160 likes | 355 Views
ỨNG DỤNG CNTT THÚC ĐẨY NGÀNH CHỨNG KHOÁN VÀ BẢO HIỂM TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP QUỐC TẾ. Tháng 8/2006. Phạm Công Minh Phó cục trưởng Cục Tin học & Thống kê TC Bộ Tài chính. NỘI DUNG TRÌNH BÀY. Mục tiêu của Hội thảo/Triển lãm Hệ thống Tin học của Bộ Tài chính và định hướng
E N D
ỨNG DỤNG CNTT THÚC ĐẨY NGÀNH CHỨNG KHOÁN VÀ BẢO HIỂM TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP QUỐC TẾ Tháng 8/2006 Phạm Công Minh Phó cục trưởng Cục Tin học & Thống kê TC Bộ Tài chính
NỘI DUNG TRÌNH BÀY • Mục tiêu của Hội thảo/Triển lãm • Hệ thống Tin học của Bộ Tài chính và định hướng • Tin học hoá Hệ thống Chứng khoán trong tổng thể toàn ngành tài chính • Tin học hoá Hệ thống Bảo hiểm trong tổng thể toàn ngành tài chính
MỤC TIÊU CỦA HỘI THẢO/TRIỂN LÃM • Cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán của Việt nam, thực trạng triển khai công nghệ thông tin • Tạo diễn đàn cho các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia với những kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT tại các quốc gia phát triển • Tìm kiếm giải pháp tổng thể cho ngành Chứng khoán và Bảo hiểm • Tạo kênh thông tin về các công nghệ tiên tiến, các giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao năng lực quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại theo hướng minh bạch, công khai, đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế
HỆ THỐNG TIN HỌC CỦA BỘ TÀI CHÍNHVÀ ĐỊNH HƯỚNG Hoạt động tin học của Bộ Tài chính hiện nay được tổ chức triển khai theo sơ đồ sau
Trung tâm Tin học Thống kê KBNN Trung tâm Tin học Thống kê Tổng cục Thuế Cục CNTT và Thống kê Hải quan Trung tâm Tin học Thống kê UBCKNN Phòng máy tính Phòng xử lý Dữ liệu & Thống kê Trung tâm Dữ liệu và CNTT Phòng Tin học Sở GDCK Cục Tin học và Thống kê tài chính Phòng Tin học trực thuộc VP Cục Dự trữ QG HỆ THỐNG TIN HỌC CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG
HỆ THỐNG TIN HỌC CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG • Triển khai ứng dụng tin học trong tất cả các hoạt động tác nghiệp, đáp ứng tối đa yêu cầu đổi mới nghiệp vụ và cải cách hành chính ngành tài chính đến 2010. Phát triển ứng dụng theo hướng xử lý tập trung tại trung ương, truy nhập hệ thống trực tuyến, tuân thủ các chuẩn công nghệ tiên tiến. 2. Tập trung xây dựng hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định và hoạch định chính sách của các cấp lãnh đạo toàn ngành. Hình thành 100% các cơ sở dữ liệu tài chính, ngân sách quốc gia, trong đó chính thức vận hành, khai thác 9 kho dữ liệu chủ đề Quản lý ngân sách. Triển khai công tác phân tích, thống kê và dự báo trên cơ sở các kho dữ liệu đã xây dựng, phục vụ tốt quản lý điều hành.
HỆ THỐNG TIN HỌC CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG 3. Thiết lập nền tảng cơ bản của Chính phủ điện tử trong ngành Triển khai ít nhất 5 dịch vụ điện tử trực tuyến phục vụ người dân và các đối tượng phục vụ của ngành Bộ Tài chính là đơn vị tiên phong trong việc triển khai các dịch vụ điện tử trong lộ trình xây dựng chính phủ điện tử của quốc gia. 4. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật an toàn, hiện đại đáp ứng cho toàn bộ các ứng dụng theo hướng xử lý tập trung, truy nhập trực tuyến. 100% cán bộ nghiệp vụ được trang bị máy tính và sử dụng thành thạo trong công tác; 100% đơn vị cấp tỉnh và quận, huyện được lắp đặt mạng cục bộ và kết nối trực tuyến băng thông rộng vào hạ tầng truyền thông thống nhất; hoàn thành Đưa vào khai thác trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trung tâm dự phòng thảm họa của ngành.
HỆ THỐNG TIN HỌC CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG 5. Đào tạo và cập nhật kiến thức tin học cơ bản hàng năm cho 100% cán bộ nghiệp vụ. Xây dựng đội ngũ chuyên gia tin học giỏi về nghiệp vụ tài chính, chuyên sâu về tin học, có khả năng hoạch định chiến lược tin học hoá, có đủ trình độ và năng lực tự vận hành toàn bộ hệ thống thông tin được xây dựng. Ổn định và thống nhất mô hình tổ chức tin học và thống kê toàn ngành.
TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG CHỨNG KHOÁN TRONG TỔNG THỂ TOÀN NGÀNH TÀI CHÍNH • Hệ thống tin học của chứng khoán đã được kết nối vào mạng hạ tầng truyền thông chung toàn ngành tài chính. • Hạ tầng công nghệ thông tin tin học cho các thị trường giao dịch chứng khoán cũng đã được đầu tư thích đáng • Các phần mềm ứng dụng cũng đã được sử dụng ngày càng nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu của các nghiệp vụ quản lý thị trường.
TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG CHỨNG KHOÁN TRONG TỔNG THỂ TOÀN NGÀNH TÀI CHÍNH Một số định hướng lớn về tổ chức: • TTGDCK TP Hồ Chí Minh: Nâng cấp thành Sở giao dịch chứng khoán có quy mô hiện đại, có khả năng kết nối với các thị trường chứng khoán trong khu vực. • TTGDKHà Nội: Phát triển thành thị trường giao dịch cho các loại chứng khoán của các doanh nghiệp chưa niêm yết, tiến tới tổ chức thành một thị trường giao dịch OTC. • Trung tâm lưu ký: Xây dựng một Trung tâm độc lập, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ lưu ký, bù trừ, thanh toán các giao dịch và đăng ký chứng khoán trên thị trường chứng khoán; là nơi lưu giữ, bảo quản tập trung chứng khoán và giúp khách hàng thực hiện quyền của mình đối với chứng khoán lưu ký.
TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG CHỨNG KHOÁN TRONG TỔNG THỂ TOÀN NGÀNH TÀI CHÍNH Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành chứng khoán đến 2010, Đề án tổng thể phát triển hệ thống thông tin ngành chứng khoán đã dược xác định với các nội dung chính: • Phát triển hạ tầng truyền thông phù hợp với hạ tầng truyền thông thống nhất ngành tài chính đã dược Bộ trưởng phê duyệt. • Các bài toán phần mềm ứng dụng gắn với các yêu cầu nghiệp vụ, với đòi hỏi tích hợp, và với yêu cầu tổ chức hỗ trợ tối đa cho các hoạt động khai thác và trao đổi thông tin không chỉ trong phạm vi hệ thống các tổ chức ngành chứng khoán mà cả trong quan hệ với toàn ngành tài chính. • An toàn bảo mật và phát triển nhân lực cũng là những tiêu chí được đặc biệt quan tâm trong đề án, bởi đó là là yếu tố cơ sở cực kỳ quan trọng để đảm bảo khả năng phát triển được ngành chứng khoán theo mục tiêu đã đề ra.
TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM TRONG TỔNG THỂ TOÀN NGÀNH TÀI CHÍNH Chiến lược phát triển Thị trường Bảo hiểm Việt nam đến năm 2010 tập trung thực hiện: • Xây dựng và phát triển với đầy đủ các yếu tố của thị trường, thực hiện chức năng bảo hiểm vừa là công cụ để bảo vệ nền kinh tế trước các nguy cơ rủi ro và vừa là công cụ để huy động vốn cho đầu tư phát triển. • Người dân có điều kiện tiếp cận các loại sản phẩm bảo hiểm với chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. • Các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng cung cấp các loại sản phẩm phục vụ các nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và của các tầng lớp dân cư. • Quản lý giám sát các hoạt động bảo hiểm dựa trên hệ thống các tiêu chí quản lý và chỉ tiêu tài chính khách quan, phù hợp với yêu cầu thực tiễn kinh doanh bảo hiểm của nước ta và các nguyên tắc chuẩn mực quốc tế. • Công nghệ quản lý, giám sát được hiện đại hoá • Đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành bảo hiểm có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập
TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM TRONG TỔNG THỂ TOÀN NGÀNH TÀI CHÍNH Một số ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai tại các doanh nghiệp bảo hiểm như: • Hệ thống thử ngiệm cơ sở dữ liệu quản lý các hợp đồng bảo hiểm • Phầm mềm kê toán • Website quảng bá các loại dịch vụ • Xây dựng hệ thống bảo hiểm điện tử kết nối qua mạng Internet phục vụ rộng rãi mọi đối tượng khách hàng Tuy nhiên vẫn còn bị nhiều hạn chế cả về mặt chiến lược công nghệ tin học tổng thể cho cả ngành cũng như cơ chế và các giải pháp chia sẻ thông tin lẫn nhau và tích hợp với nhau, nhất là quan hệ thông tin với các cơ quan giám sát các định chế tài chính về bảo hiểm.
TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM TRONG TỔNG THỂ TOÀN NGÀNH TÀI CHÍNH Yêu cầu đặt ra đối với việc tin học hóa nghiệp vụ Bảo hiểm: • Tăng cường hơn nữa các ứng dụng cho tất cả các nghiệp vụ hoạt động bảo hiểm, • Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, chia sẻ thông tin thống kê, tính phí, đánh giá rủi ro, chia sẻ thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm, cũng như các cơ quan liên quan khác của nhà nước ... • Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh • Nâng cao năng lực cạnh tranh, tài chính doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi khách hàng, bảo đảm thị trường phát triển ổn định Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình và giải pháp cho các hoạt động của ngành bảo hiểm. Vấn đề là ở chỗ, ứng dụng như thế nào để có hiệu quả nhất, phù hợp nhất với điều kiện của nước ta trong hiện tại cũng như theo định hướng phát triển là điều cần được suy xét kỹ.
KẾT LUẬN Việc cải cách, phát triển hiện đại hóa ngành tài chính nói chung, hệ thống Chứng khoán và Bảo hiểm nói riêng với mục tiêu đổi mới, hiện đại hóa một cách mạnh mẽ, toàn diện trên các mặt sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại theo hướng minh bạch, công khai, đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.
Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị!