290 likes | 377 Views
Chi tiết xin xem tại: http :// mientayvn.com/dich_tieng_anh_chuyen_nghanh.html http://mientayvn.com/Tai_lieu_da_dich.html. GIỚI THIỆU VỀ OLED (Organic Light – Emitting Diode). Nội dung chính: Tổng quang về công nghệ OLED.
E N D
Chi tiết xin xem tại: http://mientayvn.com/dich_tieng_anh_chuyen_nghanh.html http://mientayvn.com/Tai_lieu_da_dich.html
GIỚI THIỆU VỀ OLED(Organic Light – Emitting Diode) • Nội dung chính: • Tổng quang về công nghệ OLED. • Thành phần cấu tạo và công đoạn chế tạo 1 tế bào OLED. • Cơ chế phát sáng của OLED. • Giới thiệu 1 số loại OLED và ứng dụng thực tế. • Ưu và nhược điểm của OLED.
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ OLED • Khái niệm: • Organic Light-Emitting Diode: Diode phát quang hữu cơ. • Là thiết bị thể rắn,cấu tạo từ nhiều lớp màng hữu cơ giữa 2 điện cực. • Có dòng điện chạy qua thì các lớp này sẽ phát sáng.(tự phát sáng) • Lý do chính phát triển và ứng dụng công nghệ OLED • Xét về khía cạnh năng lượng: OLED vượt trội hơn LED & LCD. • Xét về khía cạnh hiển thị: OLED cho hình ảnh sáng & rõ nét hơn LCD & LED. • Xét về mặt chế tạo: OLED có thể dễ dàng tạo thành những Tấm kích thước lớn hơn nhiều so với LCD & LED nhưng nhẹ và mỏng hơn
2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO 1 TẾ BÀO OLED • OLED đầu tiên chỉ có 1 lớp hữu cơ duy nhất là Poly Phenylene Vinylene được đặt giữa 2 điện cực.chỉ dày 100nm Về sau.để nâng cao hiệu quả thiết bị,người ta chế tạo OLED với 2 hoặc 3 lớp CATHODE ANODE Poly Phenylene Vinylene Tấm nền trong suốt
2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO 1 TẾ BÀO OLED • Gồm 3 phần chính: • Đế : thuỷ tinh,nhựa trong.Dùng để tạo khung cho OLED. • 2 điện cực: • Anode: • Trong suốt.* • Có chức năng tạo lỗ trống. • Cathode: • Có thể trong suốt.* • Có chức năng cung cấp e. • 2 lớp màng khác loại nhau: Hữu cơ hoặc Polymer * • Lớp dẫn (PolyAniline): Nối với Anode. Lỗ trống được hình thành trên lớp này. • Lớp phát sáng (PolyFluorence): Nối với Cathode. Các e được hình thành trên lớp này. • Bề dày 1 tế bào OLED vào khoảng 100 – 500 nanomet (nhỏ hơn 200 lần đường kính sợi tóc) không tính Đế.
Chiều ánh sáng phát ra • ng phát raChiều ánh sáng phát ra _ _ _ _ _ _ _ _ + + + + + + + + CATHODE (có thể trong suốt hoặc không) Tấm Nền (trong suốt) ANODE Lớp phát quang Lớp dẫn Tấm nền và Anode phải trong suốt: e + - e
2.1 THÀNH PHẦN ANODE VÀ CATHODE • Anode và Cathode: • Anode: • Được làm từ Indium Tin Oxide (ITO) vì: • Trong suốt. • Thúc đẩy việc tạo lỗ trống ở lớp dẫn nhanh hơn. • Cathode: • Thường được làm từ Bari hoặc Canxi • Phải phủ thêm một lớp nhôm vì: • Hiệu năng làm việc của Ba và Ca hơi thấp. • Dễ phản ứng hoá học với lớp tiếp giáp.làm hỏng tế bào OLED
2.2 THÀNH PHẦN CÁC LỚP HỮU CƠ • Được cấu thành chủ yếu là 2 dạng: • Các phân tử Hữu Cơ hoặc Polymer dẫn điện • Dạng 1: Phân tử nhỏ • Lần đầu tiên được chế tạo bởi Ts. Ching W Tang • Lớp dẫn (+): Tri Phenyl amine thường được sử dụng. • Lớp phát quang (-): Alq3 thường được sử dụng (Bức xạ Xanh lá) • Đóng vai trò điều chỉnh cường độ chùm bức xạ để thuốc nhuộm phát ra ánh sáng Vàng & Đỏ • Thuốc nhuộm Huỳnh Quang: PeryLene, Rubrene, Quinacridone và các dẫn xuất của chúng.
Tđế < 5000C Phương pháp ngưng tụ vật lý (PVD) 2.2 THÀNH PHẦN CÁC LỚP HỮU CƠ • Chế tạo: bằng phương pháp Bốc Bay Nhiệt trong chân không. Với một tác nhân cung cấp năng lượng,vật liệu cần phủ màng bị hóa hơi.
2.2 THÀNH PHẦN CÁC LỚP HỮU CƠ • Hạn chế: khó hiệu quả khi tạo màng trên các bề mặt có S lớn. • Ưu điểm: kiểm soát tốt quá trình lắng đọng chân không. • Tỉ lệ tạp thấp. • Màng có độ đồng nhất cao. • Thích hợp tạo màng nhiều lớp (OLED 2 – 3 lớp).
2.2 THÀNH PHẦN CÁC LỚP HỮU CƠ • Dạng 2: P – OLED (Diode phát sáng Polymer) • Lớp dẫn và lớp phát quang được làm từ loại Polymer dẫn điện • Lớp dẫn : Thường được làm từ PolyAniline. • Lớp phát sáng : thường được làm từ PolyFluorence. • Có khả năng hiển thị đầy đủ màu sắc tuỳ vào sự chênh lệch năng lượng giữa 2 lớp • Poly Phenylene Vinylene là lớp polymer được sử dụng đầu tiên trong P - OLED
Các lớp Polymer Nhờ tính dẫn điện rất tốt nên Polymer được sử dụng như thành phần chính để truyền dẫn các e và lỗ trống Cấu trúc 1 số loại Polymer dẫn:
2.2 THÀNH PHẦN CÁC LỚP HỮU CƠ • Chế tạo: Bốc Bay không phải là pp tối ưu. • Tạo màng bằng phương pháp phủ quay • Các giai đoạn phủ quay : • 1.Nhỏ dung dịch lên trung tâm bề mặt đế nền. • 2.Bắt đầu quay. • 3.Kết thúc quay. • 4.Bay hơi dung dịch dư và xử lý nhiệt cho màng. Đối với Cathode kim loại vẫn phải được Bốc Bay trong chân không
2.2 THÀNH PHẦN CÁC LỚP HỮU CƠ • Ưu điểm: • Tạo màng có độ tinh khiết và tính đồng nhất cao từ vật liệu Polymer ban đầu. • Cần nhiệt độ chế tạo thấp. • Khả năng tạo hình tốt. • Nhược điểm: • Chi phí(hao phí) cao đối với các loại vật liệu thô. • Hao hụt nhiều trong quá trình tạo thành màng. • Độ xốp cao • Dễ bị rạn nứt trong quá trình nung sấy.
3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA OLED. • Khi cấp nguồn cho 2 điện cực. • Anode lấy e từ lớp dẫn,tạo lỗ trống mang điện dương. • Cathode truyền tải các e vào lớp phát quang. • Quá trình phát quang xảy ra ở lớp phát quang khi lỗ trống chạy qua lớp này khi đó các e bị rơi vào mức năng lượng của lỗ trống (tái hợp) sau đó phát ra 1 bức xạ trong vùng khả kiến.
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • Hiện nay có một số loại OLED sau: • OLED ma trận thụ động (passive-matrix OLED) • OLED ma trận chủ động (active-matrix OLED) • OLED trong suốt (transparent OLED) • OLED phát sáng đỉnh (top-emitting OLED) • OLED gấp được (foldable OLED) • OLED trắng (white OLED)
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • OLED ma trận thụ động (PMOLED) • Cũng có cấu trúc cơ bản nhưng có sự khác biệt giữa Anode và Cathode.chúng là các dải được xếp vuông góc nhau.mỗi giao điểm là 1 Pixel.tín hiệu số được đưa vào để quy định cho pixel nào sẽ phát sáng và độ sáng như thế nào là tuỳ thuộc vào cường độ dòng điện đưa vào. • Các PMOLED dễ chế tạo nhưng chúng lại tiêu thụ nhiều điện năng hơn các loại OLED khác, chủ yếu là do nguồn điện cần cho mạch điện ngoài.
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • OLED ma trận chủ động (AMOLED) • AMOLED có cấu trúc cơ bản. Tuy nhiên lớp Anode sẽ phủ lên một tấm mạng lưới các transitor film mỏng (Thin Film Transitor hay TFT) tạo thành một ma trận các pixel. Bản thân tấm TFT là một mạch điện để xác định những pixel nào sẽ được bật để tạo ra hình ảnh. • AMOLED tiêu thụ ít điện năng hơn PMOLED + Có tốc độ làm tươi nhanh vào khoảng 0.01ms (so sánh với 2ms ở LCD) + Phù hợp để trình chiếu Video, màn hình tiết kiệm Pin cho thiết bị di động.
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • PMOLED & AMOLED
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • OLED trong suốt • OLED trong suốt được cấu tạo hoàn toàn từ các thành phần trong suốt, cho phép ánh sáng phát ra theo cả hai hướng. Có thể là PMOLED hay AMOLED. Được dùng làm màn hiển thị trên kính ô tô.
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • OLED phát sáng đỉnh • Các OLED phát sáng đỉnh có một tấm nền đục hoặc có thể phản xạ.Phù hợp nhất với kiểu thiết kế ma trận động. Có thể sử dụng trong các thẻ thông minh.
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • OLED gấp được • Tấm nền làm từ các lá kim loại mềm dẻo hoặc từ nhựa. Rất nhẹ và có tuổi thọ cao. Khi được dùng trong các thiết bị như điện thoại di động, tình trạng vỡ màn hình sẽ không còn xảy ra.
4. GIỚI THỆU SƠ LƯỢC 1 SỐ LOẠI OLED VÀ ỨNG DỤNG. • OLED trắng • Phát ra ánh sáng trắng sáng hơn, đồng nhất hơn và hiệu quả năng lượng hơn ánh sáng phát ra bởi đèn huỳnh quang. Các OLED trắng cũng có chất lượng ánh sáng của đèn sợi tóc. Do các OLED có thể chế tạo thành các tấm lớn nên chúng có thể dùng để thay thế các đèn huỳnh quang. Việc sử dụng các OLED trắng có thể giảm đám kể năng lượng cho việc chiếu sáng.
5. ƯU & NHƯỢC ĐIỂM CỦA OLED • Các ưu điểm của OLED • Lớp màng OLED Mỏng hơn, nhẹ hơn và mềm dẻo hơn các lớp tinh thể của LED hay LCD. • OLED sáng hơn LED. LED và LCD cần dùng thủy tinh để hỗ trợ và thủy tinh lại hấp thụ một phần ánh sáng trong khi OLED lại không cần. • OLED không cần chiếu sáng nền như LCD. Nên chúng tiêu thụ ít điện năng hơn nhiều so với LCD. • OLED có thể được làm thành các tấm có kích thước lớn. Với LED hay LCD điều này là rất khó khăn. • OLED tự phát ra ánh sáng nên chúng có một góc nhìn rộng hơn khoảng 170°
5. ƯU & NHƯỢC ĐIỂM CỦA OLED • Các nhược điểm của OLED • Thời gian sống - trong khi các tấm film OLED xanh và đỏ có thời gian sống lâu (khoảng 10 000 đến 40000 giờ), thì các tấm film xanh da trời hiện tại có thời gian sống ít hơn nhiều (chỉ khoảng 1000 giờ). • Chế tạo - Hiện tại các công đoạn chế tạo vẫn còn rất đắt. • Dễ hư – do được cấu tạo bởi hợp chất hữu cơ nên nước có thể dễ dàng làm hỏng OLED.
THE END XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI