0 likes | 12 Views
Rau chu00e2n vu1ecbt hay cu00f2n gu1ecdi lu00e0 rau cu1ea3i bu00f3 xu00f4i, lou1ea1i rau nu00e0y thu01b0u1eddng u0111u01b0u1ee3c tru1ed3ng u0111u1ec3 u0103n hou1eb7c lu00e0m thuu1ed1c. Rau chu00e2n vu1ecbt bu00e0 bu1ea7u u0103n u0111u01b0u1ee3c khu00f4ng?
E N D
Bà bầu ăn cải bó xôi được không? Nhắc đến cái tên rau chân vịt nhiều người có thể sẽ cảm thấy lạ lẫm, tuy nhiên nó còn được biết đến với một tên gọi khác là cải bó xôi. Đây là loại rau được đánh giá là vô cùng tốt với phụ nữ mang thai. Vậy thực hư, rau chân vịt bà bầu ăn được không? Xem thêm: bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì Bà bầu ăn cải bó xôi được không? Rau chân vịt là loại rau xanh đậm có rất nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Đây thực sự là “thực phẩm vàng” cho sức khỏe của mẹ bầu đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ như: Ngăn ngừa thiếu máu: Trong thời gian mang thai cơ thể mẹ luôn thiếu máu và nhu cầu cần sắt tăng lên từ 30% – 50%. Rau chân vịt giúp mẹ bổ sung thêm lượng sắt đồng thời ổn định cân nặng của thai nhi. Ổn định huyết áp: Huyết áp thay đổi thất thường là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Thành phần nitrat có trong rau chân vịt sẽ giúp mẹ duy trì huyết áp ở mức ổn định. Giảm đau nhức: Cơ thể mẹ sẽ đau nhức do sự phát triển của bé. Rau chân vịt chứa glycolipid có tính chống viêm cao giúp mẹ giảm bớt cơn đau trong thai kỳ. Ngăn ngừa táo bón: Trong rau chân vịt chứa nhiều chất xơ giúp tăng nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Tốt cho xương và răng: Rau chân vịt có chứa lượng canxi phong phú giúp phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Ngoài ra rau chân vịt còn giúp cải thiện chức năng thần kinh, cơ bắp và hệ tuần hoàn. Tăng sức đề kháng: Trong rau chân vịt có chứa vitamin A và C giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, nhờ đó sẽ giúp mẹ tránh được các bệnh về cúm mùa. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Nguồn acid folic dồi dào có trong rau chân vịt giúp hình thành ống thần kinh của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vậy, giúp ngăn ngừa
các dị tật như hở hàm ếch, sứt môi ở bé. Ngoài ra acid folic còn hỗ trợ sự phát triển của não bộ và cột sống của thai nhi, giúp mẹ tránh sinh non. Xem thêm: loại sắt cho bà bầu không gây táo bón Tác hại khi bà bầu ăn quá nhiều rau chân vịt Các mẹ bầu cũng không nên lạm dụng ăn nhiều rau chân vịt mà nên ăn đổi món nhiều loại rau khác nhau bởi ăn rau chân vịt quá nhiều có thể gặp một số vấn đề như: Dễ bị sỏi thận: Trong rau chân vịt có chứa acid oxalic- hợp chất làm cho cơ thể đào thải ra nhiều canxi. Đó chính là nguyên nhân gây ra sỏi thận, nhất trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Mẹ bầu ăn quá nhiều rau chân vịt còn có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Gây táo bón và đầy hơi: Ăn quá nhiều rau chân vịt sẽ làm cho dạ dày không kịp thích ứng. Từ đó gây ra hiện tượng táo bón và đầy hơi, làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong thai kỳ. Gây ra dị ứng salicylate: Khi ăn quá nhiều rau chân vịt, chất salicylate có trong rau sẽ gây chảy máu và làm chậm thời gian chuyển dạ. Vì vậy trong 3 tháng cuối mẹ bầu nên hạn chế ăn rau chân vịt. Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn Bà bầu ăn rau chân vịt như thế nào là đúng? Sau đây là một số lưu ý cho mẹ khi ăn rau chân vịt:
Mẹ nên rửa sạch và ngâm rau trong nước muối loãng để tránh nhiễm khuẩn và mẹ dễ gặp tình trạng tiêu chảy. Mẹ bầu tuyệt đối không được ăn rau chân vịt sống để đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ có thể kết hợp rau chân vịt kèm những thực phẩm khác để tăng hương vị và dưỡng chất. Mẹ bầu có thể nấu súp rau chân vịt, rau chân vịt nấu thịt băm hoặc tôm. Mẹ tránh kết hợp ăn rau chân vịt với đồ uống có cồn, có ga, cà phê,… Mặc dù trong rau chân vịt có chứa sắt nhưng cũng không thể cung cấp phần lớn lượng sắt cơ thể cần, ngoài rau chân vịt, mẹ cũng nên tích cực ăn đa dạng các loại rau và thực phẩm khác. Mẹ cũng nên sử dụng thêm viên sắt cho bà bầu nhằm đảm bảo đủ vi chất sắt cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì Như vậy, mẹ bầu có thể ăn rau chân vịt trong thời gian mang thai nhưng mẹ nên ăn đúng lượng, đúng cách mới có thể mang lại hiệu quả dinh dưỡng.