240 likes | 395 Views
Xem xét, thảo luận, biểu quyết về dự luật từ góc độ giới. Hội nghị nữ ĐBDC tại Đà Nẵng 8.2009 TS. Dương Thanh Mai. Các nội dung chính.
E N D
Xem xét, thảo luận, biểu quyết về dự luật từ góc độ giới Hội nghị nữ ĐBDC tại Đà Nẵng 8.2009 TS. Dương Thanh Mai
Các nội dung chính • Một số khái niệm: lăng kính giới/ góc độ giới, lồng ghép giới; lồng ghép v/đ bình đẳng giới (LGBĐG) trong hoạt động xây dựng pháp luật; LGBĐG trong hoạt động xem xét, thảo luận, biểu quyết dự án luật (là gì?) • Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với việc xem xét, thảo luận, biểu quyết về dự án luật từ góc độ giới (ai làm?Làm gì?) Các công cụ và kỹ năng LGBĐG cần thiết (Làm như thế nào?)
1. Một số khái niệm • 1. Lăng kính giới/ góc độ giới=là công cụ nhận thức (cách nhìn bằng các khái niệm giới) và công cụ phân tích giới- giúp thu thập, xử lý, phân tích các dữ liệu về vấn đề giới (các câu hỏi, các chỉ tiêu, chỉ số….về vấn đề giới • 2.Phân tích giới= thu thập, xử lý, phân tích các dữ liệu phân tách giới tính để nhận biết vấn đề giới.chỉ ra nguyên nhân, cơ chế, điều kiện nảy sinh, vận động và biến đổi vấn đề giới; trên cơ sở đó tìm cách giải quyết vấn đề giới và đưa vào chính sách/pháp luật
1. Một số khái niệm • 3. LGG=Là chiến lược đánh giá, phát hiện nhu cầu và kinh nghiệm của cả nam và nữ như là những tiêu chuẩn để thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình kinh tế và xã hội. • Là chiến lược nhằm đảm bảo nam và nữ được hưởng lợi một cách bình đẳng. LGBĐG (theo Luật BĐG 2007) trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Các nguyên tắc bình đẳng giới Điều 6-Luật BĐG 1/Nam- nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vưc; 2/ Nam- nữ không bị phân biệt đối xử về giới; 3-4/ Biện pháp thúc đẩy BĐG và chính sách bảo vệ, hỗ trợ người mẹ không bị coi là PBĐXG; 5/ Bảo đảm lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng và thực thi pháp luật; 6/Trách nhiệm thực hiện BĐG của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
LGBĐG trong xây dựng pháp luật • LGBĐG trong xây dựng pháp luật gồm 3 giai đoạn chính: - LGBĐG trong đề xuất XD luật; - LGBĐG trong giai đoạn Chính phủ (soạn thảo, thẩm định, CP thông qua để trình QH) - LGBĐG trong giai đoạn Quốc hội (thẩm tra, xem xét, thảo luận và biểu quyết về dự án luật)
LGBĐG trong soạn thảo dự án luật • Cơ quan soạn thảo: • -Xác định vấn đề giới và biện pháp giải quyết trong lĩnh vực điều chỉnh; • - Dự báo tác động giới của các quy định tác động đến Nam và nữ; • - Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới đặt ra. • - Chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép BĐG vào quá trình soạn thảo, xây dựng văn bản theo nội dung trên. • - Chuẩn bị phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan dự án, dự thảo văn bản • Luật ban hành VBQPPL- phải đăng trên website của cơ quan và CP ít nhất 60 ngày trước khi trình CP để góp ý
LGBĐG trong thẩm định dự án luật • Cơ quan thẩm định (BTP) phối hợp với cơ quan quản lý NN về BĐG (BLĐTBXH) để đánh giá vấn đề lồng ghép BĐG. • Nội dung đánh giá: • + Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo; • + Việc bảo đảm nguyờn tắc BĐG; • + Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề BĐG; • + Việc thực hiện trỡnh tự, thủ tục, tài liệu LGBĐG trong xây dựng dự án, dự thảo (khoản 1, điều 21 Luật BĐG)
LGBĐG trong thẩm tra dự án luật HĐDT, các Uỷ ban + UBCVĐXH: • Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo • Việc bảo đảm các nguyên tắc BĐG trong dự án, dự thảo; • Việc tuân thủ thủ tục, trình tự việc LGBĐG trong soạn thảo và thẩm định; • Tính khả thi, bảo đảm nguyên tắc BĐG. • Luật ban hành VBQPPL- Văn bản có v/đ liên quan BĐG ? Ai xác định? Nếu cơ quan soạn thảo, thẩm định không xác định có v/đ giới?
LGBĐG trong việc thảo luận, biểu quyết dự án luật • Quốc hội thảo luận (báo cáo trình và báo cáo thẩm tra dự án luật) • việc tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng giới; • Tính khả thi của các biện pháp giải quyết v/đ giới; • Việc tuân thủ quy trình, thủ tục LGBĐG; • Những vấn đề khác liên quan đến bình đẳng giới. • Quốc hội biểu quyết dự án luật (phiên họp 1 và 2)
LGBĐG trong tiếp thu chỉnh lý dự án luật sau phiên họp 1 HĐDT, Uỷ ban của QH + cơ quan soạn thảo • Tiếp thu ý kiến thẩm tra, ý kiến thảo luận của QH - xác định lại, xác định bổ sung vấn đề giới, biện pháp giải quyết, nguồn lực thực hiện; - Đánh giá tác động giới bổ sung (nếu cần); • Chỉnh lý dự án luật- thẩm tra thảo luận tại kỳ họp 2- biểu quyết
2. ĐBQH với việc LGBĐG trong xem xét, thảo luận, biểu quyết dự án luật • ĐBQH là thành viên chuyên trách/không chuyên trách của HĐDT, các UB của QH: - tham gia thẩm tra; - thảo luận về LGBĐG trong dự án luật; - tham gia tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. • ĐBQH nữ:
2. ĐBQH với việc LGBĐG trong xem xét, thảo luận, biểu quyết dự án luật Các công cụ và kỹ năng cần có về LGBĐG: - Các khái niệm cơ bản; - Bộ công cụ LGBĐG; - Các kỹ năng cơ bản – phân tích giới, phản biện chính sách; tư vấn chuyên gia; vận động ủng hộ…..
Các khái niệm cơ bản(Luật bình đẳng giới, điều 5) 1.Giớichỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. 2.Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. 3.Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. 5.Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 6.Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. 7.Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. 8.Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. 9.Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Bộ công cụ LGG • Bước 1: Ai là người quyết định? • Bước 2: Vấn đề là gì? • Bước 3: Mục đích của việc lồng ghép giới là gì? • Bước 4: Chúng ta có những thông tin gì? • Bước 5: Sàng lọc vấn đề: Nghiên cứu và Phân tích • Bước 6: Thiết kế biện pháp thực hiện & Ngân sách • Bước 7: Ủng hộ – Giá trị gia tăng của việc lồng ghép giới • Bước 8: Thực thi và Giám sát – • Bước 9: Đánh giá – Chúng ta đã làm thế nào? • Bước 10: Phổ biến thông tin – Nhắc lại vấn đềgiới
LGG – tập trung vào “lăng kính” giới • Ba bước trong bộ công cụ có “lăng kính” đặc biệt về giới • Bước 2: Vấn đề là gì? – tập trung vào việc liệu luật có hoặc có thể có tác động khác nhau đối với nam và nữ không? • Bước 3: Mục đích của Lồng ghép giới là gì? - tập trung vào việc thực thi luật thế nào đểnam và nữ nhận được quyền lợi tối đa? • Bước 7: Ủng hộ – tập trung vào thực tế là cần có một chiến lược ủng hộ để “đưa ” việc lồng ghép giới vào giai đoạn xây dựng (và rà soát) pháp luật • Những bước này cho phép ĐBQH tập trung vào các vấn đề quan trọng về giới trong việc phân tích giới tỏng dự án luật
Xác định vấn đề giới và biện pháp giải quyết • Xác định vấn đề giới là xác định hình thức và mức độ bất bình đẳng giới • Xác định nguyên nhân và các yếu tố gây ra vấn đề bất bình đẳng giới • Xác định các biện pháp giải quyết vấn đề giới: thông tin, LGBĐG, thúc đẩy và huy động nguồn lực cần thiết • -Thể chế hoá các biện pháp giải quyết vấn đề giới trong dự án luật
Kỹ năng phân tích giới để xác định vấn đề giới và biện pháp giải quyết • Kỹ năng tham khảo ý kiến của các chuyên gia về giới • Kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu: điều tra, giám sỏt chuyên đề để có thêm thông tin về vấn đề giới • Kỹ năng lựa chọn: xem xét các chỉ số để đánh giá mức độ ưu tiên của vấn đề giới (cho điểm từng vấn đề về mức độ cần thiết, quan trọng, khả thi) • Kỹ năng thu hút sự tham gia của nam và nữ (ĐBQH, chuyên gia, cử tri…) trong phân tích giới • Kỹ năng đặt câu hỏi về vấn đề giới
Phân tích giới: Kỹ năng đặt câu hỏi • 5.1. Tỉ lệ nam và nữ có ngang bằng nhau không? khoảng cách giới là bao nhiêu? (điều kiện lao động, thời gian, vị trí, vai trò…..) • 5.2. Mục tiêu ưu tiên nào về bình đẳng giới? Có cần phải đặt ra mục tiêu nâng cao tỉ lệ nữ không? • 5.3. Có dấu hiệu nào khác về bất bình đẳng giới không? • Có phát hiện thấy nguyên nhân tiềm tàng nào của bất bình đẳng giới không? • 5.4.Có biện pháp nào để thực hiện mục tiêu đó không? • 5.5.Ai (nam và nữ, cơ quan/tổ chức) nào chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới? • Các bên liên quan có hiểu biết đầy đủ về giới và các vấn đề giới?, biên pháp • 5.6 Có tính đến tác động về giới của các biện pháp không?
Phân tích giới: Kỹ năng đánh giá tác động giới • Đánh giá tác động tâm lý- xã hội • Đánh giá xã hội có nhận thức, thái độ và hành vi như thế nào đối với việc LGG (có nhận thức đúng không, có ủng hộ không, có sẵn sàng tham gia thực hiện không) • Đánh giá nguyên nhân và các yếu tố tác động tới tính khả thi về mặt tâm lý xã hội của việc LGG • Đánh giá nhu cầu bình đẳng giới và nhu cầu LGG • Đề xuất giải phỏp nhằm nâng cao tính khả thi về mặt tâm lý xã hội, tức là điều chỉnh, định hướng và tạo dư luận xã hội ủng hộ việc LGG
Phân tích giới: Kỹ năng đánh giá tác động giới 2. Đánh giá tác động của văn bản QPPL (RIA) • Tên văn bản đề xuất • Mục đích và kết quả dự kiến • Vấn đề chính sách • Giải pháp (thể chế hoá chỉ là một giải pháp) • Tác động (chi phí- lợi ích) • Phân bố tác động (các nhóm đối tượng) • (Kết quả) Lấy ý kiến (tham vấn cộng đồng, ch/gia…) • Giám sát & Đánh giá
Thảo luận công khai Quốc hội Thảo luận công khai Cơ quan hoạch định CS Chính phủ Thảo luận công khai Cơ quan hoạch định CS Bộ Cơ quan hoạch định CS Đánh giá tác động văn bản là gì? – Một hệ thống • Hệ thống Đánh giá tác động • Phù hợp với chu trình hoạch định chính sách • Quy trình mang tính lặp lại • Đảm bảokhâu lấy ý kiến • Quy trình trao đổi thông tin • Cơ hội rà soát, xem xét kỹ • Giải quyết thách thức • Phương thức đảm bảo chất lượng
Các khía cạnh lợi ích của LGG (UNDP)-tăng cường sự ủng hộ 1. Công bằng và Bình đẳng:Luật Bình đẳng Giới 2. Tín nhiệm và Trách nhiệm: Phụ nữ = 50% dân số; những văn bản pháp quy và các chương trình của Chính phủ không nhằm giải quyết các nhu cầu của tất cả dân sốđều thiếu tín nhiệm và trách nhiệm 3.Hiệu quả và Tính bền vững: Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc thừa nhận những lợi ích về mặt kinh tế vĩ mô của việc bình đẳng giới; cần thiết để khai thác tiềm năng kinh tế và tối đa hóa việc đóng góp của nam và nữ vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội 4. Chất lượng cuộc sống: Lồng ghép giới nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các thành viên gia đình – tập trung vào những người bị thiệt thòi nhất trong xã hội sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người 5. Tăng cường đồng minh: Những cam kết của ASEAN, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới đối với việc lồng ghép giới sẽ tạo cơ hội cho các sự hợp tác, hỗ trợ