990 likes | 1.58k Views
HỌC PHẦN 4 LÝ LUẬN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QLHCNN II- CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HCNN III- CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ QLHCNN IV- CÁC CHỨC NĂNG CỦA QLHCNN.
E N D
HỌC PHẦN 4 LÝ LUẬN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QLHCNN II- CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HCNN III- CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ QLHCNN IV- CÁC CHỨC NĂNG CỦA QLHCNN
I- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1- Khái niệm. 1.1- Quản lý là gì?
Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau: - Chủ thể quản lý; - Đối tượng quản lý; - Khách thể quản lý; - Mục tiêu quản lý.
Quản lý Nhà nước là sự quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh các hành vi hoạt động của con người, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
Khái niệm trên có ý nghĩa sau: - Quản lý Nhà nước là sự quản lý xã hội đặc biệt.
- Sự điều chỉnh các hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Quản lý nhà nước do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện.
Là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành chính thực hiện, để duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
Khái niệm trên có ý nghĩa sau: - QHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp.
- QLHCNN là sự tác động có tổ chức, có điều chỉnh. + Tổ chức là gì? + Điều chỉnh là gì?
2- Đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nước.
2.1- Quản lý hành chính Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao, mệnh lệnh quản lý mang tính đơn phương.
- Tính quyền lực đặc biệt - Tính tổ chức rất cao - Tính mệnh lệnh đơn phương
2.2- Quản lý hành chính Nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
- Mục tiêu chiến lược: Là cái đích cần phải hướng tới trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Mục tiêu chiến lược (2001-2010) là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp...”
- Chương trình và kế hoạch: Là một văn bản dự kiến trước các hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm ban hành.
2.3- Quản lý hành chính Nhà nước có tính chủ động sáng tạo và linh hoạt
2.4- Quản lý hành chính Nhà nước đảm bảo tính công khai, dân chủ.
2.5- Quản lý hành chính Nhà nước đảm bảo tính liên tục ổn định trong tổ chức và hoạt động
2.6- Quản lý hành chính Nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao.
II- CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1- Khái niệm. Nguyên tắc QLHCNN là tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
2.1- Nhóm các nguyên tắc chung - Nguyên tắc Đảng lãnh đạo.
+ Nguyên tắc này được xác định trong hiến pháp (nguyên tắc hiến định).
+ Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chính sách, các tổ chức Đảng và đảng viên trong cơ quan, tổ chức.
+ Là nguyên tắc được quy định trong hiến pháp (điều 53 HP 1992 sđ).
+ Nhân dân lao động tham gia quản lý Nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Là nguyên tắc được hiến pháp quy định (điều 6 hp1992 sđ).
+ Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong qlhcnn:
+ Là nguyên tắc được hiến pháp quy định (đ 12 hp 1992 sđ).
. Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
. Phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh.
- Nguyên tắc công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân và dư luận xã hội
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
- Nguyên tắc phân định, kết hợp chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các tổ chức kinh tế.