1 / 33

Đặc điểm dân số Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

Đặc điểm dân số Việt Nam và những khuyến nghị chính sách. Dương Trí Dũng. Lịch sử của ngành dân số. Sau 63 năm thành lập, lần đầu tiên vào năm 1993, Ban chấp hành trung ương Đảng có Hội nghị bàn về công tác DS-KHHGĐ.

bethan
Download Presentation

Đặc điểm dân số Việt Nam và những khuyến nghị chính sách

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Đặc điểm dân số Việt Nam vànhững khuyến nghị chính sách Dương Trí Dũng

  2. Lịch sử của ngành dân số • Sau 63 năm thành lập, lần đầu tiên vào năm 1993, Ban chấp hành trung ương Đảng có Hội nghị bàn về công tác DS-KHHGĐ. • Từ 1993 đến nay Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ • Năm 2003 quốc hội ban hành pháp lệnh dân số • Nghị quyết số: 47-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị v/v tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

  3. Cơ sở pháp lý • Nghị quyết số: 47-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 Bộ Chính trị: tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đề ra 2 mục tiêu sau: - Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hai con), tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta ở mức 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI. - Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  4. Cơ sở pháp lý (tt) • Kết luận số: 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS”, đã nhấn mạnh: - Kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con để nuôi dạy cho tốt, mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con để duy trì vững chắc mức sinh thay thế và quy mô dân số nước ta không quá 100 triệu người vào năm 2020, tạo cơ sở vững chắc để ổn định quy mô dân số ở mức 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI.

  5. Cơ sở pháp lý (tt) - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tổng thể nâng cao toàn diện các thành tố của chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần; từng bước nâng cao chỉ số phát triển con người của nước ta lên mức tương đương với các nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình trên thế giới. - Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh; xử lý nghiêm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

  6. Cơ sở pháp lý (tt) • Các chiến lược của chính phủ - Chiến lược Dân số - KHHGĐ, giai đoạn 1993-2000 - Chiến lược Dân số Việt Nam, giai đoạn 2001 – 2010 - Chiến lược Dân số VN, 2001-2010 đã kết thúc. Chiến lược mới đang được xây dựng đó là Chiến lược Dân số, sức khỏe sinh sản Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2020 Gần 20 năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vấn đề dân số, “công tác DS-KHHGĐ là một bộ phân quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu ở nước ta, là một giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội”

  7. Các nghị quyết của quốc hội

  8. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 1. Qui mô dân số lớn và mật độ dân số cao: Vào thời điểm 1-4-2009, Việt Nam có 85,79 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, mật độ lớn đến 259,02 người/km2. Chỉ có 4 nước dân số nhiều hơn và mật độ cao hơn VN

  9. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 2. Do đà tăng dân số nên mặc dù đã đạt mức sinh thay thế nhưng dân số vẫn tăng mạnh Mỗi năm số dân trong nước tăng thêm 1,018 đến 1,189 Triệu người tương đương số dân của 1 tỉnh

  10. Dự đoán dân số của 1 số nước

  11. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 3. Tỷ lệ trẻ em giảm mạnh, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và người cao tuổi tăng nhanh

  12. 3. Tỉ lệ trẻ em giảm mạnh • Ảnh hưởng đến giáo dục - Từ 1997-1998 đến 2007-2008, tổng số học sinh giảm 1,4 triệu. Sau 4 năm học, từ 2003-2004 đến 2007-2008 số học sinh THCS đã giảm 600 ngàn học sinh. Số học sinh THPT năm học 2007-2008 đã giảm hơn 10 vạn so với năm học trước. - Nếu mỗi lớp có 35 học sinh thì sau 10 năm đã giảm được 40.000 giáo viên. Nếu lương bình quân khoảng 1,5 triệu đồng/tháng/giáo viên thì một năm nhà nước tiết kiệm 720 tỷ đồng. Đã có thể giảm 20.000 phòng học

  13. 3. Lực lượng lao động tăng mạnh Ngoài ra tỉ lệ người cao tuổi cũng tăng nhanh từ 6,9 (1979) lên 8,9 (2009)

  14. 3. Cơ cấu dân số vàng

  15. 3. Cơ cấu dân số vàng Các tỉnh có DR > 60% Các tỉnh có DR 50 - 60% Các tỉnh có DR < 50%

  16. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 4. Sự mất cân bằng giới tính đã thu hẹp dần. Tuy nhiên sự mất cân đối giới tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng. Tỉ lệ giới tính khi lớn do điều tra dân số Tỉ lệ giới tính khi sinh (SRB) qua điều tra KHHGĐ và thẻ khám chửa bệnh Y tế

  17. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 5. Dân số phân bố không đều, mô hình di dân thay đổi - di dân có tổ chức chuyển sang di dân tự do - di dân từ đồng bằng – miền núi sang di dân nông thôn – đô thị - di dân quốc tế tăng - mục đích di dân đa dạng

  18. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 6. Tỉ lệ dân đô thị thấp nhưng tăng nhanh trong vòng 10 năm nay • Năm 1979 tỉ lệ dân đô thị nước ta là 19,2%. Năm 1989 chỉ có 19,8% nhưng đến năm 1999 có 23,7% và đến năm 2009 có 27,44%, kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 thì dân thành thị chiếm 29,6%. Tuy nhiên cũng có nhiều tỉnh thành tỉ lệ này thấp hơn 14% như Thái Bình 9,9%, Hưng Yên 12,3%, Sơn la 13,9%. • Ở Châu phi tỉ lệ này là 40% và thế giới là 50%

  19. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 7. Mức sinh đã giảm nhưng chưa ổn định và còn khác nhau giữa các vùng (tỉ suất sinh thô CBR là số người được sinh ra trong 1000 dân trong năm)

  20. Khác biệt mức sinh theo khu vực/vùng Tổng tỉ suất sinh là trung bình số trẻ em được sinh ra còn sống/người mẹ khi đến 50 t

  21. Tiết kiệm do giảm sinh • So với năm 1969, mức sinh đã giảm đi 50%,tức là đã giảm đi 1.524.800 ca sinh đẻ • Chi phí nuôi con: 1.500.000 x 5.000.000 đ/trẻ = 7.500.000.000.000 = 7.500 tỷ (1) • Chi phí cơ hội của mẹ: 1.500.000 x 750.000 x 4 tháng = 4500 tỷ (2) Cộng (1) và (2) được 12.000 tỷ đồng Đầu tư: 600 tỷ đồng. Hiệu quả: 12.000/600 = 20

  22. Mức sinh thay thế • Mức sinh thay thế tương ứng với tổng tỉ lệ sinh ở mức 2,1 - Nếu TFR ≤ 2,1: mức sinh thấp - Nếu 2,1 <TFR ≤ 2,3: mức sinh trung bình - Nếu 2,3 <TFR ≤ 2,5: mức sinh hơi cao - Nếu TFR >2,5: mức sinh cao

  23. TFR của các tỉnh ở Việt Nam 2009 Các tỉnh có TFR >2,5 Các tỉnh có 2,5 ≥ TFR >2,3 Các tỉnh có 2,3 ≥ TFR >2,1 Các tỉnh có 2,1 ≥ TFR

  24. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 8. Mức chết thấp và ổn định nhưng còn khác nhau đáng kể giữa các vùng - Năm 2008 tỷ suất chết thô của toàn quốc là 4,8‰ - vào loại thấp trên thế giới. - Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn cao. Năm 1999 cả nước có 36,7%, trong đó Đông Bắc là 40,8%, Lào cai 53,6% và Kontum có 82,6%. - Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm mạnh nhưng rất khác nhau giữa các vùng. Nếu tỷ lệ này ở ĐBSH là 11 ‰ thì ở Đông Bắc là 21‰; Tây Nguyên là 23‰.

  25. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 9. Chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao HDI (human development index) - Tỷ lệ SDD trẻ em thấp nhất là ở các TP Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, với thể nhẹ cân (5,3 - 12,6%) và thấp còi (6 - 23,4%). Trong khi ở các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Lào Cai lại cao nhất với thể nhẹ cân là 28,4 - 29,5% và thể thấp còi là 40,1 - 41,9%. - Nghị quyết 47/NQ-TW: Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  26. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 10. Qui mô gia đình nhỏ hơn nhưng phức tạp và dễ “vỡ” hơn - Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, giai đoạn 1977 - 1982, trung bình mỗi năm có 5.672 vụ ly hôn. Trong khi đó, chỉ riêng năm 1994 đã có 34.376 vụ, năm 1995: 35.684 vụ, năm 1996: 44.063 vụ, năm 2000: lên tới 51.361 vụ, năm 2002: 56.478 vụ, năm 2007: gần 70.000 vụ, gấp 13 lần so với giai đoạn 1977 - 1982!

  27. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 11. Sức khỏe sinh sản bị tổn thương và đang đứng trước những thách thức mới gay gắt - số ca nạo phá thai trong y tế nhà nước không tăng có khoảng 1,33 triệu ca trong đó trẻ em vị thành niên lên đến 300.000 ca - Tỉ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản cao, ở nông thôn dao động từ 32,8 -70,6% - Tỉ lệ vô sinh khá cao, chiếm khoảng 13 -15% của tổng các cặp vợ chồng

  28. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 12. Mặc dù hội nghị DS-PT đã hơn 15 năm và VN đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2003 nhưng tư duy về dân số của VN vẫn còn nặng về kế hoạch hóa gia đình. Tư duy về dân số - phát triển đã hình thành nhưng chưa rộng rãi và chưa áp dụng trong quy trình hoạch định kế hoạch, chính sách

  29. Dân số và vấn đề cấp bách hiện nay 13. Đã lồng ghép hoạt động dân số vào các hoạt động phát triển nhưng các kế hoạch phát triển chưa lồng các biến dân số và chưa có yêu cầu về luật pháp để thực hiện vấn đề này Với f: nữ, m: nam, x: tuổi, P: số lượng, a: nhu cầu

  30. 13. Chưa sử dụng các biến dân số • Nhiều tỉnh thừa giáo viên bậc phổ thông (Nghệ An thừa 3.400 giáo viên) • Đến 2012 phải hoàn thành chuyển chuyển 4000 nhà máy gây ô nhiễm phải di dời (Quyết định số 64/2003/QĐ –TTg) • Theo Quyết định 1544/QĐ-TTg ngày 14-11-2007 thì chỉ tiêu đào tạo theo chế độ cử tuyển của vùng núi phía Bắc và miền Trung, vùng ĐBCL và Tây Nguyên là như nhau không tính đến sự khác nhau giữa các vùng miền về quy mô dân số, số cán bộ y tế /1000 dân hiện nay.

  31. Kết quả thực hiện chiến lược dân số

  32. Kết quả thực hiện chiến lược dân số

  33. ChânThànhcámơnquývị đãquantâmlắngnghe

More Related