1 / 17

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG Q UỐC GIA Số : /BC - TTKN. Hà Nội , ngày tháng 12 năm 2011. BÁO CÁO THAM LUẬN Làm thế nào để khuyến khích và kiểm soát

amory
Download Presentation

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độclập - Tự do - Hạnhphúc BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA Số: /BC - TTKN HàNội, ngàytháng 12 năm 2011 BÁO CÁO THAM LUẬN Làmthếnàođểkhuyếnkhíchvàkiểmsoát nônghộsảnxuấtrauquảhướngVietGAP

  2. I. Sảnxuấtrau, quả an toàntheotiêuchuẩnVietGAPlàhướngđitấtyếutrongsảnxuấtnông • Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tăng cao, chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng tăng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn. Trước kia chúng ta chỉ cần ăn no, mặc ấm nhưng ngày nay thì muốn ăn ngon mặc đẹp, đặc biệt là khi chúng ta đang gia nhập AFTA và tổ chức thương mại quốc tế (WTO) yêu cầu lớn nhất trong thời đại hiện nay của chúng ta là sản xuất và bán ra những thực phẩm an toàn đáp ứng được nhu cầu cao của trong nước và thế giới. • Đứng trước thực trạng trên, người sản xuất, người cung ứng sản phẩm phải thật sự chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ thực vật cho cây trồng theo hướng an toàn, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật , không để vi sinh vật có hại hiện diện trên rau, quả làm cho rau quả đạt chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Để thực hiện được những việc này thì sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng tất yếu mà người sản xuất phải hướng đến. • Muốn sản xuất rau quả có hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có khả năng xuất khẩu thì sản xuất phải đảm bảo theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt ( GAP)

  3. II.Thựctrạngápdụngthựchànhsảnxuấtrau, quảtheohướngVietGAP ở nước ta hiện nay. 1.Tỉnh hìnhsảnxuấtrauquả ở nước ta hiện nay. Cả nước hiện có khoảng 776.000 ha cây ăn trái,năng suất cây ăn quả của nước ta nhìn chung đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên năng suất nhiều loại cây ăn quả còn thấp và không ổn định so với bình quân chung của thế giới cũng như một số nước trong khu vực. Năm 2007, năng suất cây ăn quả bình quân cả nước ước đạt 10,0 tấn/ha, tăng trên 40% so với năm 2002 (7 tấn/ha). Tuy nhiên năng suất quả của nước ta vào loại thấp so với khu vực và thế giới: bình quân năng suất cam, bưởi chỉ bằng 55- 60 % so với Thái Lan, Ấn Độ; năng suất dứa chỉ bằng 56% so với Thái Lan, 66% so với Trung Quốc, 35 % sới Phillippin; năng suất chuối chỉ bằng trên 60% so với Trung Quốc, Ấn Độ… Sản lượng quả cả nước cũng tăng lên nhanh chóng, hiện ước đạt hơn 7 triệu tấn, tăng hơn 55% so năm 2002 (4,5 triệu tấn). Trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với gần 1,4 triệu tấn (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng), tiếp đến là cam quýt, nhãn, dứa (mỗi loại trên 500 nghìn tấn), xoài, vải (300-400 nghìn tấn mỗi loại)…

  4. 2.Tình hình xuất khẩu rau quả: Đến nay, hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về giá trị xuất khẩu, năm 2001 là năm xuất khẩu rau quả đạt giá trị cao, với 344,3 triệu USD; sau khi sụt giảm vào năm 2002 (221,2 triệu USD, giảm 36% so năm 2001) và tiếp tục giảm mạnh năm 2003 (151,5 triệu USD, giảm 31% so năm 2002, 56% so năm 2001), từ năm 2003 giá trị xuất khẩu rau quả liên tục tăng, đạt 390 triệu USD năm 2008 (tăng 13,3% so năm 2001). Các loại quả được xuất khẩu phổ biến là: dứa, thanh long, chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng…. Trong 5 năm liên tục gần đây từ 2004 – 2008 lượng quả xuất khẩu (chính ngạch) đạt bình quân 260 nghìn tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu 75 triệu USD/năm (Phụ lục 2). Các thị trường xuất khẩu lớn được mở rộng, từ 13 thị trường trên 1 triệu USD năm 2004 – 2006 lên 16 thị trường năm 2007 và 17 thị trường năm 2008. Các thị trường chủ yếu chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Hà Lan, LB Nga, Nhật, Mỹ, Úc...

  5. 2.Tình hình xuất khẩu rau quả: Trung Quốc là thị trường tiềm năng, hiện cũng là thị trường tiêu thụ quả lớn nhất của Việt Nam. Sau khi Trung quốc ký Hiệp định ưu đãi thuế quan cho rau quả với Thái Lan, xuất khẩu quả Việt Nam thua kém vì mức thuế cao hơn, năm 2004 sau khi gia nhập WTO, Trung quốc quy định mặt hàng rau quả tươi nhập khẩu phải có hạn ngạch và đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực phẩm…nên đã ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu quả từ Việt Nam, tuy nhiên thị phần Trung Quốc vẫn là chủ yếu, năm 2008 Trung Quốc chiếm 41% giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam, tiếp đến là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông

  6. 3.Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sản xuất rau, quả theo Viet GAP. • Quyết định s ố 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015. • Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 ban hành quy trình thực hành SXNN tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP rau, quả). • Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 ban hành Quy chế chứng nhận quy trình thực hành SXNN tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn. • Quyết định số 99/2008/ QĐ-BNN ng ày 15/10/2008 ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn. • Chỉ thị 4136/CT-BNN-TT ngày 15/12/2009 chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè . • Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT ng ày 17/6/2010 Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón .

  7. 4. Một số triển khai áp dụng VietGAP: a.Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện VietGAP: Thực hiện Quyết định 107/2008/QĐ-TTg; Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, một số địa phương đã triển khai như sau: - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng kế hoạch số 05/KH-SNN-NN ngày 22/3/2010 về Phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả an toàn từ năm 2010 đến 2015 và ban hành Quyết định số 239/QĐ-SNN-TCCB ngày 24/6/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả an toàn.

  8. 4. Một số triển khai áp dụng VietGAP: - UBND một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An ... có văn bản giao Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch thi đua áp dụng VietGAP vào sản xuất rau,quả, chè. - Một số địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Bình, Phú Yên, Gia Lai, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp, Đăk Lăk, Bắc Giang, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc ... đã xây dựng đề án, quy hoạch, quy định, chính sách hỗ trợ quy hoạch, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn

  9. b. Xây dựng mô hình sản xuất và chứng nhận GAP • Theo số liệu từ 2007-2010 của 35 Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh và 4 Tổ chức chứng nhận VietGAP do Cục Trồng trọt chỉ định • *Các mô hình áp dụng GAP đã được cấp giấy chứng nhận • + Về sản xuất rau: Đã cấp cho 74 mô hình với tổng diện tích 264,3ha • + Về sản xuất quả: Đã cấp được cho 97 mô hình với tổng diện tích 2.199 ha • Số MH đã được chứng nhận chủ yếu là VietGAP cho rau, quả ở một số địa phương như: Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên. • Các Tổ chức tham gia chứng nhận VietGAP, GAP: do Cục Trồng trọt, Sở NN&PTNT chỉ định và các Tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như: Công ty TUV SUD PSB Việt Nam. • *Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện • Số lượng mô hình đang thực hiện chủ yếu là VietGAP cho rau, quả ở một số địa phương như: Bắc Ninh, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên. • + Về sản xuất rau: Đang thực hiện 24 mô hình với tổng diện tích 604,7ha • +Về sản xuất quả: Đang thực hiện 57 mô hình với tổng diện tích 1.399,8 ha

  10. *Các mô hình theo hướng VietGAP, GAP đang thực hiện Số lượng mô hình này thực hiện chủ yếu ở một số địa phương như: Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Yên, Sóc Trăng. + Về sản xuất rau: có 43 mô hình với tổng diện tích 243,3ha +Về sản xuất quả: có 12 mô hình với tổng diện tích 4.244,8ha c.Tiêu thụ rau, quả an toàn Trong thời gian qua, các đơn vị sản xuất đã chủ động tìm các biện pháp phù hợp để đưa sản phẩm an toàn ra thị trường, giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn có nguồn gốc, được chứng nhận và sản phẩm không rõ nguồn gốc, từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng

  11. 5. Những khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng GAP Sản xuất cây ăn quả thời gian qua tuy có đạt nhiều thành quả đáng khích lệ nhưng cũng còn không ít tồn tại, hạn chế: Sản xuất CAQ nhìn chung còn manh mún, mang nặng tính tự cấp, tự túc, chưa tương xứng tiềm năng đất đai, khí hậu và thị trường. Công tác quy hoạch sản xuất và tổ chức quản lý thực hiện sản xuất theo quy hoạch chưa được chú trọng đúng mức; suốt thời gian dài phát triển cây ăn quả mang nặng tính tự phát, theo phong trào. Công tác giống tuy đã có những chuyển biến nhất định nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất quả theo hướng hàng hoá. Cơ cấu chủng loại giống còn ít, hầu hết là giống cũ, giống địa phương, các giống mới chọn tạo và nhập nội chưa nhiều; chất lượng giống CAQ chưa đồng đều, tỷ lệ giống được chọn lọc, giống có nguồn gốc rõ ràng còn thấp, việc quản lý chất lượng giống CAQ còn nhiều bất cập.

  12. 5. Những khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng GAP Kỹ thuật sơ chế, bảo quản chưa còn yếu, tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch, bảo quản, vận chuyển còn cao, đặc biệt đối với những sản phẩm thu hoạch tập trung, thời gian thu hoạch ngắn. Hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa được chuyên nghiệp hóa, ít doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này, chủ yếu do mạng lưới thương lái. Tổ chức liên kết sản xuất còn yếu và chưa hiệu quả. Các giải pháp xúc tiến thương mại sản phẩm quả chưa được chú trọng tương xứng. Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý thức trách nhiệm của số đông người sản xuất về GAP còn chưa đầy đủ, nông dân thực hiện còn lúng túng.

  13. 5. Những khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng GAP Mặc dù Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau quả chè an toàn, tuy nhiên nhiều địa phương do ngân sách khó khăn nên chưa đầu tư hoặc mức đầu tư hỗ trợ rất thấp cho sản xuất an toàn theo GAP. Một số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển sản xuất an toàn tuy nhiên không có kinh phí để triển khai và đề nghị Bộ Nông nghiệp &PTNT cấp kinh phí. Do đó, công tác quy hoạch, xác định các vùng sản xuất tập trung đủ điều kiện còn chậm; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhiều vùng sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất theo GAP. Lực lượng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, còn dàn trải, phân công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các Bộ ngành, giữa các đơn vị trong Bộ; các văn bản quy phạm pháp luật chưa ổn định. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn rất hạn chế.

  14. III.Giải pháp phát triển sản xuất theo GAP - Rà sóat quy hoạch thành vùng chuyên canh sản xuất và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là vùng sản xuất rau quả theo VietGAP. Căn cứ vào điều kiện sinh thái từng vùng, các địa phương cần xác định 1-2 loại cây ăn quả đặc sản của tỉnh, ưu tiên chọn các loại cây ăn quả có lợi thế như khuyến cáo để rà soát lại quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, mở rộng diện tích trồng chuyên canh theo quy hoạch của Chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến 2010 và tầm nhìn 2020 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. -Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả - Tổ chức lại sản xuất, phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ cho các vùng trồng cây ăn quả đặc sản truyền thống và có tiềm năng sản xuất hàng hóa lớn.

  15. III.Giải pháp phát triển sản xuất theo GAP Hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất, tiêu thụ trái cây, tạo điều kiện để các mô hình kinh tế hợp tác phát huy hiệu quả. Mỗi tỉnh chọn một số mô hình kinh tế hợp tác cây ăn quả để tác động hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động hiệu quả rồi tiếp tục nhân rộng. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất, xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua, chế biến cây ăn quả. Thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp tiêu thụ cây ăn quả mang tính chuyên nghiệp cao, giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu để sản xuất theo đúng tiêu chuẩn doanh nghiệp yêu cầu, từ thị trường định hướng cho sản xuất để nâng cao dần chất lượng trái cây - Hiện đại hoá công nghệ bảo quản, chế biến . -Tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết cho người sản xuất rau, quả theo VietGAP để người sản xuất thực hiện tốt quy trình sản xuất rau, quả theo VietGAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. -Quảng bá thông tin tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu và tin tưởng, tuyệt đối những sản phẩm rau quả theo VietGAP. -Bằng nhiều giải pháp hình thành thị trường sản phẩm GAP với nhiều kênh phân phối đa dạng được kiếm soát về ATTP, để giúp người tiêu dùng phân biệt được và sẵn sàng trả giá cao hợp lý cho sản phẩm được chứng nhận GAP.

  16. III.Giải pháp phát triển sản xuất theo GAP -Mở được thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn; giúp người sản xuất theo GAP có thu nhập cao hơn và giúp người tiêu dùng phân biệt, tiếp cận, sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất theo VietGAP. -Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện Luật ATTP; phân công quản lý nhà nước giữa các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, giữa Trung ương và địa phương theo hướng cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, bỏ sót -Cải tiến VietGAP theo hướng: đơn giản hơn, dễ thực hiện cho đa số các cơ sở sản xuất. -Đẩy mạnh công tác khuyến nông về xây dựng các mô hình sản xuất, tiêu thụ rau quả theo VietGAP. -Đẩy mạnh tổ chức tham quan học tập các mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả theo VietGAP để nhân rộng mô hình. -Tổ chức nhóm hộ hoặc các hợp tác xã sản xuất rau quả theo VietGAP.

  17. Thank you !

More Related