0 likes | 7 Views
Tru0129 khi mang thai gu00e2y ra nhu1eefng u1ea3nh hu01b0u1edfng tu1edbi su1ee9c khu1ecfe cu1ee7a bu00e0 bu1ea7u vu00e0 khiu1ebfn mu1eb9 gu1eb7p nhiu1ec1u bu1ea5t tiu1ec7n trong sinh hou1ea1t. Mu1eb9 hu00e3y u0111u1ecdc bu00e0i sau u0111u1ec3 biu1ebft cu00e1c cu00e1ch giu1ea3m u0111au tru0129 khi mang thai nhanh chu00f3ng, hiu1ec7u quu1ea3.
E N D
Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả Một trong các căn bệnh phổ biến, gây khó khăn và đau đớn cho các bà bầu là bệnh trĩ. Hãy cùng tìm hiểu và lưu ý lại cách thức điều trị và ngăn ngừa bệnh trị hiệu quả cho thai phụ. Xem thêm: bà bầu nên uống sắt dạng nước hay dạng viên Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả Vì đang mang thai nên các loại thuốc chữa bệnh trĩ các bà bầu đều không thể sử dụng được. Vì vậy, các bà bầu cần điều trị bệnh trĩ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như sau: Ngâm hậu môn với nước ấm Cách giảm đau trĩ khi mang thai mẹ có thể áp dụng ngay là ngâm hậu môn với nước ấm. Hơi nóng từ nước sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu, giảm tình trạng căng giãn tĩnh mạch máu ở búi trĩ. Hãy ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 20 phút tới khi nước nguội, tư thế ngồi với đầu gối hơi nâng lên để nước ấm tiếp xúc với hậu môn bị tổn thương. Tăng cường thêm chất xơ trong khẩu phần ăn Chất xơ có tác dụng tăng trọng lượng phân, tăng khả năng giữ nước, giảm pH trong ruột già, giảm thời gian phân nằm trong ruột già nên giúp cho phân mềm hơn, giảm đau khi đại tiện. Bổ sung chất xơ giúp giảm 50% tình trạng chảy máu khi bị trĩ. Mẹ bầu có thể tăng cường cả chất xơ hòa tan và chất xơ hòa tan bởi: Chất xơ hòa tan: Giúp hút nước chuyển thành dạng gel, làm chậm quá trình tiêu hóa. Chất xơ hòa tan có trong lúa mạch, các loại hạt, đậu, trái cây và rau củ..
Chất xơ không hòa tan: Giúp thức ăn đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn, tăng khối lượng phân. Chất xơ không hòa tan có thể tìm thấy trong rau, ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì.. Xem thêm: uống canxi nước hay viên tốt hơn Uống đủ nước mỗi ngày Bổ sung khoảng 8 cốc nước (tương đương 1.5-2 lít nước) giúp làm phân mềm hơn, mẹ đi ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên các bà bầu bị trĩ nên lưu ý tránh uống caffeine và đồ uống có cồn. Dành thời gian cho việc đi bộ Để giảm áp lực lên trực tràng, bà bầu nên tránh ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ mà hãy đứng lên vận động nhẹ nhàng mỗi 30 phút. Dành thời gian cho việc tập luyện như đi bộ giúp tăng cường nhu động ruột, phân sẽ bài tiết dễ hơn, giảm đau khi đi ngoài. Chườm đá lạnh tại vùng bị đau Đá lạnh sẽ giúp mạch máu trong búi trĩ bị căng giãn, sưng phồng co lại và nhanh giảm cơn đau. Mẹ có thể đặt viên đá lạnh vào miếng vải hay khăn bông sạch, chườm khoảng 15 phút. Lặp lại chườm thêm 10 phút nếu cần thiết. Xem thêm: sắt với canxi nên uống cách nhau bao lâu Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách Chọn mua các loại giấy vệ sinh chất lượng tốt để vệ sinh hậu môn. Thực hiện vệ sinh bằng nước sạch, tránh rửa xà phòng hay dung dịch rửa để không kích ứng, sau đó thấm khô với
khăn sạch. Mẹ cũng có thể dùng khăn ướt có thành phần lô hội hay cây phỉ nhưng không chứa cồn, nước hoa hay thành phần kích ứng khác. Sử dụng loại kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa Khi búi trĩ sưng đau và bị khô, mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm an toàn cho bà bầu như vaseline giảm cảm giác khó chịu. Hãy chọn loại kem dưỡng không có chất tạo màu, tạo mùi và có thành phần tự nhiên để tránh kích ứng. Dầu dừa cũng giúp dưỡng ẩm tự nhiên và rất lành tính. Cách giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả Để phòng ngừa bệnh trĩ trong thời gian mang thai, các mẹ bầu hãy thay đổi lối sống với việc thực hiện chế độ ăn cân bằng, giàu chất xơ, duy trì vận động thường xuyên, uống nhiều nước và tránh ngồi trong thời gian dài để giữ cho nhu động ruột hoạt động tốt, phòng ngừa táo bón để giảm nguy cơ bị mắc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh nhịn đi ngoài bởi điều này sẽ khiến phân cứng hơn, khô hơn và làm mẹ dễ bị trĩ hơn. Trong quá trình bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể và sử dụng các viên uống tăng cường vi chất, các mẹ cũng nên chú ý lựa chọn sử dụng các loại vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu để tránh gặp các tác dụng phụ như bị nóng trong, táo bón và làm tăng nguy cơ bị trĩ. Hãy mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng để đảm bảo chất lượng. Phụ nữ bị trĩ khi mang bầu là một vấn đề rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Có rất nhiều cách khác nhau để điều trị bệnh trĩ một cách an toàn cho bà bầu và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp được cho các mẹ nhiều thông tin hữu ích trong hành trình làm mẹ.