200 likes | 423 Views
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Chào mừng quý thầy cô. Chuyên đề: Giáo dục quyền trẻ em trong trường Tiểu học Quản lý lớp học tích cực. Báo cáo viên: Cô Dương Thị Hồng Hoa Thầy Lê Ngọc Phong Ngày: 3/10/2014.
E N D
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Chào mừng quý thầy cô Chuyên đề: Giáo dục quyền trẻ em trong trường Tiểu học Quản lý lớp học tích cực Báo cáo viên: Cô Dương Thị Hồng Hoa Thầy Lê Ngọc Phong Ngày: 3/10/2014
Công ướcvề Quyền trẻ em (QTE) là Hiệp ước Quốc tế về quyền con người do Liên Hiệp quốc thông qua và ban hành 1989. Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới được hưởng. Công ước gồm 54 điều khoản trong đó có 41 điều khoản quy định về các quyền mà trẻ em được hưởng. Các điều còn lại là các điều khoản liên quan đến các vấn đề pháp lí và vai trò của các Uỷ ban về quyền trẻ em. Công ước có hiệu lực và là Luật quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990. Công ước về Quyền trẻ em đã được hầu hết tất cả các nước trên thế giới đồng tình phê chuẩn.
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em là văn bản pháp lý quốc tế toàn diện nhất về quyền trẻ em. Công ước Quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở các nước cụ thể quy định tuổi thành niên. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi; người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc, trong tình yêu thương của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. Người lớn trước hết là cha mẹ có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em được pháp luật quy định
Tinh thần cơ bản của Công ước được thể hiện trong 8 nội dung sau, gọi tắt là : Bốn nhóm quyền, ba nguyên tắc, một quá trình ( công thức 4 + 3 + 1)
QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ BỐN MHÓM QUYỀN QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA
Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi Tất cả các quyền được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em, không có sự phân biệt đối xử BA NGUYÊN TẮC Tất cả các hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất của trẻ em
Mộtquátrình Tất cả mọi ngườiđều có trách nhiệm giúp nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện Công ước
Các quyền được sống còn Các quyền này bao gồm quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khoẻ ở mức cao nhất có thể được. Các quyền được bảo vệ Các quyền này bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay không được quan tâm, bảo vệ trẻ em không có gia đình, bảo vệ trẻ em tị nạn.
Các quyền được phát triển Các quyền này bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính thức hoặc không chính thức) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em. Các quyền được tham gia Các quyền này bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân.
CÁC ĐIỀU KHOẢN THUỘC NHÓM QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN ĐIỀU 6: Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng mỗi trẻ em đều có quyền được sống. Các quốc gia cần đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của trẻ em ở mức cao nhất. ĐIỀU 24: Các quốc gia thành viên công nhận rằng trẻ em có quyền được chăm sóc sức khỏe, được hưởng các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ ở mức cao nhất có thể đạt được.
Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch Điều 8: Quyền duy trì bản sắc Điều 9: Quyền được sống với cha mẹ Điều 19: Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng Điều 20: Quyền được hưởng sự chăm sóc thay thế đối với những trẻ em mất môi trường gia đình Điều 21: Quyền được nhận làm con nuôi Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật Điều 26:Quyền được bảo đảm an ninh xã hội Điều 27: Quyền được hưởng mức sống thích hợp cho sự phát triển toàn diện
Công ước tạo ra những biện pháp đặc biệt để buộc các quốc gia phải: - Bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức phân biệt đối xử. - Bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột, lạm dụng về thể xác và tình duc, bị sao nhãng, lơ là hoặc bỏ rơi. - Bảo vệ trẻ em trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt khó khăn như bị mất môi trường gia đình, trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai. - Tạo điều kiện chăm sóc đầy đủ hoặc phục hồi trong những trường hợp cần thiết khác.
MỘT SỐ ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ Điều 2 : Không phân biệt đối xử Điều 10: Quyền được sống với cha mẹ Điều 11: Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoàI tráI phép và không bị đưa trở về Điều 16: Quyền được bảo vệ riêng tư Điều 19: Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơI, ngược đãI và lạm dụng Điều 20: Quyền được hưởng sự chăm sóc thay thế đối với những trẻ em mất môi trường gia đình Điều 22: Quyền của trẻ em tỵ nạn
CÁC QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN Các quyền này bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính quy và không chính quy) và quyền có được mức sống đầy đủ cho sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của đứa trẻ.
CÁC ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỀU 5: Quyền được cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo ĐIỀU 6: Quyền được sống còn và phát triển Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch Điều 8: Quyền giữ gìn bản sắc Điều 10: Quyền được sống với cha mẹ Điều 11: Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoàI tráI phép và không đưa trở về Điều 13: Quyền tự do biểu đạt ý kiến Điều 14: Quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo
CÁC ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA Điều 13: Quyền của trẻ em được có quan điểm riêng, được tự do bày tỏ ý những quan đIểm về mọi vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em. Những quan điểm này được cân nhắc tuỳ thuộc vào lứa tuổi và độ chín chắn của trẻ. Điều 13: Quyền tự do biểu đạt ý kiến Điều 15: Quyền được tự do hội họp Điều 17: Quyền được tiếp nhận thông tin phù hợp
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM
Hãy nhớ con bạn cũng là một con người- Đây là đìêu tối quan trọng. Con bạn có cá tính riêng từ khi lọt lòng. Hãy lắng nghe con mình. Hãy lắng nghe một cách nghiêm túc những gì trẻ nói. Nếu trẻ nghĩ bạn không lắng nghe trẻ, trẻ sẽ làm tất cả mọi điều, kể cả tiêu cực để bạn chú ý đến trẻ Nên chú ý đến những hành vi tốt của trẻ. Nếu trẻ làm việc gì tốt nên khen ngợi. Hãy yêu thương và chú ý đến trẻ như cùng chơi hoặc nói chuyện với con mình. Hãy cho con bạn nói lên suy nghĩ của mình.Hãy cho trẻ nói lên điều mình mong muốn và cho trẻ thấy rằng bạn hiểu được mong muốn của trẻ