1 / 3

Mang bầu lần 3 nên tiêm uốn ván vào thời điểm nào

Mu1eb9 mang thai nu00ean tiu00eam phu00f2ng uu1ed1n vu00e1n giu00fap tu1ea1o hu1ec7 miu1ec5n du1ecbch chu1ed1ng lu1ea1i vi khuu1ea9n gu00e2y bu1ec7nh, bu1ea3o vu1ec7 su1ee9c khu1ecfe cho mu1eb9 vu00e0 bu00e9. Vu1eady tiu00eam uu1ed1n vu00e1n khi mang thai lu1ea7n 3 vu00e0o thu1eddi u0111iu1ec3m nu00e0o?

Download Presentation

Mang bầu lần 3 nên tiêm uốn ván vào thời điểm nào

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Mang bầu lần 3 nên tiêm uốn ván vào thời điểm nào? Tiêm phòng nhằm mục đích bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các loại vi sinh vật giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Theo các khuyến cáo, tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 vẫn rất quan trọng. Vậy tiêm uốn ván khi mang thai lần 3 vào thời điểm nào? Xem thêm: loại canxi nào uống không bị sỏi thận Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 có cần thiết? Uốn ván được hiểu là bệnh nhiễm trùng ác tính do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra thông qua những vết thương hở, hay gặp nhất ở trẻ em, phụ nữ trong quá trình sinh nở. Như mang thai lần 1 và lần 2, việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3 vẫn là yếu tố cần thiết. Mẹ được tiêm phòng uốn ván sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé trước nguy cơ mắc uốn ván trong quá trình chuyển dạ đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng uốn ván khi cắt rốn ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, hiệu quả của mũi tiêm uốn ván kéo dài đến khoảng 10 năm. Ở lần mang thai đầu, mẹ bầu thường được bác sĩ yêu cầu tiêm 2 mũi uốn ván. Khi mang thai lần thứ 2, việc tiêm vắc-xin uốn ván phụ thuộc vào thời gian mũi tiêm cuối cùng trước đó. Nếu khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin chưa đầy 5 năm thì mẹ chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin đã hơn 5 năm thì mẹ bầu cần tiêm đủ 2 mũi nhắc lại. Ở lần mang thai thứ 3, việc tiêm uốn ván cũng dựa trên lịch sử tiêm trước đó, số lượng mũi tiêm và lịch trình tiêm phòng có thể thay đổi so với lần mang thai đầu và lần thứ 2. xem thêm: uống sắt và axit folic cùng lúc được không Mang bầu lần 3 nên tiêm uốn ván vào thời điểm nào? Không phải lúc nào cũng cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở lần mang thai thứ 3. Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp của chị em phụ nữ dưới đây.

  2. Đối với lần tiêm cuối cùng mẹ bầu đã tiêm cách đây ít hơn 10 năm thì ở lần mang thai này mẹ không cần tiêm liều nhắc lại. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ bầu vẫn nên làm xét nghiệm nhằm đánh giá mức kháng thể còn lại trong cơ thể để biết chính xác có nên tiêm liều vắc xin nhắc lại hay không. Đối với mẹ bầu đã tiêm vắc xin lần cuối cùng cách thời điểm hiện tại hơn 10 năm thì khi mang thai lần 3 mẹ vẫn cần tiêm 2 mũi vắc xin nhắc lại. Mũi đầu tiên, mẹ nên tiến hành thực hiện khi em bé trong bụng đủ 20 tuần tuổi trở lên, tốt nhất là tiêm khi bé đủ 24 tuần tuổi. Mẹ bầu không nên tiêm phòng vắc xin uốn ván trong thời gian mang thai 3 tháng đầu bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi chưa ổn định và mẹ thường gặp phải tình trạng ốm nghén. Mũi thứ 2 mẹ nên tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và lưu ý tuyệt đối không đi tiêm phòng vắc xin uốn ván gần ngày dự sinh. Mẹ tiêm vắc xin uốn ván gần ngày sinh sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, thậm chí còn nguy hiểm hơn so với việc không tiêm phòng vắc xin uốn ván. Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu Việc tiêm uốn ván cho bà bầu là vô cùng quan trọng, cần thiết, tuy nhiên trong quá trình tiêm, bà bầu cần đặc biệt lưu ý: Theo dõi cơ thể: mẹ có thể gặp một số phản ứng phụ khi tiêm vắc xin uốn ván như mệt mỏi, sốt, đau nhức nơi tiêm, người lờ đờ,…Đây là các triệu chứng bình thường và có thể tự khỏi, tuy nhiên, nếu mẹ thấy cơ thể phản quá mạnh thì cần báo ngay với nhân viên y tế để được xử lý kịp thời. Giữ vết tiêm sạch sẽ: mẹ khi tiêm xong không nên chạm vào vết tiêm để tránh bị nhiễm trùng.

  3. Mẹ bầu sau khi tiêm cũng cần tuyệt đối không uống rượu, bia, tránh sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn khoa học, tích cực ăn đa dạng các loại thực phẩm vừa giúp cung cấp các chất dinh dưỡng vừa hạn chế phản ứng phụ khi tiêm. Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng viên uống bổ sung sắt và canxi nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể cần. Xem thêm: thứ tự uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho mẹ bầu Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào và 1 số lưu ý cần thiết khi đi tiêm. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể!

More Related