1 / 38

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 PHÒNG TƯ PHÁP

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 PHÒNG TƯ PHÁP. GIỚI THIỆU LUẬT VIÊN CHỨC. Báo cáo viên:……………………. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2012. GIỚI THIỆU LUẬT VIÊN CHỨC. Kết cấu của Luật gồm 6 Chương và 62 Điều Chương I: Những quy định chung; Chương II: Quyền, nghĩa vụ của VC;

carver
Download Presentation

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 PHÒNG TƯ PHÁP

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3PHÒNG TƯ PHÁP GIỚI THIỆULUẬT VIÊN CHỨC Báo cáo viên:…………………… Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2012

  2. GIỚI THIỆU LUẬT VIÊN CHỨC Kết cấu của Luật gồm 6 Chương và 62 Điều Chương I:Những quy định chung; Chương II:Quyền, nghĩa vụ của VC; Chương III:Tuyển dụng, sử dụng VC; Chương IV:Quản lýVC; Chương V:Khen thưởng và xử lý vi phạm; Chương VI:Điều khoản thi hành. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.

  3. I. Những khái niệm cơ bản 1. Viên chức Là công dân VN được tuyển dụng theo vị trí v/làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) theo chế độ hợp đồng làm việc (HĐLV), hưởng lương từ quỹ lương của ĐVSNCL theo quy định của PL. Ví dụ: Giáo viên, bác sĩ, diễn viên đoàn nghệ thuật của Nhà nước… 2. Viên chức quản lý Là người được b/nhiệm giữ ch/vụ q/lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức (TC) thực hiện một hoặc một số công việc trong ĐVSNCL nhưng không phải là CC và được hưởng phụ cấp ch/vụ quản lý. Ví dụ: Phó Hiệu trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn các cơ sở giáo dục công lập.

  4. I. Những khái niệm cơ bản 3. Vị trí việc làm:Là công việc hoặc nh/vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc ch/vụ q/lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu VC để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và q/lý VC trong ĐVSNCL. 4. Chức danh nghề nghiệp:Là tên gọi thể hiện tr/độ và năng lực chuyên môn, ngh/vụ của VC trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

  5. I. Những khái niệm cơ bản 5. Công chức trong ĐVSNCL Người đứng đầu ĐVSNCL được NSNN cấp k/phí h/động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, CQ ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; UBND cấp tỉnh; TC chính trị - XH cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; CQ chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, CQ chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP). Ví dụ: Hiệu trưởng Trường đại học, cao đẳng, TCCN, THPT, THCS, tiểu học, mầm non công lập; Giám đốc Trung tâm GDTX… Công chức trong ĐVSNCL chịu sự điều chỉnh theo q/định của Luật CBCC năm 2008.

  6. I. Những khái niệm cơ bản 6. Đơn vị sự nghiệp công lập Là TC do CQ có thẩm quyền của Nhà nước, TC chính trị, TC chính trị - XH thành lập theo quy định của PL, có tư cách pháp nhân, cung cấp DV công, phục vụ QLNN. Ví dụ: Trường đại học, cao đẳng, TCCN, THPT, THCS, tiểu học, mầm non công lập; Trung tâm GDTX… * Phân loại - ĐVSNCL được giao quyền tự chủ hoàn toàn. - ĐVSNCL chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn.

  7. II. Nguyên tắc 1. Trong hoạt động nghề nghiệp của VC - Tuân thủ PL, chịu trách nhiệm trước PL trong quá trình thực hiện h/động nghề nghiệp. - Tận tụy phục vụ nhân dân. - Tuân thủ quy trình, q/định chuyên môn, ngh/vụ, đạo đức ngh/nghiệp và quy tắc ứng xử. - Chịu sự thanh tra, k/tra, giám sát của CQ, TC có thẩm quyền và của nhân dân.

  8. II. Nguyên tắc 2. Trong quản lý VC - Bảo đảm sự lãnh đạo của ĐCS VN và sự thống nhất QLNN. - Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu ĐVSNCL. - Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá VC được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí v/làm và căn cứ vào HĐLV. - Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với VC là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với CM, VC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với VC.

  9. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 1. Quyền của VC về hoạt động nghề nghiệp - Được PL bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp. - Được đào tạo, b/dưỡng nâng cao tr/độ ch/trị, ch/môn, ngh/vụ. - Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc. - Được cung cấp th/tin liên quan đến công việc hoặc NV được giao.

  10. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 1. Quyền của VC về hoạt động nghề nghiệp (tiếp theo) - Được quyết định vấn đề mang tính ch/môn gắn với công việc hoặc NV được giao. - Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc NV trái với q/định của PL. - Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo q/định của PL.

  11. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 2. Quyền của VC về hoạt động KD và làm việc ngoài thời gian quy định - Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc q/định trong HĐLV, trừ trường hợp PL có q/định khác. - Được ký HĐ vụ, việc với CQ, TC, đơn vị khác mà PL không cấm nhưng phải hoàn thành NV được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu ĐVSNCL.

  12. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 2. Quyền của VC về hoạt động KD và làm việc ngoài thời gian quy định (tiếp theo) Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty TNHH, công ty CP, công ty HD, HTX, bệnh viện tư, trường học tư và TC nghiên cứu KH tư, trừ trường hợp PL chuyên ngành có q/định khác. (Xem thêm Điều 13 Luật DN 2005 và Điều 37 Luật PCTN 2005)

  13. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 3. Nghĩa vụ của VC trong hoạt động nghề nghiệp - Thực hiện công việc hoặc NV được giao bảo đảm y/cầu về th/gian và chất lượng. - Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc NV. - Chấp hành sự phân công c/tác của người có thẩm quyền. - Thường xuyên học tập nâng cao tr/độ, kỹ năng ch/môn, nghiệp vụ.

  14. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 3. Nghĩa vụ của VC trong hoạt động nghề nghiệp (tiếp theo) - Khi phục vụ nhân dân, VC phải tuân thủ các q/định sau: + Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; + Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn; + Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; + Chấp hành các q/định về đạo đức nghề nghiệp. + Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. - Thực hiện các ngh/vụ khác theo quy định của PL.

  15. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 4. Những việc VC không được làm - Trốn tránh tr/nhiệm, thoái thác công việc hoặc NV được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công. - Sử dụng tài sản của CQ, TC, đ/vị và của nhân dân trái với q/định của PL. - Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần XH, tín ngưỡng, TG dưới mọi hình thức.

  16. III. Về quyền, nghĩa vụ của VC 4. Những việc VC không được làm (tiếp theo) - Lợi dụng h/động ngh/nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, ch/sách của Đảng, PL của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống VH, tinh thần của nhân dân và XH. - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện h/động nghề nghiệp. - Những việc khác VC không được làm theo q/định của Luật PCTN, Luật THTKCLP và các q/định khác của PL có liên quan.

  17. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 1. Hợp đồng làm việc (HĐLV) - HĐLV x/định th/hạn là HĐ mà trong đó hai bên x/định th/hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của HĐ trong khoảng th/gian từ đủ 12 - 36 tháng. HĐLV xác định th/hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào VC, trừ trường hợp q/định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này. HĐLV không x/định th/hạn là HĐ mà trong đó hai bên không x/định th/hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của HĐ. HĐLV không x/định th/hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong HĐLV x/định th/hạn và trường hợp CBCC chuyển thành VC theo q/định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.

  18. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 2. Chế độ tập sự - Người trúng tuyển VC phải thực hiện ch/độ tập sự, trừ trường hợp đã có th/gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện ch/môn, ngh/vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí v/làm được tuyển dụng. - Th/gian tập sự từ 03 - 12 tháng và phải được q/định trong HĐLV.

  19. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 3. Thay đổi nội dung HĐLV Trong quá trình thực hiện HĐLV, nếu một bên có yêu cầu thay đổi n/dung HĐLV thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sđổi/bsung n/dung liên quan của HĐLV. Trong th/gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo HĐLV đã ký kết. Tr/hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục th/hiện HĐLV đã ký kết hoặc thoả thuận ch/dứt HĐLV.

  20. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 4. Ký kết tiếp HĐLV Đối với HĐLV x/định th/hạn, trước khi hết hạn HĐLV 60 ngày, người đứng đầu ĐVSNCL căn cứ vào nhu cầu của đ/vị, trên cơ sở đ/giá khả năng hoàn thành NV của VC, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt HĐLV đối với VC. 5. Tạm hoãn HĐLV Việc tạm hoãn th/hiện HĐLV, chấm dứt HĐLV được thực hiện theo q/định của PL về lao động.

  21. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 6. Chấm dứt HĐLV - Khi VC chuyển công tác đến CQ, TC, đ/vị khác thì chấm dứt HĐLV và được g/quyết các cđộ/csách theo q/định của PL. - Khi VC được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ ch/vụ được PL q/định là CC tại ĐVSNCL hoặc có quyết định nghỉ hưu thì HĐLV đương nhiên ch/dứt.

  22. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 7. Các trường hợp ĐVSNCL đơn phương chấm dứt HĐLV với VC - VC có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không h/thành NV; - VC bị buộc thôi việc theo q/định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

  23. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 7. Các trường hợp ĐVSNCL đơn phương chấm dứt HĐLV với VC (tiếp theo) - VC làm việc theo HĐLV không x/định th/hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, VC làm việc theo HĐLV x/định th/hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. - Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác làm cho ĐVSNCL buộc phải thu hẹp quy mô, khiến v/trí v/làm mà VC đang đảm nhận không còn; - Khi ĐVSNCL chấm dứt hoạt động.

  24. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 8. Trách nhiệm thông báo của ĐVSNCL khi đơn phương chấm dứt HĐLV với VC - Khi đơn phương chấm dứt HĐLV, trừ tr/hợp q/định tại điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật này, người đứng đầu ĐVSNCL phải báo cho VC biết trước ít nhất 45 ngày đối với HĐLV không x/định th/hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với HĐLV x/định th/hạn. - Đối với VC do CQ q/lý ĐVSNCL th/hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt HĐLV do người đứng đầu ĐVSNCL quyết định sau khi có sự đồng ý bằng VB của CQ q/lý ĐVSNCL.

  25. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 9. Các trường hợp ĐVSNCL không được đơn phương chấm dứt HĐLV với VC - VC ốm đau hoặc bị tai nạn, đang đ/trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp q/định tại điểm c khoản 1 Điều 29 của Luật này; - VC đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những tr/hợp nghỉ khác được người đứng đầu ĐVSNCL cho phép; - VC nữ đang trong th/gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ tr/hợp ĐVSNCL chấm dứt h/động.

  26. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 10. VC làm việc theo HĐLV xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐ trong các trường hợp sau - Không được bố trí theo đúng vị trí v/làm, địa điểm làm việc hoặc không được b/đảm các đ/kiện làm việc; - Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng th/hạn; - Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; quấy rối tình dục.

  27. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 10. VC làm việc theo HĐLV xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐ trong các trường hợp sau (tiếp theo) - Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục th/hiện HĐ; - VC nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh; - VC ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng l/việc chưa hồi phục.

  28. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 11. VC làm việc theo HĐLV không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐ Không cần phải nêu lý do đơn phương chấm dứt HĐLV nhưng phải th/báo bằng VB cho người đứng đầu ĐVSNCL.

  29. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 12. Trách nhiệm thông báo của VC khi đơn phương chấm dứt HĐLV với ĐVSNCL -VC làm việc theo HĐLV không x/định th/hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐ nhưng phải th/báo bằng VB cho người đứng đầu ĐVSNCL biết trước ít nhất 45 ngày; tr/hợp VC ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày. -VC làm việc theo HĐLV x/định th/hạn phải th/báo bằng VB về việc đơn phương chấm dứt HĐLV cho người đứng đầu ĐVSNCL biết trước ít nhất 03 ngày đối với các tr/hợp q/định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều 29 của Luật này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp q/định tại điểm d khoản 5 Điều 29 của Luật này.

  30. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 13. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm - Không đủ sức khoẻ; - Không đủ năng lực, uy tín; - Theo yêu cầu nhiệm vụ; - Vì lý do khác.

  31. IV. Tuyển dụng, sử dụng VC 14. Chế độ thôi việc - Khi chấm dứt HĐLV, VC được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất v/làm hoặc chế độ BHTN theo q/định của PL lao động và PL BHXH, trừ tr/hợp q/định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này. - VC không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các tr/hợp sau: + Bị buộc thôi việc; + Đơn phương chấm dứt HĐLV mà vi phạm q/định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; + Chấm dứt HĐLV theo q/định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.

  32. V. Khen thưởng và xử lý kỷ luật VC 1. Khen thưởng: Theo quy định của Nhà nước. 2. Các hình thức xử lý kỷ luật VC: + Khiển trách; + Cảnh cáo; + Cách chức; + Buộc thôi việc. (Xem thêm Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ)

  33. VI. Một số nội dung khác 1. Điều kiện để VC được cử đi đào tạo: - Chuyên ngành đ/tạo phù hợp với vị trí v/làm và chức danh ngh/nghiệp của VC; - Có cam kết th/hiện NV, hải quan nghề nghiệp tại ĐVSNCL sau khi hoàn thành ch/trình đ/tạo trong th/gian ít nhất gấp 02 lần th/gian đ/tạo.

  34. VI. Một số nội dung khác 2. Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo: - Trong th/gian được cử đi đ/tạo, VC tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt HĐLV; - VC hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đ/tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, ch/nhận kết quả học tập; - VC đã h/thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ tr/cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ th/gian theo cam kết theo q/định.

  35. VI. Một số nội dung khác 3. Chuyển đổi giữa VC và CBCC - VC làm việc tại ĐVSNCL từ đủ 05 năm thì được xét chuyển thành CC không qua thi tuyển. - CC ĐVSNCL khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại thì được chuyển làm VC.

  36. VI. Một số nội dung khác 4. Giải quyết tranh chấp về HĐLV Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, th/hiện hoặc chấm dứt HĐLV được giải quyết theo q/định của PL về lao động. (Theo Điều 30 của Luật Viên chức)

  37. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Viên chức năm 2010; 2. Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ; 3. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ; 4. TS. Đinh Văn Ân - Hoàng Thu Hòa, Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Thống kê, năm 2006. 5. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2012.

  38. TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ QUAN TÂM THEO DÕI CỦA QUÝ THẦY, CÔ!

More Related