tra-Chống bán phá giá • 4 quý tài chính đã hoàn thiện gần đây nhất (hoặc, một cuộc điều tra liên quan đến mặt hàng được nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường, hai quý tài chính đã hoàn thiện gần đây nhất) kể từ tháng trước tháng mà đơn kiện được nộp. • Ví dụ: Đơn kiện được nộp vào 6/12/2006 Giai đoạn điều tra đối với nước có nền kinh tế thị trường = 1/10/2005 đến 30/9/2006 Giai đoạn điều tra đối với nước có nền kinh tế phi thị trường = 1/4/2006 đến 30/9/2006
So sánh nền kinh tế thị trườngvà kinh tế phi thị trường • Luật chống phá giá của Hoa Kỳ áp dụng khác biệt đối với các nước được xem là có nền kinh tế phi thị trường (NME) với những nước có nền kinh tế thị trường (ME) • Giá cả và chi phí ở nước NMEs được cho là nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ ngoài việc phụ thuộc vào các nguyên tắc thị trường.
So sánh công bằng - ME • Tính toán phá giá là sự so sánh mức giá mà hàng hóa bị điều tra được bán ở thị trường Hoa Kỳ - giá của Hoa Kỳ – với hoặc “giá trị thông thường” của việc bán hàng hóa giống hoặc tương tự trong thị trường so sánh hoặc “giá trị cấu thành” dựa trên chi phí sản xuất của hàng hóa đó cộng với lợi nhuận.
So sánh công bằng- NME • Tính toán phá giá là sự so sánh mức giá mà hàng hoá bị điều tra được bán ở thị trường Hoa Kỳ -mức giá ở Hoa Kỳ -- với “giá trị thông thường” được dựa trên các yếu tố sản xuất (FOP) và giá trị thay thế
Kinh tế thị trường Mục A: Thông tin chung Mục B: Doanh số bán ở thị trường so sánh Mục C: Doanh số bán ở thị trường Hoa Kỳ Mục D: Chi phí sản xuát và giá trị cấu thành Mục E: Sản xuất thêm ở Hoa Kỳ Phụ lục: e.g., Phạm vi Câu trúc bản câu hỏi- ME
Nền kinh tế phi thị trường Áp dụng tỷ lệ riêng rẽ/xác nhận Mục A: Thông tin chung Mục B: Không áp dụng Mục C: Doanh số bán ở Hoa Kỳ Mục D: Các yếu tố của dữ liệu sản xuất Mục E: Sản xuất thêm ở Hoa Kỳ Phụ lục: (e.g., phạm vi) Câu trúc bản câu hỏi- NME
Thế nào là nền kinh tế phi thị trường? • Mục 771 (18) (A) của Luật này- “Khái niệm “nước có nền kinh tế phi thị trường” có nghĩa là bất cứ quốc giá nước ngoài nào mà các cơ quan quản lý quyết định không hoạt động theo trên các nguyên tắc thị trường về chi phí và cơ cấu định giá, do đó việc bán hàng hóa ở nước đó không phản ánh giá trị công bằng của hàng hóa đó”. • Mục 771 (18) (C) (i) của Luật này- “Bất cứ quyết định nào rằng một quốc gia nước ngoài là một nước có nền kinh tế phi thị trường sẽ vẫn còn hiêu lực cho tới khi được cơ quan quản lý bãi bỏ”
Áp dụng mức thuế riêng biệt • DOC áp dụng mức thuế riêng biệt trong điều kiện NME chỉ khi bên nộp đơn kiện có thể chỉ ra rằng không có sự kiểm soát của Chính phủ cả về mặt pháp luật và thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu của mình phù hợp với các tiêu chí thử nghiệm về mức thuế riêng biệt. DOC tập trung vào các hoạt động của nhà xuất khẩu hơn là các nhà sản xuất mặt hàng bị kiện.
Áp dụng mức thuế riêng biệt • Bằng chứng hỗ trợ cho việc không có sự kiểm soát của Chính phủ theo pháp luât 1) không có quy định hạn chế trong giấy phép xuất khẩu và đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp; 2) bất cứ việc ban hành các quy định pháp luật phân quyền kiểm soát các công ty; và 3) bất cứ biện pháp chính thức nào do chính phủ địa phương hoặc trung ương phân quyền kiểm soát các công ty.
Áp dụng tỷ lệ riêng rẽ • Bằng chứng về việc không có sự kiểm soát của Chính phủ trên thực tế - 1) liệu mỗi nhà xuất khẩu định giá xuất khẩu của mình độc lập với các Chính phủ và không có sự phê duyệt của một cơ quan chính phủ; 2)liệu mỗi nhà xuất khẩu duy trì quá trình bán hàng của mình và đưa ra các quyết định độc lập liên quan đến việc phân chia lợi nhuận hoặc bù đắp các khoản lỗ 3) liệu mỗi nhà xuất khẩu có thẩm quyền đàm phán và ký kết các hợp đồng và các thỏa thuận khác hay không; và 4) liệu mỗi nhà xuất khẩu có quyền tự chủ với Chính phủ liên quan đến việc lựa chọn quản lý hay không.
Lựa chọn nước thay thế • Mục 773(c)(4) của Đạo luật Thuế quan 1930, đã được sửa đổi, (“Đạo luật này”), DOC phải đánh giá các yếu tố sản xuất sử dụng “....ở mức độ có thể, giá cả hoặc chi phí của các yếu tố sản xuất trong một hoặc nhiều hơn một nứoc có nền kinh tế thị trường có mức độ phát triển kinh tế có thế so sánh được với nước có nền kinh tế phi thị trường đó, và (b) các nhà sản xuất đáng kể mặt hàng có thể so sánh được”. Vấn đề này được thảo luận kỹ hơn trong Bản tin về Chính sách của DOC số 04.1, ngày 1/3/2004. • Cá Fillets đông lạnh – DOC nhận thấy rằng Bangladesh là một nước sản xuất đáng kể mặt hàng có thể so sánh được, có mức độ phát triển kinh tế tương tự, và có sẵn các dữ liệu đáng tin cậy và được công bố công khai. Trong một số trường hợp nhất định, khi các dữ liệu của Bangladesh không sẵn có, DOC đã sử dụng dữ liệu từ các nguồn Ấn Độ và Indonesia. • Vụ tôm nước ấm đông lạnh – DOC nhận thấy rằng Bangladesh là một nước sản xuất đáng kể mặt hàng có thể so sánh được, là ở một cấp độ phát triển kinh tế tương tự và các thông tin sẵn có và đáng tin cậy.
Các yếu tố sản xuất và thông tin về giá trị thay thế • Sau khi lựa chọn một nước thay thế, DOC sẽ lựa chọn thông tin về các yếu tố sản xuất từ các bị đơn, và sẽ chấp nhận các thông tin liên quan đến các giá trị thay thế từ các nguồn sau: • Các dữ liệu thương mại sẵn có và các ấn phẩm • Các báo cáo tài chính của nhà sản xuất của mặt hàng bị kiện ở nước thay thế
Tính toán chi phí nguyên liệu thô ở nước có nền kinh tế phi thị trường: ví dụ được đơn giản hóa Áo sợi
Tính toán giá trị thông thường trong cuộc điều tra đối với một nước có nền kinh tế phi thị trường Các chi phí được tính toán sử dụng các giá trị thay thế các chi phí nguyên liệu thô=$8.60 Cộng với các chi phí nhân công được tính toán sử dụng mức lương theo giờ được công bố trên Internet Các chi phí nhân công=$0.75 Cộng với các chi phí năng lượng thay thế Chí phí năng lượng=$1.50 Cộng với tổng chi phí cho nhà máy thay thế Tổng =$1.50 Cộng các chi phí bán hàng chi phí chung và chi phí quản lý (SG&A) thay thế Các chi phí SG&A =$2.15 Cộng với các chi phí thay thế lợi nhuận Chi phí lợi nhuận=$0.75 Cộng chi phí đóng gói Chi phí đóng gói=$0.75 Tương ứng giá trị thông thường Gia trị thông thường=$16.00 Lưu ý: chỉ dùng là thông tin chung. Khi giải thích và áp dụng luật, hãy dẫn chiếu đến Luật Thuế 1930, đã được sửa đổi (19 U.S.C. 1671-1671h, 1673-1673h) và các quy định liên quan trong mục 19 của Bộ luật các Quy đinh Liên bang
“Giá khởi điểm”/đơn vị ở thị trường Hoa Kỳ Giá tổng=$14.60 Mẫu tính toán giá cả ở Hoa Kỳ đối với NME Chiết khấu=$0.50 Chiết khấu ít hơn Chiết khấu về sau=$0.50 Chiết khấu về sau ít hơn Di chuyển=$0.40 Chi phí di chuyển ít hơn Điều chỉnh giá ở Hoa Kỳ Bảo hiểm=$0.40 Chi phí bảo hiểm tại Hoa Kỳ ít hơn Giá ở Hoa Kỳ=$12.00 Môi giới=$0.15 Chi phí môi giới ít hơn Môi giới=$0.15 Chi phí môi giới nội địa nước ngoài ít hơn Di chuyển=$0.25 Chi phí di chuyển nội địa nước ngoài ít hơn Bảo hiểm=$0.25 Chi phí bảo hiểm nội địa nước ngoài ít hơn Lưu ý: chỉ dùng là thông tin chung. Khi giải thích và áp dụng luật, hãy dẫn chiếu đến Luật Thuế 1930, đã được sửa đổi (19 U.S.C. 1671-1671h, 1673-1673h) và các quy định liên quan trong mục 19 của Bộ luật các Quy đinh Liên bang