400 likes | 584 Views
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA: KHXH & NV LỚP: ĐHKHTV2012-L2. BÁO CÁO ĐỀ TÀI. VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á. GIẢNG VIÊN HD: NGUYỄN TRẦN MAI TRÂM MÔN: VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT. A. LỜI GIỚI THIỆU.
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA: KHXH & NV LỚP: ĐHKHTV2012-L2 BÁO CÁO ĐỀ TÀI VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á GIẢNG VIÊN HD: NGUYỄN TRẦN MAI TRÂM MÔN: VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT A. LỜI GIỚI THIỆU B. NỘI DUNG I. Giới thiệu chung về văn hóa ĐBSCL và Đông Nam Á • Khái niệm về văn hóa • Văn hóa ĐBSCL • Văn hóa Đông Nam Á II. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á • Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia • Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malays C. KẾT LUẬN
A. LỜI GIỚI THIỆU Người ta nói "Miền" Đồng Bằng Sông Cửu Long để tách bạch một địa phương, tuy rộng lớn, trên một phạm vi rộng lớn hơn, đó là "vùng", như "vùng" Nam Thái Bình Dương, "vùng" Đông Nam Á, mà Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ là một "đơn vị" nằm trong vùng địa lý văn hóa Đông Nam Á. Và không những như thế văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Châu Á nói chung và đặc biệt là văn hóa Đông Nam Á. Hai nền văn hóa này có sự giao thoa về phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa ứng xử… Vì thế để hiểu rõ về những nét đặc trưng từng nền văn hóa là một đều không dễ đối với ai chưa từng tìm hiểu về hai nền văn hóa đó. Chính vì thế đề tài nghiên cứu về Văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh Văn hóa Đông Nam Á là một minh chứng cụ thể về sự giao thoa của hai nền văn hóa trên, hai nền văn hóa có những điểm chung nào, có những điểm riêng nào khác biệt.
B. NỘI DUNG I. Giới thiệu chung về văn hóa ĐBSCL và văn hóa Đông Nam Á 1. Khái niệm về văn hóa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” (trích từ “Cơ sở văn hóa Việt Nam” tác giả: Trần Ngọc Thêm)
I. Giới thiệu chung về văn hóa ĐBSCL và văn hóa Đông Nam Á 2. Văn hóa ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất màu mỡ ở phía Tây Nam Việt Nam, do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, còn gọi là miền Tây Nam Bộ, hay gọi tắt là miền Tây. Vùng bao gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. ĐBSCL là cái nôi của nền văn hoá Óc Eo phát triển rực rỡ vào những năm đầu Công nguyên, phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia. Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn.
I. Giới thiệu chung về văn hóa ĐBSCL và văn hóa Đông Nam Á 2. Văn hóa ĐBSCL Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thủy lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công, những đồng tiền kim loại, đồ trang sức, con dấu bằng đá quý, thủy tinh... nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập. Ngày nay, ĐBSCL được nhiều người biết đến với những cánh đồng cò bay thẳng cánh ở vùng Đồng Tháp Mười, những cù lao bạt ngàn cây trái trên sông Tiền, sông Hậu, là quê hương của con cá ba sa, con tôm sú - những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Người dân miền Tây sống giản dị, chân thành, giàu lòng hiếu khách. Đây cũng là quê hương của loại hình nghệ thuật cải lương đặc sắc.
I. Giới thiệu chung về văn hóa ĐBSCL và văn hóa Đông Nam Á 3. Văn hóa Đông Nam Á - Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Bản đồ Đông Nam Á
I. Giới thiệu chung về văn hóa ĐBSCL và văn hóa Đông Nam Á 3. Văn hóa Đông Nam Á - Người ta đã khẳng định được rằng: trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ thì cư đân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa Đông Sơn phát huy hết sức rực rở mà biểu tượng là những chiếc trống đồng rất nổi tiếng được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á. Đông Nam Á cũng là nơi thuần dưỡng các loài thú sớm nhất thế giới (trâu, bò, chó). - Về đặc điểm địa hình Đông Nam Á có phần rõ rệt là Đông Nam Á Lục Địa và Đông Nam Á Hải Đảo, mỗi một bộ phận thì nền văn hóa lại khác nhau để đi vào nghiên cứu điểm đặc trưng của đề tài nhóm chọn mỗi một khu vực địa lý một quốc gia để so sánh. Đối Đông Nam Á Lục Địa nhóm chọn Campuchia để nghiên cứu và Đông Nam Á Hải Đảo nhóm sẽ chọn Malaysia để nghiên cứu.
Bản đồ Đông Nam Á Bản đồ Campuchia
II. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á 1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia a. Giới thiệu chung về văn hóa Campuchia - Là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời vương quốc Campuchia được thành lập từ TK thứ VII, nhưng từ TK IX đến TK XV mới bước vào thời kì cực thịnh. Cũng chính trong thời gian này đã để lại cho di sản văn hóa nhân loại kiến trúc Ăngkor vát, Ăngkor thom hùng vĩ. Nó trở thành một trong những kì quan thế giới , đó cũng là thời kì mà văn hóa, xã hội, kinh tế đều đạt đến trình độ phát triển. - Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa
II. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á 1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia a. Giới thiệu chung về văn hóa Campuchia - Đa số dân Campuchia (gần 90%) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn thế nói tiếng Khmer. Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có: tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Anh (đang ngày càng trở nên phổ biến). - Campuchia có 90% dân số theo Phật giáo Thượng toạ bộ, và phần đa số còn lại theo Hồi giáo, thuyết vô thần, hoặc thuyết vật linh. - Với phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa kết hợp với những di sản văn hóa nổi tiếng trên thế giới luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người khi đa tìm hiểu qua văn hóa đấ nước chùa tháp này.
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia b. Những nét chung của hai nền văn hóa - Cùng chịu ảnh hưởng chung của văn hóa Đông Nam Á. - Tôn giáo: đều có thờ Phật theo dòng tiểu thừa, những triết lý phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân. - Dân cư: Nơi đây gồm đa sắc tộc cùng nhau sinh sống và phát triển, không phân biêt đối xử. - Lễ hội: Do nhiều dân tôc cùng nhau sinh sống nên trong năm có rất nhiều lễ hội diễn ra. - Ẩm thực có sự tương đồng về khẩu vị, gia vị, cách thức trình bày đơn giản…
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Campuchia d. Nhận xét hai nền văn hóa - Cả hai nền văn hóa ĐBSCL và Campuchia đều thuộc về văn hóa lục địa của khu vực Đông Nam Á, về lãnh thổ có những điểm giáp ranh nhau và cũng có dân tộc giống nhau nên có những điểm tương đồng đáng chú ý như về phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng…tuy nhiên mỗi nền văn hóa cũng lưu giữ và không ngừng phát triển nét đẹp văn hóa của mình nên hình thành những điểm khác nhau mang đậm bản sắc văn hóa riêng cho từng dân tộc.
II. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh nền văn hóa Đông Nam Á 2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia a. Giới thiệu chung về văn hóa Malaysia Malaysia là một trong những đất nước thân thiện và ổn định nhất Đông Nam Á. Nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định chính trị đã khiến cho Malaysia trở thành một trong những nước năng động và giàu có nhất trong khu vực. Đất nước Malaysia được chi làm hai phần: bờ phía tây thường được gọi là bán đảo Maylaysia và bờ phía đông nằm trên đảo Borneo, được ngăn cách bởi khoảng 750km đường biển Đông.
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia a. Giới thiệu chung về văn hóa Malaysia Bán đảo Malaysia có chung biên giới với Singapore về phía đông, là nơi tập trung 11 trên tổng số 13 bang của đất nước này: Perlis, Kedah, Terengganu, Kelantan, Penang, Perak, Malacca, Pahang, Selangor, Johor và Negeri Sembilan. Thủ đô Kuala Lumpur là một trong ba vùng lãnh thổ của Malaysia cùng với Lubuan và Putrajaya, nằm ở đây. Phía đông Malaysia chỉ có hai bang Sabah và Sarawak, có cung đường biên giới biển với Thái Bình Dương về phía đông bắc. Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc với nhiều di sản văn hoá đặc sắc ở nhiều loại hình khác nhau: điêu khắc, kiến trúc, đồ trang sức, các món ăn ngon, các tín ngưỡng tôn giáo…. trong nền văn hóa của đất nước này.
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia b. Những nét chung của hai nền văn hóa - Cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Đông Nam Á nói chung và văn hóa Ấn Độ. - Về ẩm thực cả hai nền văn hóa thì khi nấu cũng sử dụng các gia vị và nguyên vật liệu có một số điểm tươn đồng giống nhau như: tiêu, nghệ, tương ớt, hành, tỏi, nước dừa, các loại cá, hải sản, thịt gia cầm, rau củ, thịt bò được sử dụng nhưng rất ít. Các món ăn dọn cùng một lúc trên bàn ăn giống như ĐBSCL; cả hai nước đều có những hàng rong được người dân ưa thích; Sử dụng gạo là lương thực chính; thức ăn thường là nấu chín, luộc, nướng…
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia b. Những nét chung của hai nền văn hóa - Cả hai nền văn hóa đều là một xã hội đa sắc tộc, đa tôn giáo,đa ngôn ngữ... - Tôn giáo: đều có tôn giáo chính thống riêng và bên cạnh cũng có nhiều tôn giáo khác tồn tại song song. - Lễ hội: trong năm có nhiều lễ hội diễn ra ở cả 2 nền văn hóa nay.
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
1. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia c. Những nét riêng của hai nền văn hóa
2. Văn hóa ĐBSCL trong bối cảnh văn hóa Malaysia d. Nhận xét chung Văn hóa ĐBSCL và văn hóa Malaysia cùng chung trong văn hóa khu vực đông Nam Á, tuy nhiên Malaysia thuộc về văn hóa hải đảo còn ĐBSCL thuộc văn hóa đất liền nên bên cạnh những nét tương đồng thì cũng còn có những điểm khác biệt sâu sắc nhau như về tôn giáo,con người, nghệ thuật...do quá trình hình thành và phát triển riêng biệt của mỗi quốc gia. Từ đó giúp mỗi nền văn hóa hình thành nên một bản sắc riêng biệt của mình nhưng tất cả đều thể hiện sự thống nhất chung trong muôn hình muôn vẽ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á.
C. KẾT LUẬN Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng là một vùng đất thuộc khu vực Đông Nam Á, vừa tiếp cận với lục địa Châu Á, vừa chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn đó là Ấn Độ và Trung Hoa. Sự giao thoa của hai nền văn minh trên cộng với nền văn minh bản địa đã tạo nên một sắc thái đặc biệt, để cho ra đời một nền văn minh độc đáo và phong phú. Văn hóa Đông Nam Á, một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng. Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa, và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống, vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á, có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mổi quốc gia, mỗi dân tộc.
C. KẾT LUẬN Cũng chính vì lẽ đó mà khu vực ĐBSCL, tuy chỉ mới được khai phá cách đây hơn 300 năm, nhưng nền văn hóa ấy đã có từ khi con người mới đặt chân đến, khi mà ranh giới nước nhà chưa phân biệt rõ, nó là sự tổng hòa các nền văn hóa của khu vực Đông Nam Á, được các cư dân đầu tiên đến đây mang theo mỗi nét văn hóa riêng biệt của dân tộc mình, cộng với hoàn cảnh sống, nơi đây đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc mà không một nơi nào so sánh được về sự đa dạng và phong phú, nhưng vẫn mang đậm bản chất Đông Nam Á.
DANH SÁCH NHÓM 6 • Nguyễn Phi Kìm 8. Lê Thị Bích Đào • Nguyễn Thành Quí 9. Nguyễn Thị Bích Liên • Nguyễn Thị ngọc Lan 10. Trần Ngọc Anh Thư • Phạm Thị Kiến Trúc 11. Võ Thị Kim Thoa • Nguyễn Thanh Mai 12. Nguyễn Thị Diễm • Nguyễn Thị Mai 13. Nguyễn Thị Bích Vân • Trịnh Thị Tuyết Mai 14. Mai Thị Như Mỹ
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!!!