660 likes | 1.6k Views
PHÂN LOẠI L/C VÀ SO SÁNH UCP 500- 600. Nguyễn Xuân Đạo. PHÂN LOẠI L/C. 1.1 Căn cứ vào đặc điểm nghiệp vụ: a/ Phân loại theo loại hình: 1. L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C) 2. L/C huỷ ngang (Revocable L/C) b/ Phân theo phương thức sử dụng :
E N D
PHÂN LOẠI L/C VÀ SO SÁNH UCP 500- 600 Nguyễn Xuân Đạo
PHÂN LOẠI L/C 1.1 Căn cứ vào đặc điểm nghiệp vụ: a/ Phân loại theo loại hình: 1. L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C) 2. L/C huỷ ngang (Revocable L/C) b/ Phân theo phương thức sử dụng : 1. L/C không huỷ ngang có giá trị trực tiếp 2. L/C không huỷ ngang có giá trị chiết khấu 3. L/C không huỷ ngang không xác nhận 4. L/C không huỷ ngang xác nhận
PHÂN LOẠI L/C 5.L/C tuần hoàn 6.L/C với điều khoản đỏ 7.L/C dự phòng 8.L/C chuyển nhượng 9.L/C giáp lưng c/ Phân theo thời điểm thanh toán: L/C trả ngay (sight L/C) L/C kỳ hạn trả chậm (deferred L/C)
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 1. L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C). Là L/C mà sau khi đã mở, thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN (nếu có). Một L/C không ghi chữ “irrevocable” thì vẫn được coi là không hủy ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang Một L/C muốn được hủy bỏ phải được sự đồng ý của người thụ hưởng, NHPH và NHXN ( nếu có). Có thể đảm bảo được tốt hơn quyền lợi cuả người xuất khẩu nên L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 2. L/C có thể hủy ngang (revocable L/C). Là loại L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu) Khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị. Việc hủy ngang L/C này có thể gây ra hậu quả khó lường cho các bên tham gia. Do đó, loại L/C này hầu như không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 3. L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là L/C không thể hủy bỏ. Theo yêu cầu của NHPH, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này. Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường là ký quỹ tại NHXN. Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% giá trị của L/C. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 4. L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): Là L/C không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 4. L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): (cont.) Được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa mà chỉ là một người môi giới. Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc. Việc chuyển nhượng theo L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 5. L/C giáp lưng (Back to Back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp và mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay Backinh L/C); L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C hay L/C đối, L/C phụ); còn người xin mở L/C là nhà trung gian. - Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối quan hệ pháp lý nào.
Quy trình thanh toán một số loại L/C L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) L/C giáp lưng (Back to back L/C)
Transferable L/C • Mở L/C chuyển nhượng (1b) (1a) Nhà TG/người thụ hưởng 1 Nhà NK/người xin mở L/C Nhà XK/người thụ hưởng 2 (2) (4) (5) (6) (6) NH chuyển nhượng/NHTB LC gốc NH nhà XK (người thụ hưởng 2) (6) (3) NH phát hành
Chú giải sơ đồ 1a HĐMB giữa người trung gian (NTG) và nhà NK (người mua cuối cùng) 1b HĐ giữa NTG và nhà XK (người thụ hưởng thứ 2) 2 Nhà NK xin mở L/C có thể chuyển nhượng cho NTG (người hưởng lợi 1) • NHPH mở 1 L/C có thể chuyển nhượng gửi NH chuyển nhượng (NHCN) để thông báo cho NTG • NHCN thông báo cho NTG • NTG chỉ thị cho NHCN sửa đổi L/C gốc và thông báo L/C đã sửa đổi cho nhà XK (người thụ hưởng 2) • NHCN sau khi kiểm tra tính xác thực các chỉ thị của NTG, sẽ chuyển nhượng L/C cho nhà XK (người thụ hưởng thứ 2)
(7) • Xuất trình chứng từ theo L/C chuyển nhượng (1a) Nhà TG/người thụ hưởng 1 Nhà NK/người xin mở L/C Nhà XK/người thụ hưởng 2 (12) (10) (9) (8) (8) NH chuyển nhượng/NHTB LC gốc NH nhà XK (người thụ hưởng 2) (8) (11) NH phát hành
Chú giải sơ đồ 7 Nhà XK sau khi nhận được L/C (nếu thấy không cần sửa đổi) giao hàng thẳng đến nơi quy định trong L/C (địa chỉ của người mua cuối cùng) 8 Nhà XK sau khi giao hàng lập bộ chứng từ gửi đến NHCN 9 NHCN thông báo cho NTG về bộ chứng từ để NTG thay hóa đơn và hối phiếu (nếu cần) 10 NTG thay thế hóa đơn và hối phiếu rồi chuyển tới NHCN 11 NHCN chuyển bô chứng từ (đã thay thế hóa đơn và hối phiếu) đến NHPH để thanh toán 12 NHPH kiểm tra chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì chuyển cho nhà NK để đi nhận hàng.
Thanh toán L/C chuyển nhượng Nhà TG/người thụ hưởng 1 Nhà NK/người xin mở L/C Nhà XK/người thụ hưởng 2 (13) (15) (17) NH chuyển nhượng/NHTB LC gốc NH nhà XK (người thụ hưởng 2) (16) (14) NH phát hành
Chú giải sơ đồ 13 NHPH ghi nợ tài khoản của nhà NK 14 NHPH chuyển toàn bộ thu nhập cho NHCN 15 Ghi có lợi nhuận cho NTG (chênh lệch hóa đơn) 16 Chuyển giá trị thu nhập còn lại cho ngân hàng phục vụ nhà XK 17 Ghi có giá trị thu nhập còn lại cho nhà XK
L/C giáp lưng • Mô hình tổng quát Hàng hóa Các chứng từ Các chứng từ HĐ HĐ Nhà NK Nhà trung gian Nhà XK L/C chủ L/C giáp lưng Hàng hóa
Quy trình mở và thông báo L/C giáp lưng (1) Nhà TG/người thụ hưởng 1 (1) Nhà NK/người xin mở L/C Nhà XK/người thụ hưởng 2 (2) (4) (5) (7) (6) (3) NH người trung gian NH phát hành NHTB
Chú giải sơ đồ • NTG ký HĐ mua với nhà XK và HĐ bán với nhà NK • Căn cứ vào HĐ, nhà NK mở L/C không hủy ngang cho NTG hưởng. (L/C này có thể gọi là L/C chủ/gốc • NHPH chuyển L/C chủ đến NHTG • Ngân hàng trung gian (NHTG) thông báo L/C chủ cho NTG • NTG yêu cầu NHTG mở L/C giáp lưng dựa trên L/C chủ cho nhà XK hưởng • NHTG đồng ý mở và chuyển L/C giáp lưng tới NH thông báo ở nước nhà XK • NHTB thông báo L/C giáp lưng cho nhà XK
Quy trình xuất trình chứng từ và thanh toán L/C giáp lưng (8) Nhà trung gian Nhà XK Nhà NK (11) (12) (14) (9) (10) (13) NH người trung gian NH phát hành NHTB
Chú giải sơ đồ 8 Sau khi chấp nhận L/C giáp lưng, nhà XK giao hàng trực tiếp cho nhà NK • Nhà XK lập bộ chứng từ và xuất trình qua NHTB • NHTB gửi BCT đến NHTG sẽ thanh toán BCT, nếu BCT hợp lệ 11 NHTG yêu cầu NTG gửi hóa đơn và hối phiếu của mình để lập BCT theo L/C chủ để đòi tiền NHPH 12 NTG thay thế chứng từ cần thiết • NHTG gửi chứng từ đòi tiền NHPH, NHPH thanh toán BCT nếu chúng hợp lệ • Nhà NK nhận BCT và hoàn trả tiền cho NHPH
So sánh L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng • Giống nhau: • Là phương thức thanh toán cho các giao dịch mua bán có vai trò của người trung gian. • Trong cả hai trường hợp, đều có việc thay thế chứng từ.
So sánh L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng • Khác nhau: • L/C chuyển nhượng chỉ có 1 L/C, trong khi L/C giáp lưng liên quan đến 2 L/C độc lập. • L/C chuyển nhượng phải ghi rõ là có thể chuyển nhượng được hay không. L/C giáp lưng thì không cần thể hiện ‘giáp lưng’ trên các L/C. • L/C chuyển nhượng có thể không gắn trách nhiệm gì đối với NH của người trung gian còn đối với L/C giáp lưng, NH của người trung gian là NHPH. • Cả hai loại L/C đều có thể pahỉ tuân thủ UCP. Riêng đối với L/C chuyển nhượng, có điều khoản riêng cho nó (Đ. 38, UCP 600).
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 6. L/C tuần hoàn(Revolving L/C) Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Thông thường có ba cách tuần hoàn như sau: Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của NHPH cho nhà xuất khẩu biết. Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.
6. L/C tuần hoàn(Revolving L/C) (cont.) Tuần hoàn hạn chế: Là chỉ khi nào NHPH thông báo cho người bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực. L/C tuần hoàn cần ghi rõ : Ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền tối thiểu của mỗi lần. Có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 7. L/C dự phòng(standby L/C). Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhâp khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận đươc L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc,tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu.Một L/C như vậy gọi là L/C dự phòng.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 8. L/C đối ứng (Reciprocal L/C): L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”; và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số…mở ngày…tại ngân hàng…”.
Shingbang Ltd., Co (Hàn Quốc) ký một hợp đồng gia công hàng may mặc với Garment Company No. 5 (Việt Nam), theo đó Shingbang Ltd., Co mở L/C nhập thành phẩm (Master L/C) cho người hưởng là Garment Company No. 5 và L/C Garment Company No. 5 mở L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng là Shingbang Ltd., Co. Khi nhận được L/C, ví dụ, L/C No. 123 dated 20/4/2008 được phát hàng bởi Korex Bank Seoul, Garment Company No. 5 yêu cầu ngân hàng của mình (Vietcombank Da Nang) phát hành L/C trả chậm (deferred payment L/C) 90 ngày đối ứng với L/C trên cho người hưởng là Shingbang. L/C đối ứng do Vietcombank Da Nang phát hành có thể quy định về điều kiện thanh toán như sau: “This L/C is reciprocal to L/C No. 123 dated 20/4/2008 issued by Korex Bank, Seoul. Upon receipt of the documents complying with the L/C terms, we shall incur a deferred payment undertaking but the payment when due shall be effected only after our full receipt of the proceeds under L/C No. 123 dated 20/4/2008”.
CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT THÔNG DỤNG 9. L/C điều khoản đỏ(Red clause L/C) Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa,nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở.
I. GIỚI THIỆU VỀ UCP • Khái niệm UCP • Sự ra đời và quá trình sửa đổi của UCP • Tính chất pháp lý tuỳ ý của UCP • Vài nét cơ bản về UCP600 • Cấu trúc của UCP 600 • Sự cần thiết phải ra đời ISBP • Các nguyên tắc áp dụng ISBP
1. Khái niệm UCP UCP (Uniform Customs and Practice For Documentary Credit) là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu, là cơ sở pháp lý quan trọng (không mang tính bắt buộc) cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế giới. Trong đó quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ.
2. Sự ra đời và quá trình sửa đổi UCP Do phòng Thương mại Quốc tế (ICC – Commission on Banking Technique and Practice) - ban hành • Năm 1933: Bản UCP đầu tiên ra đời là bản UCP82 • Năm 1951: bản UCP151 • Năm 1964: bản UCP222 • Năm 1974: bản UCP290, thay đổi về vận tải đa phương thức và container • Năm 1983: bản UCP400 • Năm 1993: bản UCP500 • Năm 2007: bản UCP600 hiệu lực từ ngày 1/7/2007.
Quá trình phát triển và sửa đổi của UCP 2007 UCP 600 1993 UCP 500 1983 1974 UCP 400 1962 1951 UCP 290 UCP 222 1993 UCP 151 Phát hành lần đầu
3. Tính chất pháp lý của UCP Theo tính chất pháp lý giảm dần, ta có thứ tự các nguồn luật sau: • Công ước quốc tế. • Hiệp định song phương và đa phương. • Luật quốc gia. • Thông lệ và Tập quán Quốc tế.
3. Tínhchấtpháplýtuỳ ý của UCP • Khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ áp dụng UCP nào. • Có hiệu lực điều chỉnh khi trong L/C có dẫn chiếu UCP • Trong L/C, các bên có thể thoả thuận: • Không thực hiện, thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong UCP. • Bổ sung thêm những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập. • Phải tuân thủ các điều khoản của L/C trước các điều khoản của UCP. • ICC sẽ được miễn trách khi có sai sót, tổn thất trong quá trình áp dụng UCP
Vai trò UCP Đối với ngân hàng • Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa Ngân Hàng và khách hàng • UCP là cẩm nang hướng dẫn mà Ngân Hàng dựa vào đó để dịch vụ khách hàng tốt nhất. • UCP được xem như là một căn cứ pháp lý (khi UCP được dẫn chiếu trong L/C) giúp mau chống tháo gỡ và giải quyết tranh chấp
Vai trò UCP Đối với công ty xuất nhập khẩu • UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh toán L/C • UCP là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của ngân hàng đối với mình. • UCP là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại; kiện (nếu có) đối với ngân hàng
4. Vài nét cơ bản về UCP600 • Tháng 5/2003, Ủy ban Ngân hàng triển khai sửa đổi UCP 500, với mục tiêu hướng tới xu hướng phát triển của tín dụng chứng từ trong tương lai. • UCP 600 quy định cụ thể nghĩa vụ của các bên tham gia; mức phí áp dụng đối với từng loại giao dịch. • Sử dụng UCP 600 doanh nghiệp có nhiều cái lợi. • Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu biết về quy tắc trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
5. Cấu trúc của UCP 600 • Quy định chung và định nghĩa: Điều 1-3 • Trách nhiệm của các bên tham gia: Điều 4-8 và 14-16 • Thông báo và sửa đổi tín dụng: Điều 9-11 • Ngân hàng chỉ định: Điều 12-13 • Chứng từ: Điều 17-28 • Điều khoản hỗn hợp (Miscellaneous Provisions): Điều 29-37 • L/C chuyển nhượng: Điều 38 • Chuyển nhượng tiền thu được: Điều 39
II. SO SÁNH UCP 600 VÀ UCP 500 • Hình thức UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), các điều khoản không còn được phân chia thành nhiều khoản mục (nhóm) như UCP 500. • Loại bỏ các điều khoản • Kết hợp nhiều điều khoản lại với nhau • Thêm một số điều khoản mới
II. SO SÁNH UCP 600 VÀ UCP 500 2. Nội dung: • Thứ nhất: UCP 600 đã bổ sung nhiều định nghĩa mới và giải thích thuật ngữ một cách rõ ràng hơn. • Thứ hai: UCP 600 bổ sung, chi tiết hóa nội dung các điều khoản của UCP 500 • Thứ ba: so sánh UCP600 và UCP500
PHẦN III: TỔNG KẾT • Số điều khoản giảm từ 49 xuống 39. • L/C phải là L/C không thể hủy ngang. • Giải thích rõ hơn những thuật ngữ không rõ ràng • NHPH phải hoàn trả cho NHđCĐ khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc chiết khấu đối với xuất trình phù hợp ngay cả khi bộ chứng từ bị mất trong quá trình chuyển giao. • Một điều khoản quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực nếu người thụ hưởng không từ chối sửa đổi trong một thời gian nhất định sẽ không được xem xét đến
PHẦN III: TỔNG KẾT (tt) • Cụm từ “thời gian hợp lý” và 7 ngày để chấp nhận hoặc từ chối bộ chứng từ được thay thế bởi một khoảng thời gian xác định là 5 ngày làm việc • Ngân hàng có thể chấp nhận chứng từ bảo hiểm chứa điều khoản miễn trừ • Chứng từ bảo hiểm có thể được ký bởi người được ủy quyền. • L/C thanh toán chậm có thể được chiết khấu. • Hoạt động khủng bố là một trường hợp bất khả kháng • NHPH có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng
PHẦN III: TỔNG KẾT (tt) • Nêu cách xử lý khi tín dụng không chỉ rõ là tuân thủ theo quy định của ICC về thanh toán bồi hoàn liên ngân hàng. • Địa chỉ của người thụ hưởng và của người yêu cầu thể hiện trong các chứng từ quy định không nhất thiết giống như các địa chỉ quy định trong tín dụng hoặc trong bất cứ chứng từ quy định nào khác, nhưng các địa chỉ đó phải ở trong một quốc gia. • Chữ “hoàn hảo” không nhất thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải, dù cho tín dụng có yêu cầu đối với chứng từ vận tải là “đã xếp hoàn hảo”. • Phải xuất trình ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ được qui định trong tín dụng thư.
6. Sự cần thiết phải ra đời ISBP • “Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn quốc tế” ISBP hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình theo các L/C có áp dụng UCP; nó không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C. • Sự cần thiết của ISBP: • Có nhiều cách hiểu và vận dụng không thống nhất về cùng một nội dung quy định trong UCP • Ngày càng có nhiều tranh chấp về bộ chứng từ xảy ra, làm cho phương thức thanh toán bằng L/C trở nên kém hiệu quả.
7. Các nguyên tắc áp dụng ISBP ISBP không sửa đổi UCP. ISBP phản ánh tập quán quốc tế áp dụng cho tất cả các bên liên quan trong giao dịch L/C. 3. ISBP đề ra tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ . 4. Trong ISBP có đưa thêm một số ví dụ minh hoạ. ISBP giúp cho giao dịch L/C được thuận lợi hơn. Việc dẫn chiếu ISBP vào L/C là không có giá trị Khi xem xét ISBP, cần chú ý xem các điều khoản của L/C liên quan có điều khoản nào loại trừ hoặc sửa đổi UCP hay không.